Sơ đồ tư duy là một trong những phương pháp học tập hiệu quả đang được áp dụng nhiều hiện nay. Vậy sơ đồ tư duy là gì và làm cách nào để vẽ sơ đồ tư duy đơn giản và sáng tạo? Bài viết dưới đây của iSchool sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết thắc mắc trên.

Sơ đồ tư duy là gì? 

Một trong những phương pháp đơn giản nhất để tăng khả năng ghi nhớ thông tin của não bộ đó chính là sử dụng sơ đồ tư duy. Vậy sơ đồ tư duy là gì? Theo các nhà nghiên cứu cho biết, sơ đồ tư duy là một dạng tái hiện lại nội dung bài học thông qua các từ khóa trên các phân nhánh khác nhau, màu sắc khác nhau. Những hình ảnh đó sẽ lưu lại một cách tự nhiên vào trong não bộ, giúp học sinh nhớ nội dung bài học nhanh, hiệu quả hơn. Từ đó các chủ đề môn học sẽ không bị nhàm chán, đồng thời kích thích sự hứng thú đối với học sinh, giúp trẻ phát triển tư duy một cách toàn diện.

Để vẽ một sơ đồ tư duy sáng tạo, khoa học học sinh cần nắm rõ những thành phần chính sau:

  • Chủ đề, ý tưởng chính
  • Các nhánh nhỏ hay còn gọi là chủ đề con
  • Từ ngữ, biểu tượng, hình ảnh gợi nhớ

>> Xem thêm:

Sơ đồ tư duy là gì?

Sơ đồ tư duy giúp tăng khả năng ghi nhớ thông tin

Các mẫu sơ đồ tư duy (Mind map) đẹp, dễ thương

Tùy vào yêu cầu, đặc điểm của các chủ đề cần trình bày, học sinh sẽ lựa chọn các loại sơ đồ tư duy khác nhau. Dưới đây, bài viết sẽ trình bày 3 loại sơ đồ tư duy đẹp, phổ biến nhất hiện nay.

Sơ đồ tư duy hình cây (Tree Map)

Sơ đồ tư duy hình cây phù hợp nhất để phân loại và sắp xếp thông tin. Đúng như tên gọi của nó, sơ đồ tư duy dạng cây sẽ có 3 phần: Gốc rễ, thân và phần cành cây. Nội dung tiêu đề chính được trình bày ở thân cây, nội dung cơ bản sẽ được liệt kê ở gốc rễ, phần còn lại là các cành cây sẽ ghi chú các nội dung chi tiết thứ yếu. Từ đó, chủ đề bài học sẽ trình bày trên 1 cái cây hoàn chỉnh, giúp học sinh có cái nhìn trực quan, ghi nhớ bài học hoàn chỉnh nhất.

Sơ đồ tư duy dạng cây (Tree map)

Sơ đồ tư duy dạng cây phù hợp nhất để phân loại và sắp xếp thông tin

Sơ đồ tư duy vòng tròn

Sơ đồ tư duy vòng tròn bao gồm các vòng tròn lớn nhỏ đồng tâm. Tùy thuộc vào nội dung cần trình bày sẽ có số lượng vòng tròn khác nhau. Ở vòng tròn trung tâm thể hiện nội dung, ý tưởng chính; các vòng tròn kế tiếp sẽ phân cấp trình bày các nội dung bổ trợ cho ý tưởng trung tâm. Bên cạnh đó, học sinh có thể sáng tạo thêm bằng cách tô màu cho các vòng tròn để tăng phần sinh động, giúp não bộ ghi nhớ tốt hơn.

Sơ đồ tư duy vòng tròn đẹp, độc lạ

Sơ đồ tư duy vòng tròn bao gồm các vòng tròn lớn nhỏ giúp học sinh thể hiện nội dung chi tiết, khoa học

Sơ đồ tư duy hình bong bóng

Sơ đồ tư duy hình bong bóng là sơ đồ sử dụng các hình tròn để thể hiện nội dung cần diễn đạt. Với hình tròn thể hiện ý tưởng chính được vẽ ở giữa, các nội dung bổ trợ được thể hiện trong các hình tròn khác nhau như các vệ tinh xung quanh hình tròn trung tâm. Ở sơ đồ dạng bong bóng này, học sinh cũng có thể tô các loại màu khác nhau cho các hình tròn, liên kết các nội dung bổ trợ cho nhau bằng cách nối các hình tròn đó bởi các đường mũi tên và  hình thù đặc biệt khác.

Sơ đồ tư duy hình bong bóng

Sơ đồ tư duy hình bong bóng độc đáo giúp học sinh hứng thú học tập hơn

Cách vẽ sơ đồ tư duy đẹp, đơn giản và sáng tạo cho học sinh

Để vẽ một sơ đồ tư duy đẹp và đơn giản không khó, điều cơ bản nhất học sinh cần có đó chính là ý tưởng. Bên cạnh đó, cần thêm các dụng cụ như: Giấy khổ lớn (nhỏ), bút nhiều màu, thước kẻ… Để vẽ một sơ đồ tư duy đẹp, khoa học, học sinh cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Lên ý tưởng và chủ đề chính

Việc lên ý tưởng đặc biệt quan trọng bởi nó sẽ quyết định sự hình thành của sơ đồ tư duy bạn muốn thể hiện. Chủ đề chính thường được trình bày ở vị trí trung tâm với màu sắc, hình thù đặc biệt và nổi bật nhất.

Bước 2: Phát triển các ý lớn dựa trên chủ đề chính của sơ đồ

Học sinh cần định hình được có bao nhiêu ý lớn dựa trên chủ đề chính của sơ đồ, từ đó thể hiện trên mặt giấy bằng cách chia bố cục sao cho hợp lý nhất. Sau đó, từ trung tâm nối với các ý lớn bằng các đường nét đậm để thể hiện tầm quan trọng của chủ đề khi lưu vào não bộ.

Bước 3: Xây dựng sơ đồ dựa vào các nhánh nội dung chi tiết

Sau khi đã trình bày các ý lớn, học sinh sẽ xây dựng sơ đồ dựa vào các nhánh nội dung chi tiết. Các nhánh này chính là phần không thể thiếu của sơ đồ tư duy. Học sinh cần triển khai các nhánh nội dung chi tiết thật logic từ các ý lớn để dễ dàng ghi nhớ vào não bộ nhất.

Bước 4: Hoàn thiện sơ đồ tư duy, dùng bút màu để tô đậm đường cong và vẽ thêm hình ảnh minh hoạ

Ở bước này, học sinh sẽ hoàn thiện sơ đồ tư duy của mình bằng cách dùng bút màu tô đậm các đường nét chính, phụ theo các mã màu riêng nhằm hình dung dễ dàng hơn và ghi nhớ hiệu quả nhất.

Cách vẽ sơ đồ tư duy đơn giản, đẹp cho học sinh

Hướng dẫn các bước vẽ sơ đồ tư duy đẹp, độc đáo cho học sinh

Các phần mềm, công cụ vẽ sơ đồ tư duy đẹp miễn phí trên máy tính

Với sự phát triển của công nghệ 4.0, hiện nay ngoài cách vẽ sơ đồ tư duy thủ công bằng tay, học sinh có thể dễ dàng sử dụng các phần mềm bằng máy tính để thể hiện sơ đồ một cách khoa học, sáng tạo và tiết kiệm thời gian nhất. Một số phần mềm sau đây được nhiều người sử dụng như:

Sơ đồ tư duy có ý nghĩa quan trọng trong việc hệ thống lại nội dung bài học. Do đó, đây là một trong những phương pháp học tập được áp dụng nhiều hiện nay. Hy vọng, qua bài viết trên, quý phụ huynh và thầy cô có thể chọn lọc và áp dụng sơ đồ tư duy trong việc giáo dục trẻ, giúp trẻ nhớ bài, hiểu bài lâu và dễ dàng hơn.

Nếu quan tâm đến các chương trình học, các hoạt động về kỹ năng sống cho trẻ và những phương pháp giáo dục đang được áp dụng trong giảng dạy tại iSchool, các bậc phụ huynh có thể liên hệ với đội ngũ tư vấn thông qua 2 hình thức dưới đây để được hỗ trợ:

  • Điện thoại: 0789 166 588
  • Email: info@ischool.edu.vn

>> Quý phụ huynh có thể tìm hiểu thêm:

Tags: sách phát triển tư duy, toán tư duy, tư duy toán học, tư duy logic, tư duy phát triển, tư duy phản biện, sách tư duy phản biện, tư duy ngược, tư duy tích cực