Mục lục
Tư duy phát triển là một khả năng tư duy nhận thức quan trọng giúp con người phá bỏ những giới hạn và trở nên tốt hơn mỗi ngày. Điều này đặc biệt có ý nghĩa cho sự phát triển toàn diện của trẻ em. Vậy về bản chất, tư duy phát triển là gì và làm cách nào để rèn luyện lối tư duy này hiệu quả? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết hơn!
>> Xem thêm:
- Dạy học phát triển năng lực là gì?
- Các kỹ thuật dạy học tích cực hiệu quả
- 10 phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học
1. Tư duy phát triển (Growth Mindset) là gì?
Tư duy phát triển có tên tiếng Anh là Growth Mindset. Theo từ điển tâm lý học của Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ, tư duy được được hiểu là quá trình nhận thức phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ bên trong, thể hiện quy luật của sự vật và hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó bản thân chưa biết.
Những thách thức mà mỗi cá nhân phải đối mặt thường được giải quyết thông qua các hành động nỗ lực liên quan đến tư duy. Do đó, tư duy được xem là sức mạnh, là công cụ thiết yếu cho sự tồn tại và phát triển của mỗi cá nhân.
Cụ thể, tư duy phát triển là suy nghĩ, niềm tin rằng sự nỗ lực sẽ giúp bản thân hiểu biết hơn, thông minh hơn và phát triển hơn mỗi ngày. Dù bản thân có xuất phát điểm thuận lợi hay không, tư duy phát triển (thông qua thái đội, sự linh hoạt, sự cố gắng) sẽ là động lực giúp những người luôn phấn đấu hết mình đạt được những kết quả như mong muốn.
Ví dụ, trong môi trường sư phạm, khi một học sinh đang ở mức điểm 5/10 luôn tìm tòi, mày mò kiến thức và cố gắng để đạt được 10/10 thì học sinh đó đang rèn luyện “tư duy phát triển”.
>> Tham khảo thêm:
- Giáo dục phát triển thẩm mỹ cho trẻ mầm non là gì?
- Trí thông minh nội tâm là gì? Cách phát triển trí thông minh nội tâm cho trẻ
- Trí thông minh âm nhạc là gì? Tầm quan trọng của phát triển trí thông minh âm nhạc
2. Vai trò của tư duy phát triển đối với trẻ
Tư duy phát triển là tinh thần tiền đề cho các chương trình dạy học và triết lý giáo dục hiện nay. Lối tư duy này hướng giáo viên và học sinh tin vào sự tiến bộ của khả năng tiếp thu, học hỏi cũng như sự phát triển không ngừng của não bộ, đặc biệt là kích thích não phải phát triển tốt hơn.
Rèn luyện tư duy phát triển, học sinh có xu hướng cố gắng và nỗ lực để đạt được kết quả cao hơn mỗi ngày. Do đó, tư duy phát triển có ý nghĩa rất thiết thực, giúp học sinh cải thiện điểm yếu của bản thân, khám phá tiềm năng chính mình và phá bỏ những định kiến về giới hạn trong kiến thức và cuộc sống.
Tác giả Carol Dweck đã nói: “Thành công nằm ở việc trở thành phiên bản tốt nhất của bạn chứ không phải là việc bạn trở nên giỏi giang, tốt hơn người khác… Sự cố gắng là chìa khóa đến thành công. Tuy nhiên nhiều người đã không thể biến nó thành hiện thực bởi tư duy căn bản của họ”. Điều này một lần nữa khẳng định tư duy phát triển là một yếu tố quan trọng của tinh thần phấn đấu và vươn lên trong khó khăn để tìm ra phiên bản tốt nhất của chính bản thân mình.
>> Có thể bố mẹ quan tâm: 8 loại trí thông minh là gì? Bé sở hữu loại hình trí tuệ nào?
3. Tư duy phát triển có những cấp bậc nào?
Tư duy phát triển có 4 cấp bậc cụ thể sau:
- Vùng an toàn: Người học sẽ cảm thấy thoải mái và yên tâm khi mọi thứ xung quanh nằm trong tầm kiểm soát của bản thân.
- Vùng sợ hãi: Người học cảm thấy lo lắng, thiếu tự tin, bị ảnh hưởng bởi những thứ xung quanh tác động.
- Vùng lĩnh hội: Sau khi người học đã giải quyết, xử lý được các vấn đề xung quanh tác động vào mình, đồng thời học được những kỹ năng mới, sẵn sàng chấp nhận thách thức và mở rộng vùng an toàn.
- Vùng phát triển: Người học tìm được mục tiêu của bản thân, chấp nhận mọi khó khăn để hiện thực hóa giấc mơ, tìm ra hướng đi cho chính mình và chinh phục những đỉnh cao mới. Đây được xem là cấp bậc phát triển cao nhất của tư duy phát triển (Growth Mindset).
4. Một số ví dụ cơ bản về tư duy phát triển
Tư duy phát triển là một trong những “đòn bẩy” có nội lực mạnh nhất để người học vượt lên những giới hạn của bản thân. Dưới đây là một số ví dụ về lối tư duy này cho cả học sinh giáo viên và phụ huynh.
- Một học sinh giỏi các môn khoa học tự nhiên chủ động dành thời gian ngoài giờ để tìm hiểu về các lĩnh vực khoa học xã hội. Nhờ vậy, học sinh đó đã tìm được định hướng công việc trong tương lai.
- Một học sinh sợ nói trước đám đông, nhờ sự khích lệ của thầy cô và sự cố gắng của bản thân đã trở thành người diễn thuyết hay và cuốn hút.
- Giáo viên không gán ghép học sinh theo nhãn mác mà linh hoạt tinh chỉnh bài giảng, kiến thức phù hợp trình độ của từng học sinh.
- Khi con gặp khó khăn trong việc học môn Toán, thay vì nói rằng: “Toán không phải là thế mạnh của con”, phụ huynh hãy động viên trẻ: “Con chưa giỏi Toán, không phải con không giỏi Toán”.
>> Xem thêm: Định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT
5. Cách để rèn luyện tư duy phát triển cho trẻ hiệu quả
Để có thể tư phát triển tư duy cho trẻ là điều không hề dễ. Điều này cần đến sự phối hợp của cả học sinh, giáo viên và phụ huynh. Cụ thể như sau:
- Giáo viên và phụ huynh cần là những người truyền cảm hứng, truyền nội lực để trẻ vượt lên những điều mà trước đó trẻ nghĩ rằng bản thân sẽ không làm được.
- Hãy khen ngợi, khen thưởng cho sự cố gắng có kết quả của trẻ. Không chì chiết, dùng những sai phạm của trẻ để đánh giá về trình độ của học sinh.
- Tạo niềm tin cho trẻ vào bản thân kết hợp cùng các phương pháp dạy học tích cực.
- Dạy trẻ cách nhìn nhận thất bại theo khía cạnh là cơ hội để học hỏi kinh nghiệm, không để những bài kiểm tra điểm kém làm chùn bước trong quá trình học tập.
- Trau dồi nhận thức của trẻ về bản thân để hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để khắc phục và tốt hơn mỗi ngày.
- Khơi gợi cho trẻ sự tò mò và thái độ tích cực đối với học tập và cuộc sống.
- Khuyến khích trẻ làm những điều trẻ thích để có bước những đầu thành công và kiên trì hơn với đam mê của mình.
Trên đây, bài viết đã giải đáp về tư duy phát triển là gì, vai trò cũng như cách rèn luyện lối tư duy này cho trẻ. Hy vọng giáo viên và các bậc phụ huynh có thể hiểu và vận dụng phương pháp này một cách hiệu quả. Từ đó, học sinh có thêm động lực để phát triển, có thêm nội lực để vươn lên trước những khó khăn và chiếm lĩnh đỉnh cao tri thức.
Nếu quan tâm đến các chương trình học, các hoạt động về kỹ năng sống cho trẻ và những phương pháp giáo dục đang được áp dụng trong giảng dạy tại iSchool, các bậc phụ huynh có thể liên hệ với đội ngũ tư vấn thông qua 2 hình thức dưới đây để được hỗ trợ:
- Điện thoại: 0789 166 588
- Email: info@ischool.edu.vn
>> Quý phụ huynh có thể tìm hiểu thêm:
- 5 lĩnh vực phát triển của trẻ mầm non bố mẹ cần giáo dục cho trẻ
- 10 Đồ chơi thông minh cho bé 2 tuổi phát triển trí tuệ
- 10 sách tư duy logic hay giúp trẻ phát triển bản thân
Tags: tư duy logic, tư duy phản biện, tư duy tích cực, tư duy ngược, tư duy toán học, toán tư duy, sách phát triển tư duy, sách tư duy phản biện, toán tư duy cho trẻ mầm non, toán tư duy cho bé 4 tuổi, toán tư duy cho trẻ 5 tuổi