Kỷ luật tích cực là một mô hình kỷ luật tập trung vào các khía cạnh tích cực của hành vi. Với kỷ luật tích cực, người chăm sóc và các nhà giáo dục có thể củng cố và khuyến khích các hành vi tốt của trẻ và loại bỏ các hành vi không mong muốn.

giáo dục trẻ toàn diện cùng bộ quy tắc 4 quy tắc kỷ luật

Kỷ luật tích cực được chứng minh với tính hiệu quả cao hơn trong việc giáo dục trẻ

Trẻ em được dạy cách kiểm soát bản thân, chịu trách nhiệm và suy nghĩ về cách hành động của chúng ảnh hưởng đến bản thân và người khác là mục tiêu của kỷ luật tích cực. Mô hình này, nói cách khác, dạy trẻ em trở thành thành viên có trách nhiệm và tôn trọng cộng đồng dựa trên sự gần gũi, văn minh và thuyết phục.

Tại sao bạn nên sử dụng kỷ luật tích cực?

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ em được sinh ra có nhu cầu kết nối với người khác. Khi trẻ em cảm thấy có mối liên hệ mật thiết với gia đình, trường học và cộng đồng sẽ ít có khả năng có những hành động sai lệch chuẩn mực. Để trở nên hòa nhập với cộng đồng, trẻ em cần học các kỹ năng sống và hành vi xã hội phù hợp. Kỷ luật tích cực thực sự mang đến những kỹ năng cần thiết này.

Phụ huynh và các nhà giáo dục, hơn nữa, đều hiểu một điều hiển nhiên là trẻ em cần có giới hạn. Khi đang phát triển và học hỏi về thế giới, trẻ cần hiểu những hành vi chấp nhận được ở nhà, ở trường và trong cộng đồng của chúng. Ranh giới kiểm soát hành vi cũng khiến trẻ cảm thấy an tâm. Trẻ cần một không gian an toàn để học hỏi và mắc lỗi và tìm hiểu về thế giới này, như cách tiếp cận phù hợp mà kỷ luật tích cực hướng đến.

Giáo dục trẻ toàn diện cùng với 4 quy tắc kỷ luật tích cực

Phụ huynh cần áp dụng những phương pháp nào để giáo dục trẻ?

Một số phương pháp nuôi dạy con tích cực là gì?

Có rất nhiều những quan điểm về những phương pháp dạy con tích cực được đề xuất từ các nghiên cứu khoa học, chuyên gia và nhà giáo dục. Điểm chung của các quan điểm trên đều xoay quanh 4 quy tắc giao tiếp giữa phụ huynh và trẻ. Cùng iSchool tìm hiểu 4 quy tắc đó nhé!

Đặt ra giới hạn rõ ràng

Cha mẹ nên tạo ra các quy tắc rõ ràng, công bằng và tất cả mọi người trong gia đình, bao gồm cả cha mẹ nên tuân theo các quy tắc này. Ví dụ, nếu trẻ em không được phép nói những lời nghịch ngợm trong các buổi gặp mặt họ hàng, thì người lớn cũng không nên.

Các quy tắc có thể được đưa ra trong một cuộc họp gia đình và trẻ em nên có tiếng nói. Bằng cách này, trẻ em có trách nhiệm tuân theo các quy tắc mà chúng đã tạo ra. Khi trẻ cư xử không đúng mực, cha mẹ nên tử tế nhưng kiên quyết trong phản ứng với hành vi của trẻ.

Lắng nghe và thấu hiểu

Lắng nghe con bạn cho thấy rằng bạn thực sự thấu hiểu và tôn trọng con. Bạn nghiêm túc thừa nhận những điều con chia sẻ là quan trọng. Khi trẻ cảm thấy được tôn trọng, trẻ cũng sẽ tôn trọng bạn và những người khác. Thông qua việc lắng nghe, con bạn học cách coi trọng bản thân và tin tưởng gia đình.

Kiến tạo động lực nội tại

Kỷ luật tích cực giúp nuôi dưỡng ý thức về động lực nội tại. Nếu con bạn thực sự có động lực để cư xử tốt, thì chắc chắn không có lý do gì để con làm sai. “Đây là điều đúng đắn. Là trẻ ngoan, con sẽ phải làm điều đúng đắn” chính là nội dung bạn cần lồng ghép khi nuôi dạy con tích cực.

Khen ngợi hành vi tích cực

Hãy dành cho con nhiều lời khen ngợi khi bé thể hiện hành vi tốt và cụ thể hoá, chi tiết hoá những điều cha mẹ đang khen ngợi. Bỏ qua sự nghịch ngợm nhỏ nhặt, chú trọng vào các hành vi đúng đắn, trẻ sẽ tìm kiếm những việc tốt để thực hiện. Dần dần việc tốt trở thành các thói quen, phát triển tích cách và bản chất của con trở nên chuẩn mực, văn minh.

Giáo dục trẻ toàn diện cùng với 4 quy tắc kỷ luật tích cực

Lắng nghe cho thấy rằng bạn thực sự thấu hiểu và tôn trọng con

Tự hào là biểu tượng giáo dục Việt trong nền giáo dục hội nhập Quốc tế, iSchool luôn đặt kỷ luật tích cực là một trong những điểm mạnh của phương pháp và chương trình giáo dục. Đồng hành cùng phụ huynh, iSchool chú trọng vào việc thay đổi cách cư xử tích cực, tăng ý thức tự kỷ luật, tinh thần trách nhiệm học sinh và cải thiện các mối quan hệ bạn bè, gia đình và xã hội. iSchool cùng trẻ kiến tạo tương lai!