Hiện nay, mô hình giáo dục STEM đang được ứng dụng vào chương trình đào tạo tại nhiều quốc gia trên thế giới. Vậy giáo dục STEM là gì, có quan trọng không? Đón đọc ngay bài viết để hiểu rõ hơn về các lĩnh vực và những lợi ích mà phương pháp giáo dục này mang lại cho người học.

>> Xem thêm:

STEM là gì?

Theo Wikipedia – Bách khoa toàn thư mở, STEM là một thuật ngữ được viết tắt bằng tiếng Anh để chỉ tên các ngành học liên quan đến:

  • Science (Khoa học)
  • Technology (Công nghệ)
  • Engineering (Kỹ thuật)
  • Mathematics (Toán)

Đây là thuật ngữ thường được dùng khi giải quyết các vấn đề liên quan đến chương trình giảng dạy và các chính sách về giáo dục trong các trường học nhằm nâng cao mức độ cạnh tranh trong quá trình phát triển khoa học, công nghệ. Thuật ngữ này có liên quan đến các vấn đề về an ninh quốc gia, phát triển nguồn lực và chính sách di dân. Ngay sau cuộc họp liên ngành về giáo dục khoa học tại Quỹ Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ (NSF) vào năm 1990, STEM đã được áp dụng phổ biến. Vào những năm 2000, thuật ngữ này đã xuất hiện trong văn bản liên quan đến việc cấp visa cho người nhập cư ở Mỹ. Một số từ đi kèm với thuật ngữ STEM được sử dụng trong các hội nghị về khoa học như: “STEM curriculum” (khung chương trình dạy học STEM), “STEM education” (giáo dục STEM), “STEM integration” (STEM tích hợp)… Điều này sẽ giúp cho khán thính giả hiểu hơn về ý nghĩa của thuật ngữ STEM.

Giáo dục STEM là gì? 

Giáo dục STEM (hay STEM education) là một cách tiếp cận liên ngành trong quá trình học. Trong đó các khái niệm học thuật được lồng ghép cùng với các bài học trong thực tế, học sinh được áp dụng kiến thức và kỹ năng liên quan đến các lĩnh vực toán học, khoa học, công nghệ và kỹ thuật vào trong các hoàn cảnh cụ thể. 

Đây cũng là một trong những phương pháp giáo dục sớm giúp học sinh nhận thấy được mối liên quan mật thiết giữa các kiến thức, đồng thời giúp các em vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã được học vào việc giải quyết những vấn đề thực tiễn. 

Mô hình giáo dục STEM trong giảng dạy

Thuật ngữ STEM là gì và tầm quan trọng của giáo dục STEM (Nguồn: ICS Vietnam)

>> Tham khảo thêm:

Lịch sử hình thành mô hình giáo dục STEM

Từ góc nhìn lịch sử, giáo dục STEM là khái niệm đã có từ rất lâu trước khi được nghiên cứu và phát triển như ngày nay. Minh chứng đầu tiên là việc các trường Đại học kỹ thuật được thành lập vào thế kỷ 19 tại Châu Âu, chẳng hạn như: Land Grant Act (1862), Napoleon’s School for Industry (1806-1815), Vocational Education Act (1917)… Đây là những trường học áp dụng mô hình giáo dục STEM đầu tiên trên thế giới. 

Hiện nay, giáo dục STEM đã được áp dụng tại nhiều quốc gia phát triển, ví dụ như Mỹ, Canada, Úc, Hàn Quốc, Phần Lan, Nhật Bản… Điều này chứng minh giáo dục STEM đang được toàn xã hội quan tâm. Thậm chí, khi bạn sở hữu các kỹ năng STEM thì cơ hội việc làm và các phúc lợi xã hội sẽ tốt hơn người bản địa tại Canada. Theo thống kê đến năm 2014 của Mỹ, các ngành nghề liên quan đến khoa học – kỹ thuật đã tăng 26%, gấp 2 lần với tốc độ tăng trưởng bình quân của một số ngành nghề khác.

Lợi ích khi ứng dụng giáo dục STEM trong giảng dạy cho học sinh

Ngoài những yếu tố trên, ứng dụng STEM trong giáo dục còn cung cấp cho học sinh những kỹ năng mềm cần thiết như tư duy phản biện, giải quyết vấn đề, cộng tác hay giao tiếp… 

Giáo dục STEM dạy trẻ kiến thức tích hợp

Với phương pháp học truyền thống, kiến thức sẽ được truyền đạt một cách độc lập, ví dụ như: văn là văn, hóa là hóa, khoa học là khoa học mà không có bất kỳ sự liên quan hay gắn kết nào. Tuy nhiên, với hình thức giáo dục STEM, kiến thức sẽ được truyền đạt đan xen, lồng ghép với nhau, có sự kết hợp hài hòa giữa lý thuyết và thực tiễn. Mô hình này giúp các em có thể xử lý các trường hợp bất ngờ ngoài đời thực tốt hơn.

Giúp bé rèn luyện khả năng tự giải quyết vấn đề

Mô hình giáo dục STEM đề cao tính thực hành, giúp học sinh nâng cao  khả năng vận dụng tri thức, tư duy phản biện. Các bài học được thiết kế theo nhiều chủ đề, học sinh sẽ được tham gia vào các tình huống thực tế sau khi học xong lý thuyết. Từ đó, học sinh phải tự tìm tòi, phân tích và nghiên cứu tài liệu của tất cả các môn học có liên quan đến vấn đề nhằm tìm ra hướng giải quyết tối ưu nhất.

Khơi dậy sự sáng tạo của trẻ

Phương pháp giáo dục STEM khơi dậy được sự khéo léo cũng như khả năng sáng tạo của học sinh, giúp các em phát triển những ý tưởng và dự án đang có. Thay vì ép học sinh đưa ra những đáp án chính xác tuyệt đối, giảng dạy bằng mô hình STEM hướng đến cách thức và thái độ của học sinh khi tìm ra đáp án. Với phương châm hướng đến mục tiêu mỗi học sinh sẽ đóng vai trò là một nhà phát minh, một nhà khoa học. Các em sẽ tự tìm ra phương pháp học cho riêng mình, tự tìm hiểu lại kiến thức thầy cô truyền đạt theo cách của bản thân và tự chủ động mở rộng, xây dựng kiến thức mới. 

Trải nghiệm ứng dụng STEM vào giáo dục

Học sinh iSchool tổ chức trải nghiệm giáo dục STEM

Đặc điểm nổi bật của mô hình giáo dục STEM

Có rất nhiều tranh luận khác nhau về mô hình giáo dục STEM.  Vì vậy, năm 2012, tổ chức các nhà nghiên cứu giáo dục khoa học Mỹ (viết tắt NARST) đã đưa ra các thuật ngữ về giáo dục STEM chi tiết và rõ ràng hơn, giúp tránh nhầm lẫn với các khái niệm của các ngành nghề trong lĩnh vực STEM, đó là “STEM- focused curriculum” (STEM – chương trình học tập trung), “STEM Integration” (chương trình tích hợp STEM) hay “Integrated STEM education” (mô hình giáo dục STEM tích hợp).

Những báo cáo và nghiên cứu gần đây đã chỉ ra được 5 đặc điểm chính của giáo dục STEM để phân biệt với các chương trình giáo dục trẻ em khác như sau:

  • Tập trung vào sự tích hợp: STEM chú trọng tập trung vào sự tích hợp nhiều môn học với nhau, trong đó đặc biệt nhấn mạnh vào khoa học và toán học.
  • Thách thức học sinh vượt lên chính mình: Thay vì phải học thuộc lòng để trả bài như cách dạy học truyền thống, học sinh sẽ được vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề thực tiễn. Từ đó, nâng cao năng lực sáng tạo, khả năng tư duy logic của học sinh.
  • Liên hệ với cuộc sống thực tế: Do sự tích hợp các kiến thức liên ngành nên phần lớn giáo dục STEM thiên về thực hành nhiều hơn là lý thuyết.
  • Hướng đến phát triển các kỹ năng của thế kỷ 21: STEM chú trọng nâng cao kỹ năng mềm cần có trong công việc ở thế kỷ 21 như: Kỹ năng làm việc nhóm, sáng tạo, tư duy phản biện và giải quyết vấn đề… 
  • Có tính hệ thống và gắn kết đa dạng giữa các bài học: Đây là một đặc điểm rất quan trọng giúp học sinh liên kết các kiến thức với nhau một cách đầy đủ và chặt chẽ.

>> Tìm hiểu thêm:

Phương pháp giáo dục STEM được áp dụng rộng rãi

iSchool tổ chức trải nghiệm STEM bắn tên lửa

3 mức độ vận dụng phương pháp giáo dục STEM trong giảng dạy

Dạy các môn học theo chương trình giáo dục STEM

Hướng dẫn trẻ học các môn học theo phương pháp STEM sẽ giúp trẻ học được cách tự nhìn nhận vấn đề, triển khai và giải quyết các vấn đề. Thêm vào đó, việc dạy theo phương pháp này sẽ giúp trẻ tiếp cận môn học dễ dàng hơn, quá trình học hiệu quả hơn. Đồng thời, trẻ sẽ không phải học thêm giờ vì các bài học STEM thường bám sát chương trình học của các môn thành phần.

Tổ chức các hoạt động trải nghiệm về giáo dục STEM cho trẻ

Trong hoạt động trải nghiệm STEM, học sinh được khám phá các ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong thực tiễn đời sống. Qua đó, nhận biết được ý nghĩa của khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học đối với đời sống con người, nâng cao hứng thú học tập các môn học STEM. Đây cũng là cách thức để thu hút sự quan tâm của xã hội tới giáo dục STEM.

Để tổ chức thành công các hoạt động trải nghiệm STEM, cần có sự tham gia, hợp tác của các bên liên quan như trường trung học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các trường đại học, doanh nghiệp. 

Trải nghiệm STEM còn có thể được thực hiện thông qua sự hợp tác giữa trường trung học với các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp. Theo cách này, sẽ kết hợp được thực tiễn phổ thông với ưu thế về cơ sở vật chất của giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp.

Các trường trung học có thể triển khai giáo dục STEM thông qua hình thức câu lạc bộ STEM. Tham gia câu lạc bộ STEM, học sinh được học tập nâng cao trình độ, triển khai các dự án nghiên cứu, tìm hiểu các ngành nghề thuộc lĩnh vực STEM. Đây là hoạt động theo sở thích, năng khiếu của học sinh.Hướng dẫn trẻ học các môn học theo phương pháp STEM sẽ giúp trẻ học được cách tự nhìn nhận vấn đề, triển khai và giải quyết các vấn đề. Thêm vào đó, việc dạy theo phương pháp này sẽ giúp trẻ tiếp cận môn học dễ dàng hơn, quá trình học hiệu quả hơn. Đồng thời, trẻ sẽ không phải học thêm giờ vì các bài học STEM thường bám sát chương trình học của các môn thành phần

Học sinh được khám phá ứng dụng về khoa học, kỹ thuật trong cuộc sống thông qua các hoạt động trải nghiệm STEM. Đồng thời, trẻ cũng sẽ hiểu được tầm quan trọng của khoa học, công nghệ, toán học và kỹ thuật, nâng cao hứng thú, đam mê trong quá trình học các môn học STEM.

Để tổ chức các hoạt động trải nghiệm về giáo dục STEM cho trẻ một cách tốt nhất, các đơn vị trường trung học, cơ sở đào tạo nghề, trường đại học hay các doanh nghiệp cần liên kết, hợp tác với nhau. Ngoài ra, trường cũng có thể thành lập các câu lạc bộ STEM để học sinh tham gia. Theo cách này, trẻ sẽ nâng cao khả năng chuyên môn, trình độ triển khai, nghiên cứu các dự án, tìm hiểu về các ngành nghệ liên quan đến lĩnh vực STEM, đồng thời qua đó còn giúp phát triển tư duy cho trẻ một cách hiệu quả.

Tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học, kỹ thuật theo mô hình STEM

Tổ chức các hoạt động nghiên cứu về khoa học, kỹ thuật là một trong những cách hay để dạy trẻ học theo phương pháp giáo dục STEM. Với các hoạt động này, trẻ sẽ phát huy được khả năng sáng tạo, khơi gợi cảm hứng tìm tòi, nghiên cứu khoa học để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn.

Mục tiêu và ý nghĩa của mô hình giáo dục STEM trong dạy học

Theo các báo cáo, giáo dục STEM có 3 mục tiêu chính sau:

  • Xây dựng cho thế hệ tương lai năng lực nhận thức STEM: Mục tiêu này tập trung chủ yếu vào chương trình giáo dục phổ thông từ mẫu giáo đến lớp 12, nhằm giúp học sinh nhận thức đúng đắn và có sự hiểu biết sâu rộng trong lĩnh vực STEM.
  • Chuẩn bị cho nguồn lực lao động trong thế kỷ 21 những năng lực cần thiết: Giáo dục STEM giúp người lao động thích nghi và làm việc hiệu quả nhất trong môi trường làm việc của xã hội hiện đại.
  • Tập trung nghiên cứu và phát triển không ngừng trong lĩnh vực giáo dục ngành nghề STEM:  Các phương pháp giảng dạy, hoạt động thực hành và khung chương trình chuẩn đều được đổi mới để phù hợp cho học sinh theo từng giai đoạn.

Giáo dục STEM có ý nghĩa quan trọng trong việc thu hẹp khoảng cách dân tộc, khơi dậy sự hứng thú học tập. Bên cạnh đó, học sinh sẽ được nhìn nhận đa chiều về một vấn đề thay vì chỉ nghiên cứu một khía cạnh như trước đây. Từ đó, học sinh lựa chọn ra hướng giải quyết tối ưu nhất.

Phương pháp giáo dục STEM phù hợp với thế kỉ 21

Giáo dục STEM có 3 nhóm mục tiêu chính (Nguồn: Wewiin)

Bài viết trên đây là những chia sẻ về giáo dục STEM và những lợi ích khi ứng dụng mô hình này trong giảng dạy. Hy vọng với những thông tin cập nhật trong bài viết sẽ giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về hình thức giáo dục STEM. Quý phụ huynh cũng có thể tham khảo thêm phương pháp giáo dục iTL Plus độc quyền tại iSchool, đây là hình thức giảng dạy giúp bé phát triển toàn diện cả về tư duy và nhận thức. Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc về các chương trình học cho trẻ bố mẹ có thể liên hệ với đội ngũ tư vấn viên của iSchool thông qua những thông tin sau:

  • Số điện thoại: 0789 166 588
  • Email: info@ischool.edu.vn 

 >> Có thể bố mẹ quan tâm:

Tags: giáo dục STEM ở tiểu học, phương pháp giáo dục STEM cho trẻ mầm non, phương pháp giáo dục STEAM là gì, giáo dục sớm là gì, montessori là gì, phát triển toàn diện của trẻ em là gì, giáo dục giới tính, giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, giáo dục thông minh