Mục lục
Kỹ năng làm việc nhóm là kỹ năng quan trọng không kém kỹ năng thuyết trình hay kỹ năng xã hội. Để có kỹ năng làm việc nhóm tốt đòi hỏi mỗi người phải có quá trình trau dồi và rèn luyện nhiều kỹ năng khác. Đó là những kỹ năng nào? Bài viết dưới đây của iSchool sẽ giúp quý phụ huynh hiểu chi tiết, từ đó có phương pháp giáo dục trẻ đúng đắn, giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt.
Kỹ năng làm việc nhóm là gì?
Trong cuộc sống hiện đại, kỹ năng làm việc nhóm là kỹ năng quan trọng và không thể không rèn luyện mà có. Vậy kỹ năng làm việc nhóm là gì?
Kỹ năng làm việc nhóm là khả năng phối hợp, tổ chức, phân công công việc, hỗ trợ hiệu quả trong nhóm để cùng cả nhóm thực hiện tốt một hay nhiều công việc chung được giao. Cụ thể hơn, khi một nhóm được thành lập, sẽ có nhóm trưởng và các thành viên. Nhóm trưởng sẽ phân công nhiệm vụ cho từng thành viên, đôn đốc quá trình thực hiện và chịu trách nhiệm chính. Các thành viên còn lại có thể hỗ trợ, giúp đỡ nhau, tham gia đóng góp ý kiến để cùng hoàn thành tốt công việc chung của nhóm. Làm việc nhóm được xem là một trong những phương pháp học tập hiệu quả cho học sinh, giúp các bạn nắm rõ lý thuyết và cách thức áp dụng các lý thuyết được học vào thực tiễn.
>> Có thể bố mẹ quan tâm:
- Nên dạy trẻ kỹ năng bảo vệ môi trường từ khi nào?
- Cách dạy trẻ kỹ năng chào hỏi lễ phép trong giáo dục lối sống
Tầm quan trọng của kỹ năng làm việc nhóm cho học sinh, sinh viên
Đối với học sinh, kỹ năng làm việc nhóm đặc biệt quan trọng để giúp trẻ phát triển tư duy, kiến thức lẫn thực hành. Có thể kể đến tầm quan trọng của kỹ năng làm việc nhóm cho học sinh như:
- Cải thiện kỹ năng giao tiếp: Khi một nhóm học sinh được phân công làm bài tập, lợi ích đầu tiên đó là sự giao tiếp giữa các thành viên. Phần lớn thời gian học sinh dành để trao đổi kiến thức với nhau, chia sẻ, giúp đỡ nhau trong quá trình gặp khó khi làm bài tập nhóm.
- Giải quyết vấn đề nhanh hơn, tăng năng suất công việc: Mỗi học sinh sẽ có sở trường sở đoản khác nhau, vì thế quá trình làm việc nhóm sẽ bổ trợ kiến thức cho nhau, giúp cả nhóm hoàn thành công việc nhanh hơn. Khi nhận bài tập nhóm, nhóm trưởng sẽ phân công nhiệm vụ cho từng người theo thế mạnh của họ. Từ đó, bài tập nhóm sẽ nhanh chóng hoàn thành và mọi thành viên đều cảm thấy công việc chung dễ dàng hơn.
- Thúc đẩy sự sáng tạo và đưa ra quyết định đúng đắn: Khi làm việc nhóm, mỗi thành viên sẽ có những ý tưởng khác nhau. Điều này giúp các thành viên khác trong nhóm học hỏi, tham khảo, sáng tạo hơn nhằm đưa ra những quyết định đúng đắn.
Các kỹ năng làm việc nhóm quan trọng cho học sinh
Làm việc nhóm sẽ hiệu quả hơn khi trẻ được rèn luyện các kỹ năng làm việc sau đây.
1. Kỹ năng giao tiếp
Giao tiếp là kỹ năng quan trọng trong cuộc sống, giúp trẻ kết nối tốt hơn với thế giới xung quanh. Do đó, đây là kỹ năng rất cần thiết khi làm việc nhóm. Để giao tiếp tốt, trẻ cần có khả năng lắng nghe để hiểu những điều người khác nói, từ đó truyền đạt ý tưởng của mình rõ ràng, dễ hiểu.
Kỹ năng giao tiếp tồn tại ở nhiều dạng khác nhau, gồm nói chuyện trực tiếp, tin nhắn văn bản, điện thoại, viết email hay giao tiếp phi ngôn ngữ. Bất kể trẻ đang giao tiếp bằng phương thức nào đều cần chú trọng đến việc trao đổi thông tin hiệu quả.
>> Tìm hiểu thêm:
2. Kỹ năng giải quyết xung đột
Một nhóm làm chung một bài tập lớn thì xung đột là điều không thể tránh khỏi bởi mỗi người đều có xu hướng bảo vệ ý kiến của mình. Nhưng khi đã làm việc nhóm thì mỗi thành viên đều phải cùng có chung mục đích là hoàn thành bài tập nhóm. Vì vậy, bên cạnh việc xuất hiện những xung đột thì trẻ sẽ còn học được kỹ năng giải quyết xung đột – cách phân tích, lý giải và đi đến kết luận để mang đến kết quả tốt nhất cho nhóm.
3. Kỹ năng lãnh đạo, hợp tác
Kỹ năng lãnh đạo là kỹ năng thường thấy ở nhóm trưởng. Người lãnh đạo không chỉ là người định hướng, phân chia công việc, đưa ra góp ý, nhận xét sửa đổi cho các thành viên trong nhóm. Bên cạnh đó, người lãnh đạo còn phải có khả năng tạo động lực cho cả nhóm cùng nhau hợp tác, làm việc hiệu quả. Ngoài nhóm trưởng, các thành viên khác cũng cần trau dồi, cải thiện kỹ năng này nếu muốn trở thành một nhà lãnh đạo giỏi trong tương lai.
4. Kỹ năng quản lý thời gian
Những cuộc họp chung khi làm làm việc nhóm là điều thường xuyên diễn ra. Vì vậy, bạn cần phân bổ thời gian của bản thân để đảm bảo nắm rõ nội dung của buổi thảo luận và không làm ảnh hưởng đến công việc chung. Ngoài ra, việc quản lý thời gian tốt sẽ giúp bạn hoàn thành công việc được giao hiệu quả hơn, đồng thời nâng cao kỹ năng quản lý thời gian của bản thân.
5. Kỹ năng giải quyết vấn đề
Giải quyết vấn đề là một trong những kỹ năng quan trọng nhất trong làm việc nhóm mà trẻ cần có. Nếu làm việc nhóm mà không có kỹ năng giải quyết vấn đề, trẻ sẽ không thể đạt hiệu quả trong việc, dẫn tới thời gian làm bài tập bị chậm trễ. Vì vậy, trẻ cần được trang bị kỹ năng giải quyết vấn đề nhanh chóng từ đó nâng cao hiệu quả làm việc nhóm.
6. Kỹ năng thuyết phục và tạo ảnh hưởng
Khi làm việc nhóm, mỗi học sinh sẽ đưa ra một ý tưởng để giải quyết bài tập của nhóm. Để ý tưởng của trẻ được mọi người đồng tình và thực hiện thì trẻ cần có kỹ năng thuyết phục và tạo sự ảnh hưởng lớn. Trước hết, ý tưởng của trẻ phải thật sự hay, thật sự ưu việt, độc đáo và không có lỗ hổng để thuyết phục được các thành viên khác. Sau đó, trẻ cần có kỹ năng trình bày và tạo ảnh hưởng trước mọi người để cả nhóm tiếp tục góp ý và phát triển theo dự định.
7. Đánh giá và đưa ra quyết định
Kỹ năng quan trọng bậc nhất của một nhóm trưởng đó là đánh giá và đưa ra quyết định. Sau khi đã tổng hợp các ý kiến của các thành viên trong nhóm thì nhóm trưởng tiến hành đánh giá khách quan, đưa ra quyết định đúng đắn để hoàn thành thật tốt mục tiêu chung của cả nhóm. Để làm được điều này, trẻ cần được rèn luyện nhiều bởi quyết định của nhóm trưởng sẽ ảnh hưởng tới kết quả chung của cả nhóm. Vì vậy, trẻ cần phải suy nghĩ kỹ càng và thấu đáo trước khi đưa ra quyết định.
8. Kỹ năng tư duy phản biện
Trong quá trình làm việc nhóm, khi mọi người cùng nhau thảo luận về một vấn đề nào đó, bạn sẽ nhận ra mỗi người đều có những quan điểm và suy nghĩ riêng. Và ai cũng đều muốn ý kiến, quan điểm của mình được mọi người công nhận. Do đó, bạn cần phải rèn luyện và phát triển tư duy phản biện để bảo vệ quan điểm ý kiến của mình khi thấy cần thiết. Điều này không chỉ giúp các thành viên nhìn nhận sự việc đa chiều hơn mà còn giúp mang lại hiệu quả tốt hơn cho công việc chung.
9. Xây dựng kế hoạch
Sau khi cả nhóm đã đi đến quyết định chung thì việc tiếp theo chính là xây dựng kế hoạch thực hiện. Trẻ cần có kỹ năng xây dựng kế hoạch và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên một cách hợp lý để hoàn thành đúng tiến độ đề ra và đạt được mục tiêu chung của nhóm.
Cách rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả
Kỹ năng làm việc nhóm đối với học sinh cực kì quan trọng. Vì vậy, phụ huynh cần rèn luyện cho trẻ các kỹ năng bổ trợ để giúp con tự tin hơn khi làm việc nhóm như:
- Khả năng đặt ra mục tiêu chung
- Khả năng lắng nghe
- Khả năng phân chia nhiệm vụ rõ ràng hiệu quả
- Tinh thần đoàn kết
- Tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau
- Có trách nhiệm đối với nhiệm vụ khi được phân công
- Ghi nhận và khen thưởng công bằng
- Phát hiện xung đột và xử lý kịp thời
- Tránh quản lý những việc quá nhỏ
Trên đây, iSchool đã giải đáp cho quý phụ huynh về kỹ năng làm việc nhóm là gì cũng như cách rèn luyện để trẻ làm việc nhóm hiệu quả. Hy vọng, bài viết sẽ giúp bố mẹ hiểu được tầm quan trọng của kỹ năng này, từ đó giúp trẻ chủ động, tự tin, hăng hái trong công việc nhóm.
Nếu quan tâm đến các chương trình học, các hoạt động về kỹ năng sống cho trẻ và những phương pháp giáo dục đang được áp dụng trong giảng dạy tại iSchool, các bậc phụ huynh có thể liên hệ với đội ngũ tư vấn của iSchool thông qua 2 hình thức dưới đây để được hỗ trợ:
- Điện thoại: 0789 166 588
- Email: info@ischool.edu.vn
>> Quý phụ huynh có thể tìm hiểu thêm:
- Tư duy phát triển là gì? Vai trò và cách rèn luyện hiệu quả
- Dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân an toàn
- 12 Kỹ năng sinh tồn cho trẻ bố mẹ nên dạy cho con từ sớm
Tags: kỹ năng sống cho trẻ mầm non, kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng mềm, kỹ năng đàm phán, kỹ năng đặt câu hỏi, dạy kỹ năng sống cho trẻ 3 tuổi, dạy kỹ năng sống cho trẻ 4 tuổi, dạy kỹ năng sống cho trẻ 5 tuổi