Tài năng được xem là một khái niệm phức tạp và trừu tượng bởi khái niệm này không chỉ được đánh giá qua các kỹ năng và năng lực của một người trong một lĩnh vực nhất định. Tài năng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả sự đam mê, nghị lực, thái độ và hành động của mỗi người. Vậy đích thực tài năng là gì? Làm sao để xác định tài năng của học sinh? Hãy cùng tìm hiểu rõ thông qua bài viết dưới đây cùng iSchool.

>>  Tham khảo thêm: 8 loại trí thông minh là gì? Bé sở hữu loại trí tuệ nào?

1. Tài năng là gì?

Khái niệm tài năng là gì cho đến bây giờ vẫn rất khó để xác định chính xác. Dù vậy, phần lớn mọi người đều hiểu rằng tài năng là từ để miêu tả một năng lực đặc biệt, trình độ, phẩm chất và sự sáng tạo vượt trội của một cá nhân.

Theo định nghĩa từ từ điển Tiếng Việt phổ thông do Viện Ngôn ngữ học Việt Nam xuất bản vào năm 2002, “tài năng là một danh từ chỉ năng lực xuất sắc, vừa có khả năng thực hành tốt vừa có tính sáng tạo trong một công việc, một ngành, một lĩnh vực cụ thể…”

>> Tham khảo thêm: Năng khiếu là gì? Những loại năng khiếu và sở trường của trẻ

Khái niệm tài năng là gì

iSchool xây dựng môi trường học tập và phát triển tài năng của trẻ

2. Phân biệt các loại tài năng

Mỗi một người trong chúng ta đều sở hữu tài năng của riêng mình trong một hoặc nhiều lĩnh vực khác nhau. Dưới đây là 9 nhóm tài năng phổ biến mà bạn cần nắm rõ:

  • Tài năng giao tiếp: Tài năng giao tiếp tốt thường phản ánh tính cách hướng ngoại của mỗi người. Tài năng này cho thấy bạn sẽ có khả năng đọc hiểu, nhận thức, sử dụng kỹ năng nói và ngôn ngữ cơ thể một cách tuyệt vời.
  • Tài năng trong toán học, logic: Tài năng toán học và logic thể hiện ở khả năng phân tích, suy diễn và nhanh nhạy trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến các con số. Những người có tài năng này thường suy diễn và nắm bắt nguyên nhân của vấn đề rất tốt, đồng thời có thể tìm ra giải pháp hiệu quả một cách nhanh chóng.
  • Tài năng về âm nhạc: Tài năng âm nhạc hay còn gọi là trí thông minh âm nhạc của một người thể hiện qua khả năng biểu diễn, sáng tác và cảm nhận âm nhạc, sự phân biệt được trường độ và cao độ trong âm nhạc, cũng như khả năng nhạy cảm với âm thanh.
  • Tài năng về ngôn ngữ: Tài năng ngôn ngữ là khả năng sử dụng từng ngôn từ một cách linh hoạt trong các hoạt động giao tiếp. Người sở hữu trí thông minh ngôn ngữ có thể phát triển các sự nghiệp trong lĩnh vực như nhà văn, nhà báo, dẫn chương trình, biên tập viên,…
  • Tài năng liên quan đến thiên nhiên: Thể hiện qua khả năng nhạy cảm với các giác quan như thính giác, xúc giác, thị giác, khứu giác và vị giác. 
  • Tài năng cảm nhận cảm xúc: Tài năng cảm xúc hay trí thông minh cảm xúc là khả năng kiểm soát và điều chỉnh cảm xúc của cá nhân cũng như người khác một cách rất tốt để thúc đẩy suy nghĩ và hành động.
  • Tài năng trí thông minh nội tâm: Bao gồm việc hiểu rõ nhu cầu, điểm mạnh và điểm yếu của bản thân. Những người sở hữu tài năng này thường hướng nội, đời sống nội tâm phong phú và có khả năng kiểm soát cảm xúc tốt.

>> Tham khảo thêm: 8 loại năng khiếu trời phú của trẻ em

Tài năng là gì - tài năng nghệ thuật

Lớp học múa tại iSchool giúp học sinh mọi lứa tuổi phát triển năng khiếu, tài năng múa của mình

3. Làm sao để tìm ra tài năng của học sinh?

Để tìm ra tài năng của học sinh, bạn có thể tham khảo các cách sau đây:

  • Đánh giá qua chỉ số IQ: Một trong những phương pháp đánh giá khả năng và mức độ thông minh của con người là đo lường chỉ số IQ (Intelligence Quotient). Thông thường, chỉ số IQ của con người dao động trong khoảng 85-115, trong khi những người có chỉ số IQ trên mức 115 được coi là có trí thông minh cao. IQ là chỉ số thể hiện khả năng tư duy logic, khả năng lập luận,…
  • Đánh giá qua chỉ số EQ: Bên cạnh chỉ số IQ, chỉ số EQ (Emotional Quotient) hay chỉ số thông minh cảm xúc cũng được xem là thước đo để đánh giá tài năng của trẻ. Nếu chỉ số thông minh IQ sẽ giúp bố mẹ đánh giá được khả năng tư duy logic, khả năng lập luận thì chỉ số thông minh cảm xúc EQ sẽ giúp bố mẹ đánh giá được khả năng điều tiết/ kiểm soát cảm xúc, trí tưởng tượng, sáng tạo và khả năng giao tiếp xã hội của trẻ.
  • Khả năng xử lý vấn đề của học sinh: Các bạn có khả năng giải quyết vấn đề tốt sẽ không trốn tránh khi đối mặt với những tình huống bất ngờ. Thay vào đó, họ sẽ xem đó là một thử thách hoặc nhiệm vụ thú vị cần phải hoàn thành. Qua việc đánh giá khả năng xử lý vấn đề của học sinh, thầy cô giáo và phụ huynh có thể nhận biết được trẻ có tài năng về mặt tư duy logic, khả năng ngôn ngữ và giao tiếp.
  • Chỉ số khả năng vượt trội trong 1 lĩnh vực: Mỗi người sẽ có năng khiếu riêng ở các lĩnh vực. Học sinh có tài năng trong lĩnh vực cụ thể thường có hứng thú và tìm kiếm kiến ​​thức liên quan đến lĩnh vực mà họ quan tâm. Ví dụ như trẻ có tài năng về toán học, logic thường sẽ có khả năng tư duy, suy luận tốt, thích tìm hiểu những vấn đề liên quan đến toán học và tư duy, đồng thời luôn cảm thấy thích thú, vui vẻ.
  • Quan sát các khả năng về sáng tạo, nghệ thuật: Mỗi người có thể thể hiện năng khiếu nghệ thuật của mình ở nhiều mảng khác nhau như âm nhạc hay hội họa. Ví dụ, những người có năng khiếu sáng tạo thường thích vẽ tranh. Ngược lại, những người có năng khiếu âm nhạc thường có khả năng ghi nhớ giai điệu tốt, thích chơi các nhạc cụ hoặc nhảy theo nhạc.

​​Cách bồi dưỡng tài năng cho học sinh của Trường Hội nhập Quốc tế iSchool

Để bồi dưỡng tài năng cho học sinh, Trường Hội nhập Quốc tế iSchool đã tổ chức rất nhiều hoạt động ngoài khóa được xây dựng phong phú và linh hoạt nhằm giúp phát triển kỹ năng sống cho trẻ một cách toàn diện và có cơ hội tìm hiểu thêm về thế giới xung quanh, bộc lộ tài năng của bản thân tốt hơn.

Hơn thế nữa, iSchool cũng tập trung vào việc tìm hiểu thế mạnh của từng học sinh, giúp các em phát huy 100% khả năng của mình. Những sở thích, kỹ năng và đóng góp cá nhân thông qua các cuộc thi năng khiếu sẽ được trường đánh giá để đưa ra kết luận liệu điều gì có thể giúp học sinh phát triển toàn diện và thành công trong tương lai.

Hoạt động ngoại khóa giúp học sinh phát triển tài năng

Các hoạt động ngoại khóa giúp học sinh phát triển tối đa tài năng của bản thân tại iSchool

Có thể thấy rằng, tài năng là một khía cạnh vô cùng quan trọng trong cuộc sống để dẫn đến thành công thực sự. Đặc biệt, môi trường học tập và sinh hoạt cũng đóng vai trò rất quan trọng không kém trong việc khai thác tài năng của trẻ. Một môi trường tuyệt vời sẽ giúp trẻ học tập và phát triển tốt hơn. Vì vậy, để bồi dưỡng tài năng cho bé một cách toàn diện nhất, ba mẹ đừng quên khuyến khích bé phát triển tài năng mỗi ngày và tìm kiếm một môi trường học tập lý tưởng. 

Trên đây là tổng hợp các kiến thức giúp phụ huynh có cái nhìn rõ hơn về “tài năng là gì“. Nếu cần tìm hiểu thêm về chương trình học, phương pháp giáo dục, hoạt động ngoại khóa, khóa học kỹ năng, các hoạt động trải nghiệm mùa hè “Summer Camp” cho trẻ… của iSchool, quý phụ huynh có thể truy cập vào website của trường hoặc liên hệ với đội ngũ tư vấn theo 2 cách thức dưới đây:

>> Bố mẹ có thể tham khảo thêm:

Tags: kỹ năng sống cho trẻ mầm non, dạy trẻ kỹ năng chào hỏi lễ phép, kỹ năng xã hội, dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân, kỹ năng tự phục vụ, những tính cách khả năng của trẻ 5 tuổi