Mục lục
- Phương pháp học tập là gì?
- Phương pháp học tập có vai trò gì?
- Các phương pháp học tập hiệu quả nhất cho học sinh, sinh viên có thể bạn chưa biết
- 1. Đặt mục tiêu học tập rõ ràng, cụ thể
- 2. Phân chia thời gian học hiệu quả
- 3. Vận dụng phương pháp tổng hợp thông tin
- 4. Phân chia công việc hợp lý, hiệu quả
- 5. Áp dụng những gì đã học để thực hành
- 6. Thảo luận theo nhóm là một phương pháp học tập hiệu quả
- 7. Trong quá trình học cần thường xuyên trao đổi, thảo luận với giáo viên
- 8. Nâng cao tư duy phản biện bằng cách đặt câu hỏi
- 9. Bạn nên tập trung làm tốt một việc
- Ví dụ về phương pháp học tập hiệu quả
Học tập luôn là vấn đề được coi trọng hàng đầu hiện nay bao gồm cả học về văn hoá lẫn các kiến thức chuyên môn. Và mỗi người trong chúng ta đều có cách riêng để tiếp cận với sự nghiệp học tập. Do đó, mỗi cá nhân đều cần có một phương pháp học tập mang lại hiệu quả tốt nhất. Hiểu rõ điều này, trong bài viết dưới đây, iSchool sẽ giúp bạn tìm ra được phương pháp học tập hiệu quả dành riêng cho mình.
Phương pháp học tập là gì?
Phương pháp học tập được định nghĩa là những phương thức hình thành một lộ trình cụ thể cho học sinh trong suốt quá trình học tập nhằm giúp học sinh đạt được kết quả tốt, nắm bắt được những kiến thức hữu ích cũng như vận dụng nội dung bài học vào thực tế một cách đúng đắn.
>> Xem thêm:
- 6 phương pháp giáo dục nổi tiếng nhất
- Các phương pháp dạy học tích cực hiệu quả
- Các kỹ thuật dạy học tích cực hiệu quả
Phương pháp học tập có vai trò gì?
Phương pháp học tập hiệu quả sẽ giúp học sinh thuận lợi hơn trong quá trình tiếp thu và trau dồi kiến thức, từ đó tạo ra động lực thúc đẩy bản thân ngày càng phát triển hơn.
Các phương pháp học tập hiệu quả nhất cho học sinh, sinh viên có thể bạn chưa biết
Nhằm đáp ứng nhu cầu học tập và phát triển bản thân một cách toàn diện của học sinh. Sau đây, iSchool gửi đến các bạn những phương pháp học tập hiệu quả đã được các chuyên gia hàng đầu chứng minh.
>> Xem thêm: Các phương pháp dạy học ở tiểu học
1. Đặt mục tiêu học tập rõ ràng, cụ thể
Nền tảng đầu tiên để xây dựng phương pháp học tập hiệu quả đó là bạn cần có một mục tiêu cụ thể và rõ ràng. Thông qua mục tiêu được đặt ra, các bạn sẽ hiểu được bản thân thích hợp và không thích hợp với điều gì.
Việc thiết lập mục tiêu sẽ giúp bạn tránh hoang mang và mất thời gian với những định hướng sau này. Đồng thời, đây cũng chính là động lực cho bạn phấn đấu trong học tập.
2. Phân chia thời gian học hiệu quả
Quản lý và tận dụng thời gian hợp lý có nghĩa là bạn phải biết cách cân bằng khối lượng thời gian học tập với những hoạt động vui chơi giải trí và các mối quan hệ xung quanh mình. Quản lý thời gian tốt sẽ giúp bạn hạn chế những áp lực cũng như không bị chán nản với việc học.
3. Vận dụng phương pháp tổng hợp thông tin
Trong thời đại kỹ thuật số hiện nay, công nghệ đóng góp vai trò rất quan trọng trong lĩnh vực giáo dục. Tuy nhiên, chúng ta cần có phương pháp tổng hợp thông tin một cách đúng đắn nhất để không gặp phải tình trạng “bơi” trong một bể kiến thức rộng lớn của Internet.
4. Phân chia công việc hợp lý, hiệu quả
Phương pháp phân chia công việc là một trong những phương pháp học tập không thể thiếu, bởi nếu bạn biết cách sắp xếp công việc hợp lý, nó sẽ khiến việc học của bạn diễn ra thuận lợi hơn. Với phương pháp này, các bạn hãy linh hoạt sắp xếp môn học theo từng thời gian cụ thể, không nên học một môn nhiều giờ liên tiếp, điều này sẽ giúp bạn không cảm thấy chán nản hay mệt mỏi.
5. Áp dụng những gì đã học để thực hành
Bên cạnh việc học các lý thuyết rập khuôn, học sinh cần được áp dụng những kiến thức được học vào thực tế, điều này biểu hiện sự hiểu biết và nắm bắt bài học như thế nào của mỗi cá nhân học sinh.
Để thực hiện phương pháp này hiệu quả, mỗi học sinh thường được làm những bài kiểm tra tổng hợp kiến thức, nếu học sinh nhận điểm kém chứng tỏ học sinh học vẹt hoặc không có kiến thức về môn học đó.
6. Thảo luận theo nhóm là một phương pháp học tập hiệu quả
Trong học tập, phương pháp làm việc nhóm được đánh giá rất cao. Bởi trong một nhóm 4, 5 người sẽ có những bạn mạnh về một lĩnh vực khác nhau nên chúng ta có thể bổ sung kiến thức cho nhau. Làm việc nhóm sẽ tạo cho bạn một môi trường học tập lành mạnh dựa trên nguyên tắc trao đổi, tổng hợp những kiến thức thiếu sót.
7. Trong quá trình học cần thường xuyên trao đổi, thảo luận với giáo viên
Trao đổi và thảo luận việc học với giáo viên sẽ giúp bạn rất nhiều trong môi trường giáo dục cũng như phát triển mối quan hệ của giáo viên và học sinh thân thiết hơn. Bên cạnh đó, việc trao đổi với giáo viên còn giúp bạn giải quyết những vướng mắc trong học tập và từ đó giáo viên sẽ biết được những hạn chế của bạn đối với môn học đó nhằm có định hướng tốt hơn cho bạn.
8. Nâng cao tư duy phản biện bằng cách đặt câu hỏi
Trong suốt quá trình học tập, việc đặt câu hỏi phản biện rất quan trọng. Điều này giúp học sinh bổ sung kiến thức toàn diện cũng như hình thành tư duy phản biện sắc bén. Ngoài ra, đặt câu hỏi phản biện còn giúp học sinh tăng khả năng lập luận cũng như giữ vững quan điểm của mình. Từ đó, tất cả kiến thức được bổ sung và ghi nhớ lâu hơn.
9. Bạn nên tập trung làm tốt một việc
Vấn đề làm quá nhiều việc cùng một thời điểm sẽ khiến não bộ của bạn hoạt động quá mức khiến hiệu quả công việc bị giảm xuống. Do đó, bạn cần tập trung làm một việc để tránh mất thời gian cũng như đạt được thành công trong công việc đó.
Ví dụ về phương pháp học tập hiệu quả
Một ví dụ về phương pháp học tập hiệu quả mà bạn có thể tham khảo đó là bạn hãy ghi chép lại các kiến thức đã học để tổng hợp những điểm quan trọng của bài học cũng như nhớ lâu hơn. Ngoài ra, bạn nên đọc thêm các tài liệu liên quan để mở rộng kiến thức của bản thân và có thể trao đổi với bạn bè hoặc giáo viên để phát huy tinh thần học tập tốt nhất.
Thông qua bài viết này, iSchool hy vọng các bạn học sinh đã nắm rõ phương pháp học tập hiệu quả là gì? Và có thể xây dựng cho bản thân một lộ trình học tập hợp lý để đạt được kết quả học tập tốt nhất. Chúc các bạn thành công trên con đường học vấn của mình.
>> Tham khảo thêm:
- Phương pháp giáo dục Montessori cho trẻ
- Dạy con học toán theo phương pháp Glenn Doman
- Phương pháp dạy tiếng Anh cho bé hiệu quả
Tags: phương pháp Steiner, phương pháp Reggio Emilia, phương pháp Shichida, phương pháp STEAM, phương pháp giáo dục STEM cho trẻ mầm non, phương pháp dạy học dự án, phương pháp dạy học trực quan