Mục lục
- 1. Các loại hình tư duy và nên cho trẻ phát triển từ loại nào?
- 2. Đặc điểm tư duy của trẻ theo tuổi
- 3. Phương pháp để phát triển tư duy cho trẻ mầm non và tiểu học
- 3.1. Cần đề cao giáo dục tư duy từ sớm cho trẻ
- 3.2. Xây dựng cho trẻ thói quen đọc sách
- 3.3. Rèn luyện khả năng tư duy logic cho trẻ qua trò chơi
- 3.4. Phát triển tư duy sáng tạo cho trẻ qua các hoạt động nghệ thuật
- 3.5. Phát triển khả năng tư duy phản biện cho bé qua việc đặt câu hỏi
- 3.6. Phát triển tư duy cho trẻ qua kỹ năng nhận thức
- 3.7. Phát triển tư duy cho trẻ qua kỹ năng đánh giá
- 3.8. Rèn luyện kỹ năng tự giải quyết vấn đề cùng trẻ
- 3.9. Cho trẻ học các chương trình phát triển tư duy toàn diện
Phát triển tư duy cho trẻ là rất cần thiết và quan trọng. Trẻ sẽ phát triển tốt hơn về kỹ năng lẫn khả năng tư duy nếu như được rèn luyện đúng cách. Vậy đâu là phương pháp tối ưu nhất để giúp trẻ phát triển tư duy một cách toàn diện? Mới quý phụ huynh cùng tìm hiểu để cập nhật thêm kiến thức về các loại hình tư duy và cách thức để giúp bé rèn luyện và phát triển tư duy tốt nhất qua bài viết dưới đây của iSchool.
1. Các loại hình tư duy và nên cho trẻ phát triển từ loại nào?
Dưới đây là những loại hình tư duy mà bố mẹ có thể tham khảo để hiểu rõ hơn, từ đó giúp bé phát triển một cách tốt nhất.
1.1. Tư duy logic
Hoạt động suy nghĩ, suy luận một cách rành mạch, rõ ràng về một vấn đề nào đó để đưa ra hướng giải quyết phù hợp được gọi là tư duy logic. Rèn luyện cho trẻ tư duy logic sẽ giúp bé phát triển được khả năng sáng tạo và kỹ năng giải quyết vấn đề một cách hiệu quả nhất. Phụ huynh có thể cho trẻ chơi các trò chơi như ghép hình, câu đố tư duy… hay cho bé tìm hiểu về một hiện tượng khoa học, chẳng hạn như “hiện tượng đông thành đá của nước khi để trong tủ lạnh?”…
>> Tham khảo thêm: Dạy con học toán theo phương pháp Glenn Doman
1.2. Tư duy phản biện
Tư duy phản biện (tư duy phân tích) là quá trình mà bé tự tìm hiểu, thu thập tư liệu về một vấn đề. Qua đó, trẻ sẽ có cách nhìn và đánh giá của riêng bản thân để làm sáng tỏ vấn đề đó. Trẻ sẽ phát triển được kỹ năng phân tích và đánh giá các thông tin một cách tinh tế, kỹ lưỡng thông qua việc rèn luyện tư duy phản biện. Đồng thời, các lập luận lý lẽ của trẻ sẽ trở nên chặt chẽ, logic hơn.
Bố mẹ nên thường xuyên trao đổi, trò chuyện với bé. Ngoài ra, bố mẹ cũng cần tạo cho bé cơ hội để đưa ra quan điểm của bản thân về một vấn đề qua cách sử dụng các cấu trúc câu như “nếu gặp những trường hợp như vậy, con sẽ làm như thế nào…?”
1.3. Tư duy trực quan hình tượng
Phát triển tư duy cho trẻ thông qua các hoạt động trực quan hình tượng, cụ thể như sau:
- Xác lập các mối liên hệ có liên quan với nhau thông qua các hình tượng trong trí não được gọi là tư duy trực quan hình tượng. Loại hình tư duy này thường xuất hiện ở trẻ có độ tuổi từ 3 – 6 tuổi.
- Tư duy dựa vào các hoạt động xảy ra xung quanh bé được gọi là tư duy trực quan hành động. Đây là loại hình tư duy thường xuất hiện ở trẻ có độ tuổi từ 1 – 3 tuổi. Trẻ thường quan sát và tập làm theo những hành động của mọi người xung quanh.
1.4. Tư duy sáng tạo
Khả năng suy nghĩ, đánh giá để tìm ra các phương pháp mới, không bị gò bó bởi bất kỳ khuôn mẫu nào được gọi là tư duy sáng tạo. Đây là loại hình tư duy giúp kích thích trẻ tự tìm ra những nhận định hay kết quả mới lạ. Để phát triển tư duy cho trẻ, đặc biệt là tư duy sáng tạo, bố mẹ có thể cho bé tự do sáng tạo ý tưởng của bản thân thông qua một số hoạt động, ví dụ như tô màu, vẽ tranh…
1.5. Tư duy trừu tượng
Tư duy trừu tượng còn được gọi là nhận thức lý tính là hình thức cơ bản nhất của tư duy sáng tạo. Với tư duy trừu tượng, trẻ sẽ có thể phát triển được trí tưởng tượng, khả năng quan sát và ghi nhớ về sự vật, sự việc hay hiện tượng nào đó. Ví dụ như, trẻ sẽ nhớ được hình dạng con voi to lớn với cái vòi dài qua chương trình thế giới động vật. Trẻ sẽ liên tưởng đến những gì mà bé ghi nhớ về con voi mỗi khi bố mẹ hỏi “con voi trông như thế nào?”.
2. Đặc điểm tư duy của trẻ theo tuổi
2.1. Trẻ từ 1 – 3 tuổi
1 – 3 tuổi được xem là giai đoạn vàng trong quá trình nhận thức của trẻ. Trong giai đoạn này, trẻ thường có mong muốn được tương tác với sự vật, hiện tượng quanh mình vì não của trẻ đang phát triển mạnh mẽ. Đồng thời, trẻ sẽ rút được nhiều bài học, kinh nghiệm khi gặp lỗi sai.
Ngoài ra, giai đoạn từ 1 – 3 tuổi, trẻ sẽ hình thành tư duy trực quan – hành động một cách ngẫu nhiên. Vì vậy, bố mẹ nên bắt đầu từ việc dạy kỹ năng sống cho trẻ 3 tuổi để giúp trẻ hình thành tính cách, thói quen tốt từ sớm.
2.2. Trẻ từ 3 – 6 tuổi
Bước vào giai đoạn từ 3 – 6 tuổi, tư duy của trẻ sẽ được phát triển rành mạch và rõ ràng hơn. Trong giai đoạn này, trẻ sẽ hình thành tư duy trực quan. Đồng thời, tư duy của trẻ cũng được kích thích và phát triển hơn giai đoạn trước. Vì vây, các mức yêu cầu cũng tăng lên và khó hơn trước.
Đây được xem là bước ngoặt lớn trong giai đoạn phát triển của trẻ , vì thế phụ huynh và thầy cô giáo cần quan tâm hơn đến bé. Trẻ sẽ bắt đầu ghi nhớ tính chất của sự vật, sự việc thông qua bộ não. Ngoài ra, trẻ sẽ quan sát kỹ càng hơn, cẩn thận và tập trung hơn. Giai đoạn từ 3 – 6 tuổi sẽ là tiền đề để trẻ phát triển thêm nhiều loại tư duy khác.
3. Phương pháp để phát triển tư duy cho trẻ mầm non và tiểu học
Nếu bố mẹ chưa biết làm thế nào để phát triển tư duy cho trẻ một cách toàn diện nhất thì có thể tham khảo ngay những phương pháp được liệt kê dưới đây.
3.1. Cần đề cao giáo dục tư duy từ sớm cho trẻ
Giáo dục ngày nay đang đề cao việc phát triển tư duy cho trẻ từ sớm. Điều này có nghĩa là tuỳ từng độ tuổi mà sẽ có các hoạt động cũng như phương pháp giáo dục phù hợp để trẻ phát triển tư duy một cách tốt nhất. Phụ huynh có thể dễ dàng thấy rõ được mục tiêu giáo dục này tại các trường mầm non song ngữ, trường mầm non quốc tế…
3.2. Xây dựng cho trẻ thói quen đọc sách
Đọc sách là một trong những phương pháp tốt nhất để trẻ có thể kết nối với thế giới xung quanh. Khi đọc sách, não bộ của trẻ sẽ thu thập, phân tích và ghi nhớ thông tin, kiến thức. Điều này tạo tiền đề cho sự phát triển tư duy của trẻ sau này. Vì thế, bố mẹ nên bắt đầu rèn luyện cho trẻ thói quen đọc sách ngay từ nhỏ.
3.3. Rèn luyện khả năng tư duy logic cho trẻ qua trò chơi
Có rất nhiều bài tập về trò chơi giúp trẻ rèn luyện và phát triển tư duy logic xuất hiện trong các chương trình giảng dạy tại trường mầm non. Thông qua các trò chơi này, trẻ sẽ cảm thấy thích thú hơn với bài học, đồng thời kích thích được khả năng tư duy logic của trẻ. Điều này giúp trẻ vừa học vừa chơi một cách hiệu quả, đáp ứng đúng mục tiêu và nhu cầu được đề ra trong giáo dục trẻ em.
>> Xem thêm: 10 trò chơi trí tuệ cho bé phát triển tư duy
3.4. Phát triển tư duy sáng tạo cho trẻ qua các hoạt động nghệ thuật
Các hoạt động mang tính nghệ thuật sẽ là môi trường thích hợp nhất để giúp trẻ phát triển khả năng tư duy sáng tạo. Trẻ sẽ được tự do thể hiện, sáng tạo theo góc nhìn của chính mình. Đây là lúc mọi quy tắc, khuôn mẫu… đều được phá bỏ nhằm kích thích trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo của trẻ. Bố mẹ có thể cho bé tham gia các hoạt động như tô màu, lắp ráp, vẽ tranh, nặn tượng…
>> Có thể bố mẹ quan tâm: Trí thông minh âm nhạc là gì?
3.5. Phát triển khả năng tư duy phản biện cho bé qua việc đặt câu hỏi
Để trẻ có thể rèn luyện và phát huy được khả năng tư duy phản biện của mình, phụ huynh và thầy cô cần tạo cơ hội cho bé bằng cách đặt vấn đề. Bố mẹ sẽ biết thêm được nhiều thông tin mới lạ được nhìn nhận theo cách riêng của bé. Đồng thời, phương pháp này sẽ giúp trẻ nâng cao được khả năng phản biện của bản thân và tính chủ động trong học tập.
3.6. Phát triển tư duy cho trẻ qua kỹ năng nhận thức
Nhận thức có vai trò quan trọng trong quá trình kích thích sự phát triển não bộ của trẻ. Bố mẹ có thể rèn luyện kỹ năng nhận thức cho trẻ thông qua các hoạt động hàng ngày như ăn uống, vui chơi, ngủ nghỉ, học tập… Ngoài ra, thầy cô giáo và phụ huynh đóng vai trò là người hướng dẫn, đồng hành để trẻ có thể khai phá hết năng lực tiềm ẩn của bản thân. Điều này giúp trẻ phát triển tư duy một cách toàn diện.
>> Tham khảo thêm: Phát triển nhận thức cho trẻ mầm non
3.7. Phát triển tư duy cho trẻ qua kỹ năng đánh giá
Bố mẹ nên tạo cho trẻ những tình huống để trẻ có thể đánh giá được những cơ hội, thách thức trước khi tiến hành và đánh giá được hiệu quả trong quá trình thực hiện cũng như kết quả khi đã thực hiện xong. Trong suốt quá trình này, trẻ sẽ tích lũy được rất nhiều kiến thức. Đồng thời, trẻ cũng sẽ ghi nhận những lỗi sai trong quá trình thực hiện. Ví dụ như khi bố mẹ dạy bé cách phá nước chanh gồm 4 bước là lấy chanh đã được cắt đôi vắt lấy nước, đổ nước chanh vừa vắt vào ly sau đó cho thêm ít đường và khuấy đều. Bố mẹ tiến hành làm mẫu cho trẻ. Sau đó, trẻ sẽ tự làm lại từng bước và thưởng thức thành quả của bản thân. Cuối cùng, bố mẹ cho trẻ đánh giá về những khó khăn đã gặp, sự khác nhau giữa nước chanh bố mẹ pha và con pha…
3.8. Rèn luyện kỹ năng tự giải quyết vấn đề cùng trẻ
Một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển tư duy cho trẻ là kỹ năng tự giải quyết vấn đề. Bố mẹ có thể hướng dẫn trẻ làm việc nhà. Bé sẽ trở nên tự tin hơn khi thực hiện thành công và từ đó kích thích sự cố gắng của trẻ. Đồng thời, bố mẹ cần khuyến khích trẻ đưa ra ý tưởng, sáng tạo riêng của bản thân để rèn luyện tư duy. Tuyệt đối không đánh giá hay phá xét đúng sai mà hãy để bé tự do trải nghiệm. Qua đó, trẻ sẽ học được vô vàn cách khác nhau để giải quyết vấn đề.
3.9. Cho trẻ học các chương trình phát triển tư duy toàn diện
Việc cho bé học tập tại một môi trường có các chương trình học phù hợp sẽ giúp phát triển tư duy cho trẻ một cách toàn diện. Môi trường chính là nhân tố quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Đặc biệt là các chương trình học cũng cần có nội dung thích hợp, đúng với từng độ tuổi, từng mục tiêu phát triển để mang lại hiệu quả tốt hơn.
>> Xem thêm:
Trên đây là những chia sẻ của iSchool về các kiến thức liên quan đến việc phát triển tư duy cho trẻ. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp phụ huynh hiểu rõ hơn về tầm quan trọng cũng như các loại hình tư duy hiện nay. Đồng thời, bố mẹ cũng sẽ tìm được phương pháp rèn luyện và phát triển tư duy cho trẻ một cách hiệu quả nhất.
Nếu quan tâm đến các chương trình học hay những hoạt động ngoại khóa dành cho trẻ tại iSchool, quý phụ huynh có thể liên hệ với phòng Tuyển sinh của trường thông qua 2 hình thức dưới đây:
- Điện thoại: 0789 166 588
- Email: info@ischool.edu.vn
>> Xem thêm:
- Phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non
- Phương pháp Montessori cho trẻ
- Phương pháp Glenn Doman cho trẻ 3 tuổi
Tags: tư duy ngược, tư duy tích cực, tư duy phát triển, tư duy toán học, sách tư duy phản biện, sách phát triển tư duy, toán tư duy cho trẻ mầm non, toán tư duy cho bé 4 tuổi, toán tư duy cho trẻ 5 tuổi, học toán tư duy lớp 1, toán tư duy