Tư duy ngược là phương pháp giúp phát triển tư duy cho trẻ trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Thay vì suy nghĩ trực diện cho một vấn đề, tư duy ngược giúp tìm ra nhiều điều thú vị hơn. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu việt, lối tư duy này cũng có những nhược điểm. Bài viết dưới đây của iSchool sẽ giúp quý phụ huynh hiểu rõ hơn về tư duy ngược, từ đó biết cách rèn luyện cho trẻ một cách hiệu quả nhất.

Tư duy ngược là gì?

Tư duy ngược (Reverse Thinking) là cách giải quyết các vấn đề trong công việc và cuộc sống bằng phương pháp suy nghĩ theo chiều hướng ngược lại so với cách tư duy thông thường. Tư duy ngược các vấn đề bằng phương pháp suy nghĩ xem là phải làm như thế nào để không thể đạt được mục tiêu đã đề ra ban đầu thay vì xác định rõ ràng mục tiêu và tìm phương pháp để đạt được mục tiêu đó.

Ví dụ, nếu như bạn muốn nâng cao dịch vụ khách hàng, bạn có thể hỏi “Làm như thế nào để dịch vụ chăm sóc khách hàng trở nên tồi tệ hơn?” thay vì hỏi “Làm như thế nào để có thể cải thiện được dịch vụ khách hàng?”. Qua đó, bạn sẽ có thể nhận thấy được những yếu tố cần phải tránh và tìm ra được các phương pháp giải quyết sáng tạo, độc đáo hơn.

>> Khám phá thêm:

Tư duy ngược nghĩa là gì?

Tư duy ngược là tư duy ngược lại với mong muốn ban đầu

Ứng dụng của tư duy ngược trong học thuật và giao tiếp ứng xử

Trong học thuật

Trong các môn nghiên cứu và khoa học, học sinh có thể tìm kiếm các kiến thức học thuật bằng cách đặt câu hỏi “Nếu ngược lại thì chuyện gì sẽ xảy ra?”, từ đó giúp các em hiểu chi tiết hơn về quy luật hay các mối quan hệ tương quan giữa lý thuyết hay thực hành.

Ví dụ như trong các môn học lịch sử – văn học, học sinh sẽ thấy rõ được bối cảnh lịch sử cũng như các giá trị nhân văn của mỗi tác phẩm văn học khi sử dụng tư duy ngược để xem xét, phân tích và đánh giá các nhân vật.

>> Xem thêm:

Trong trao đổi và giao tiếp

Tư duy ngược thường được sử dụng trong các buổi sinh hoạt lớp hay các cuộc thảo luận. Các em sẽ cùng nhau đưa ra nhiều quan điểm và phương án giải quyết cho một vấn đề, sự kiện hay phong trào nào đó.

Thông qua những hoạt động này, học sinh sẽ được phát triển và nâng cao các kỹ năng tư duy, đặc biệt là tư duy ngược và tư duy phản biện. Từ đó, học sinh vừa tiếp thu các kiến thức hiệu quả hơn vừa nâng cao khả năng tự tin trình bày trước đám đông.

>> Tìm hiểu thêm: Sơ đồ tư duy là gì? Cách để vẽ sơ đồ tư duy

Những ưu điểm và nhược điểm của tư duy ngược

Những ưu điểm và nhược điểm của tư duy ngược

Ví dụ về tư duy ngược trong công việc và cuộc sống

Tư duy ngược được áp dụng nhiều trong các tình huống khác nhau trong công việc và cuộc sống. Sau đây là một số ví dụ về tư duy ngược mà bạn đọc có thể tham khảo:

Trong công việc

– Tăng doanh số bán hàng:

  • Tư duy thông thường: Làm cách nào để có thể bán được nhiều hàng hơn?
  • Tư duy ngược: Làm cách nào để không thể bán được hàng? Với lối tư duy ngược là xác định được những yếu tố như chất lượng của sản phẩm quá kém, giá bán quá cao,… thì bạn có thể điều chỉnh các chiến lược kinh doanh phù hợp hơn để giúp tăng doanh số bán hàng.

– Nâng cao dịch vụ khách hàng:

  • Tư duy thông thường: Làm cách nào để nâng cao dịch vụ khách hàng.
  • Tư duy ngược: Làm cách nào để dịch vụ khách hàng thêm tồi tệ hơn? Qua đó, bạn có thể nhìn nhận các yếu tố ảnh hưởng xấu đến dịch vụ khách hàng cần tránh và tìm ra các phương án giúp cải thiện dịch vụ khách hàng tốt hơn.

Trong cuộc sống

– Giảm cân:

  • Tư duy thông thường: Làm cách nào để có thể giảm cân hiệu quả?
  • Tư duy ngược: Làm cách nào để có thể tăng cân? Bằng việc xác định được những thói quen không tốt như ăn khuya, ăn vặt, uống quá nhiều đồ ngọt,… bạn có thể sửa những thói quen này và từ đó đạt được mục tiêu giảm cân.

– Quản lý thời gian:

  • Tư duy thông thường: Làm sao để vận dụng thời gian một cách hiệu quả?
  • Tư duy ngược: Làm sao để lãng phí thời gian? Qua đó, bạn có thể tìm được những hoạt động, công việc không cần thiết, đang làm mất nhiều thời gian và loại bỏ chúng để nâng cao kỹ năng quản lý thời gian.

Các bước vận dụng tư duy ngược trong học tập, công việc và cuộc sống

Để vận dụng hiệu quả mô hình tư duy ngược, trước tiên quý phụ huynh và thầy cô cần nắm chắc những ưu, nhược điểm của phương pháp này. Tiếp đó, hãy hướng dẫn trẻ thực hiện theo các bước cơ bản sau để áp dụng hiệu quả phương pháp tư duy ngược.

  • Bước 1: Xác định rõ vấn đề và khó khăn chưa được giải quyết.
  • Bước 2: Đảo ngược vấn đề chưa được giải quyết bằng cách đặt câu hỏi: “Làm thế nào để không giải quyết vấn đề đó?”
  • Bước 3: Trả lời câu hỏi vừa đặt ra ở bước 2.
  • Bước 4: Đánh giá nguyên nhân mà vấn đề chưa được giải quyết dựa trên câu trả lời đó.
  • Bước 5: Giải quyết các nguyên nhân mắc phải, từ đó giải quyết vấn đề ban đầu bằng cách chọn ra giải pháp tối ưu nhất.

Cách giúp trẻ rèn luyện kỹ năng tư duy ngược

Phụ huynh có nhiều cách để rèn luyện cho trẻ phát triển tư duy ngược. Điển hình như:

  • Cùng con đọc các loại sách phát triển tư duy ngược
  • Đưa các dẫn chứng cụ thể về việc áp dụng thành công tư duy ngược
  • Cùng con trò chuyện theo kiểu tư duy đối lập, đặt ra các câu hỏi theo chiều ngược lại và gợi ý con trả lời

>> Tham khảo thêm: 12 Cuốn sách rèn luyện tư duy phản biện

Cách rèn luyện và phát triển tư duy ngược cho trẻ

Nên rèn luyện tư duy ngược cho trẻ để giúp trẻ phát triển về mặt tư duy và suy luận vấn đề đa chiều hơn

Tư duy theo lối mòn sẽ làm cho trẻ đánh mất sự sáng tạo và cá tính vốn có. Vì thế, phụ huynh hãy hướng dẫn và cùng con rèn luyện lối tư duy ngược để giúp trẻ có góc nhìn đa chiều hơn, cẩn thận hơn khi giải quyết một vấn đề nào đó. Từ đó, trẻ dễ dàng hình thành tư duy phản biện cũng như được khám phá nhiều điều thú vị trong cuộc sống.

Tags: Học toán tư duy lớp 1, kỹ năng đàm phán, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng mềm, năng khiếu là gì, kỹ năng đặt câu hỏi, tài năng là gì, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm, dạy học giải quyết vấn đề

Khám phá thêm về iSchool:

Facebook | Instagram | Zalo | Youtube | Linkedin