Mục lục
Hòa cùng công cuộc đổi mới của giáo dục về các hình thức dạy học, phương pháp dạy học trực quan ngày càng được áp dụng linh hoạt nhằm tích cực hóa các hoạt động của học sinh. Vậy phương pháp dạy học trực quan là gì và nên vận dụng như thế nào để đạt kết quả tốt nhất trong giảng dạy? Bài viết dưới đây của iSchool sẽ là câu trả lời chi tiết nhất cho bạn.
>> Xem thêm:
- 10 phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học
- Các kỹ thuật dạy học tích cực hiệu quả
- Giáo dục sớm là gì? Có cần giáo dục sớm cho trẻ không?
1. Phương pháp dạy học trực quan là gì?
Trong quá trình dạy học, phương pháp dạy học trực quan xuất hiện khá sớm. Để truyền đạt kiến thức cho học sinh tốt hơn, những phương tiện, đồ vật… có tác động đến giác quan người học đã được sử dụng như “công cụ” trợ giúp cho bài giảng. J.A.Comenxki (1592 – 1670) – nhà giáo dục vĩ đại người Slovakia đã viết trong cuốn sách Phép giảng dạy vĩ đại: “Giáo dục phải thích ứng với tự nhiên”. Nghĩa là, giáo dục cần gắn liền với thực tế – những điều học sinh có thể quan sát, giúp bài giảng thêm sinh động, không khô khan, giáo điều.
Cụ thể, phương pháp dạy học trực quan là hình thức dạy học sử dụng những phương tiện dạy học trực quan như: Bản đồ, sơ đồ, video, tranh ảnh, các thí nghiệm… giúp người học nhận biết hình dạng, đặc điểm bên ngoài của sự vật – hiện tượng, từ đó dễ dàng tiếp thu kiến thức.
Phương pháp giáo dục này phù hợp với đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học – Những bạn nhỏ rất hiếu động, hay tò mò và muốn tìm hiểu về thế giới xung quanh. Vì vậy, khi huy động các giác quan để nhìn, nghe, sờ, ngửi, nếm… sẽ giúp học sinh thêm hứng thú để lĩnh hội tri thức.
>> Xem thêm:
- 15+ Thí nghiệm STEM dễ làm và vui nhộn cho trẻ mầm non
- Thí nghiệm cho trẻ mầm non khoa học và vui nhộn
2. Phương pháp trực quan ở mầm non là như thế nào?
Giáo dục mầm non là bậc học học đầu tiên trong hệ thống giáo dục, đóng vai trò nền tảng cho sự phát triển toàn diện của trẻ em sau này. Đây là giai đoạn quan trọng để trẻ hình thành nhân cách, rèn luyện những kỹ năng sống cần thiết và khơi dậy những năng lực tiềm ẩn trong bé. Theo đó, phương pháp trực quan là một trong những phương pháp dạy học tích cực cho những “bước đi” đầu tiên của trẻ. Phương pháp dạy học này được thể hiện dưới hai hình thức minh hoạ và trình bày, cụ thể là:
- Trình bày gắn liền với các thí nghiệm, chiếu phim, những thiết bị kỹ thuật… nhằm mang lại góc nhìn rõ nét, sinh động nhất cho người học. Từ những phương tiện đó, các mô hình đại diện cho hiện thức được hiện lên một cách khách quan nhất, phù hợp trong môi trường sư phạm.
- Những minh họa bằng hình ảnh, bản đồ, chữ cái, hình vẽ… giúp hiện thực hóa kiến thức mới cho trẻ.
>> Xem thêm:
- Tổng quan về giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ mầm non
- Phương pháp Reggio Emilia – Phương pháp giáo dục trẻ mầm non hiện đại
- 12 Kỹ năng sống cho trẻ mầm non cần thiết nhất
3. Ưu nhược điểm của phương pháp dạy học trực quan cho trẻ
3.1. Ưu điểm của phương pháp trực quan
Phương pháp dạy học trực quan cho trẻ mang đến những ưu điểm như:
- Học sinh hiểu sâu các khái niệm: Phương pháp trực quan giúp học sinh gọi tên sự vật trên cơ sở quan sát sự vật, từ đó giúp trẻ hình thành nhận thức. Đồ dùng trực quan là phương tiện giúp trẻ hiểu sâu bản chất kiến thức, trẻ dễ dàng nhận biết và tiếp thu bài học một cách hứng thú nhất. Đồng thời, khi áp dụng phương pháp này, giáo viên có thể kết hợp cùng phương pháp làm việc nhóm, phương pháp học tập hiệu quả, phương pháp đàm thoại… để kích thích sự chủ động của trẻ.
- Học sinh dễ dàng ghi nhớ kiến thức và vận dụng linh hoạt: Đồ dùng trực quan có tính chất minh họa, trình bày sẽ giúp trẻ nhớ kỹ, tạo được dấu ấn trong tiềm thức và dễ dàng áp dụng trong thực tế. Có thể nói, phương pháp dạy học trực quan còn góp phần tạo biểu tượng và hình thành các khái niệm, giúp trẻ phát triển khả năng quan sát, tưởng tượng. Đồng thời, phương pháp này giúp phát triển tư duy cho trẻ hiệu quả.
>> Xem thêm: Cách nuôi dạy con theo phương pháp Montessori hiệu quả
3.2. Nhược điểm của phương pháp dạy học trực quan
Bên cạnh những ưu điểm, phương pháp dạy học trực quan cho trẻ cũng tồn tại một số nhược điểm như:
- Học sinh dễ mất tập trung: Ở lứa tuổi mầm non, các bé thường hiếu động, tò mò và dễ bị cuốn hút vào những chi tiết nhỏ lẻ, dẫn đến trẻ dễ mất tập trung. Nếu giáo viên không định hướng rõ ràng cho trẻ trong việc sử dụng hình ảnh, biểu đồ, video… trẻ sẽ khó tiếp thu được bài học.
- Giáo viên cần đầu tư nhiều thời gian: Để có một bài giảng thu hút sự tập trung của học sinh, giáo viên cần dành nhiều thời gian để liệt kê lại những sở thích của trẻ, nhằm xây dựng nội dung giảng dạy phù hợp và hiệu quả. Bên cạnh đó, việc chuẩn bị tài liệu, phương tiện minh họa cũng rất quan trọng trong phương pháp dạy học này.
>> Xem thêm: Phương pháp giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non hiệu quả
4. Quy trình tiến hành phương pháp dạy học trực quan
Để có những tiết học trực quan bổ ích, đạt hiệu quả, giáo viên cần quan tâm đến quy trình tiến hành phương pháp dạy học trực quan, cụ thể là:
- Giáo viên cần chuẩn bị hình ảnh, biểu đồ, video… về chủ đề bài học. Các hình ảnh, video, thí nghiệm cần được xem xét kỹ lưỡng để đúng với lứa tuổi, văn hóa, không chứa các nội dung sai lệch, phản cảm.
- Giáo viên treo đồ dùng minh họa, tranh ảnh, các vật dụng thí nghiệm… và định hướng quan sát cho các em.
- Trình bày chi tiết nội dung có trong hình ảnh, bản đồ, video. Với các dụng cụ thí nghiệm, giáo viên tiến hành thí nghiệm trước để học sinh quan sát.
- Giáo viên hãy yêu cầu một vài học sinh trình bày lại nội dung đoạn video, nội dung hình ảnh hay cách thức tiến hành thí nghiệm và các em học được những gì từ những điều đó.
- Giáo viên soạn sẵn câu hỏi nhằm giúp học sinh vận dụng những gì được thấy để trả lời, từ đó các em hiểu bài và nhớ kỹ hơn.
Tùy vào mục đích, giáo viên có thể chia thành nhiều phương pháp dạy học trực quan như:
- Căn cứ theo mức độ tổ chức quan sát: Quan sát có sự sắp xếp, bố trí của giáo viên hoặc quan sát tự nhiên.
- Căn cứ theo cách thức quan sát: Quan sát gián tiếp, quan sát trực tiếp.
- Căn cứ theo phạm vi quan sát: Quan sát các khía cạnh, quan sát toàn diện.
- Căn cứ theo thời gian: Quan sát dài hạn và quan sát ngắn hạn.
Do đó, giáo viên có thể lên kế hoạch cụ thể, lựa chọn phương pháp dạy học trực quan phù hợp với tiết học và bài giảng của mình để mỗi tiết học là một buổi thảo luận sôi nổi, mang lại hiệu quả dạy học tốt nhất.
5. Một số lưu ý khi vận dụng phương pháp trực quan trong dạy học
Để có những giờ học trực quan bổ ích, tạo hứng thú cho trẻ, giáo viên cần đảm bảo những yêu cầu khi vận dụng phương pháp dạy học trực quan sau:
- Giáo viên cần hiểu tâm lý trẻ em, từ đó trình bày logic, khoa học, rõ ràng nhằm thu hút sự chú ý của trẻ.
- Hình ảnh, tài liệu minh họa cùng các phương tiện học tập khác phải có tính thẩm mỹ, màu sắc bắt mắt để thu hút và kích thích sự tìm tòi của trẻ. Bên cạnh đó, tránh lạm dụng hình ảnh khiến trẻ mất hứng thú học tập, thậm chí sợ học. Điều này không chỉ giúp cho việc giáo dục phát triển thẩm mỹ cho trẻ mầm non đến Trung học một cách hiệu quả mà còn giúp trí não bé phát triển.
- Giáo viên cần chú ý tới các đồ dùng trực quan khi dùng với từng học sinh hay khi trẻ tự học. Các giáo viên nên trao đổi với phụ huynh để cùng vận dụng và tăng hiệu quả trong việc giáo dục trẻ.
Qua những chia sẻ về phương pháp dạy học trực quan ở trên, hy vọng giáo viên và các bậc phụ huynh có thể hiểu và vận dụng phương pháp này một cách hiệu quả. Từ đó, học sinh có cơ hội chủ động, sáng tạo, mở rộng vốn sống và phát huy những thế mạnh của mình trong học tập và nghiên cứu sau này.
Nếu quan tâm đến các chương trình học, các hoạt động về kỹ năng sống cho trẻ và những phương pháp giáo dục đang được áp dụng trong giảng dạy tại iSchool, các bậc phụ huynh có thể liên hệ với đội ngũ tư vấn thông qua 2 hình thức dưới đây để được hỗ trợ:
- Điện thoại: 0789 166 588
- Email: info@ischool.edu.vn
>> Quý phụ huynh có thể tìm hiểu thêm:
- Phương pháp Glenn Doman là gì? Tìm hiểu về chương trình Glenn Doman
- Phương pháp Montessori cho trẻ ba mẹ cần biết
- Tìm hiểu về phương pháp Shichida trong giáo dục trẻ
Tags: phương pháp Steiner, phương pháp giáo dục STEM cho trẻ mầm non, phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non, phương pháp dạy học ở tiểu học, phương pháp dạy học dự án