“Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, vì vậy các phương pháp dạy học tích cực, đặc biệt là phương pháp dạy học giải quyết vấn đề ngày càng được chú trọng. Đây là một trong những cách thức giảng dạy được đánh giá có hiệu quả cao, giúp phát huy tính chủ động và tư duy của người học. Vậy bản chất của dạy học giải quyết vấn đề là gì? Bài viết dưới đây sẽ là câu trả lời chi tiết cho bạn!

>> Xem thêm:

1. Bản chất của phương pháp dạy học giải quyết vấn đề là gì?

Thuật ngữ “dạy học nêu vấn đề” đã xuất hiện từ những năm 1960 và gây hiểu lầm rằng giáo viên nêu ra vấn đề để học sinh tự giải quyết. Do đó, thuật ngữ này đã được thay thế bằng “gợi vấn đề”.

Nhìn chung, học sinh cần có khả năng phát hiện vấn đề từ những tình huống trong học tập và trong thực tiễn. Tuy nhiên, sự linh hoạt trong cuộc sống không chỉ phụ thuộc vào năng lực phát hiện những vấn đề mà còn là cách giải quyết hợp lý những vấn đề được đặt ra. Vì vậy, thuật ngữ “dạy học giải quyết vấn đề” hay “dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề” đã được áp dụng phổ biến trong giáo dục hiện nay.

Bản chất của phương pháp dạy học giải quyết vấn đề

Thuật ngữ “dạy học giải quyết vấn đề” đã được áp dụng phổ biến trong giáo dục hiện nay

Bản chất của dạy học giải quyết vấn đề là phương pháp dạy học trong đó giáo viên là người tạo ra những tình huống có vấn đề; học sinh tự giác, chủ động, sáng tạo để phát hiện và giải quyết vấn đề. Cụ thể, tình huống có vấn đề là những mâu thuẫn giữa cái đã biết (tri thức, kinh nghiệm, cách thức hoạt động) và cái chưa biết (những tri thức mà chủ thể chưa biết, cần tìm tòi và giải đáp). Mâu thuẫn này phải phù hợp với năng lực và khả năng nhận biết của người học để tháo gỡ được những khó khăn và tạo ra sự thoải mái khi giải quyết vấn đề.

Theo Rubinstein, việc phát triển tư duy cho trẻ chỉ bắt đầu khi xuất hiện tình huống có vấn đề. Vậy nên, khi học sinh trải qua quá trình tích cực suy nghĩ, vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết vấn đề sẽ giúp người học chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện cho người học năng lực tự giải quyết vấn đề các và đạt được những mục đích học tập khác.

>> Tham khảo thêm:

2. Quy trình thực hiện của phương pháp giải quyết vấn đề

Việc đổi mới phương pháp giáo dục ở các bậc học, môn học được chú trọng trong nhiều năm nay. Đặc biệt, với những bài học nặng về lý thuyết, bài dạy không đặt ra các vấn đề, không gắn liền lý thuyết với thực tiễn sẽ trở nên khô khan, cứng nhắc, học sinh khó tiếp thu và trở nên thụ động. Do đó, việc dạy học giải quyết vấn đề sẽ giúp học sinh tiếp cận với nhiều trường hợp và góc nhìn khác nhau. Áp dụng quy trình thực hiện phương pháp giải quyết vấn đề sẽ tăng cường hiệu quả làm việc cho cả giáo viên và học sinh trong mỗi giờ lên lớp. Các bước thực hiện như sau:

Bước 1. Phát hiện và tìm hiểu vấn đề

  • Phát hiện vấn đề từ một tình huống gợi vấn đề
  • Giải thích tình huống, nêu được thắc mắc để hiểu đúng vấn đề được đặt ra
  • Phát biểu vấn đề và đặt mục tiêu giải quyết vấn đề đó

Bước 2: Tìm giải pháp

Cách giải quyết vấn đề thường được thực hiện theo sơ đồ sau:

các bước tìm giải pháp trong dạy học giải quyết vấn đề

Sơ đồ các bước tiến hành tìm giải pháp để xử lý vấn đề

Bước 3. Trình bày giải pháp

Học sinh trình bày lại vấn đề được đặt ra, xác định giả thiết, nêu các kiến thức cần cho vấn đề và đưa ra giải pháp cụ thể (có thể giải thích cho hướng giải quyết đó).

Bước 4. Nghiên cứu giải pháp

  • Tìm hiểu khả năng ứng dụng kết quả của vấn đề
  • Đề xuất những vấn đề mới, đề tài mới có liên quan nhờ khái quát hóa, lật ngược và giải quyết vấn đề.

>> Có thể bố mẹ quan tâm:

phương pháp dạy học giải quyết vấn đề

Cách dạy học giải quyết vấn đề rèn luyện tính chủ động và sáng tạo cho học sinh

3. Ưu điểm của dạy học giải quyết vấn đề

Dạy học giải quyết vấn đề  là phương pháp giảng dạy của khoa học sư phạm hiện đại. Đây là phương pháp dễ áp dụng và mang lại hiệu quả giáo dục cao. Áp dụng cách giảng dạy này sẽ kích thích nhu cầu nhận thức từ bên trong, tạo ra khả năng tư duy độc lập, tư duy phản biện và sáng tạo cho học sinh, từ đó biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo.

Thông qua việc giải quyết vấn đề, học sinh được lĩnh hội tri thức, rèn luyện những kỹ năng và vận dụng được những phương pháp nhận thức mới. Có thể nói “giải quyết vấn đề” không chỉ thuộc phạm trù phương pháp mà trở thành mục đích dạy học hướng đến phát triển năng lực giải quyết vấn đề – một kỹ năng quan trọng để con người thích ứng được với sự phát triển của xã hội.

>> Tham khảo thêm:

ưu điểm của dạy học giải quyết vấn đề

Dạy học giải quyết vấn đề là phương pháp giảng dạy của khoa học sư phạm hiện đại

4. Một số hạn chế của phương pháp giải quyết vấn đề

Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề đòi hỏi giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian và công sức, phải có năng lực sư phạm tốt, hiểu trình độ của người học và nắm chắc nội dung bài dạy để tạo ra được nhiều tình huống gợi vấn đề. Từ đó, người dạy có thể hướng dẫn người học tìm tòi để phát hiện và giải quyết vấn đề.

So với phương pháp dạy học truyền thống, việc tổ chức tiết học theo phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề đòi hỏi phải có nhiều thời gian hơn. Theo Lecne – nhà sư phạm có đóng góp lớn trong nghiên cứu lý luận dạy học: “Chỉ có một số tri thức và phương pháp hoạt động nhất định, được lựa chọn khéo léo và có cơ sở mới trở thành đối tượng của dạy học nêu vấn đề”.

hạn chế của dạy học giải quyết vấn đề

Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề đòi hỏi giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian và công sức

Qua những chia sẻ về phương pháp dạy học giải quyết vấn đề ở trên, hy vọng giáo viên và các bậc phụ huynh có thể hiểu và vận dụng phương pháp này một cách triệt để. Từ đó, học sinh được phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo nhằm chuẩn bị những kỹ năng tốt để hội nhập trong một xã hội đang phát triển và thay đổi liên tục.

Nếu quan tâm đến các chương trình học, các hoạt động về kỹ năng sống cho trẻ và những phương pháp giáo dục đang được áp dụng trong giảng dạy tại iSchool, các bậc phụ huynh có thể liên hệ với đội ngũ tư vấn thông qua 2 hình thức dưới đây để được hỗ trợ:

>> Quý phụ huynh có thể tìm hiểu thêm:

Tags: dạy học tích hợp ở tiểu học, phương pháp dạy học dự án, phương pháp dạy học trực quan, các kĩ thuật dạy học tích cực, phương pháp dạy học toán ở tiểu học