Mục lục
- Tổng quan về phương pháp Montessori
- Đặc trưng về nội dung của phương pháp Montessori trong giáo dục mầm non
- Lợi ích của phương pháp Montessori
- Các lĩnh vực giảng dạy của phương pháp Montessori
- Ưu điểm của phương pháp Montessori cho trẻ theo từng độ tuổi
- Nhược điểm của phương pháp giáo dục Montessori
- So sánh phương pháp Montessori và Reggio Emilia có gì khác?
Phương pháp Montessori là một trong những phương pháp giáo dục nhằm giúp phát triển tư duy cho trẻ một cách toàn diện với 7 ưu điểm nổi bật theo từng độ tuổi khác nhau. Tuy nhiên, bố mẹ cũng nên hiểu rõ thêm về các lĩnh vực ứng dụng và những hạn chế của phương pháp Montessori để từ đó lựa chọn được cách giáo dục phù hợp với con.
>> Xem thêm:
- 10 phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học
- Phương pháp STEAM là gì? Lợi ích khi ứng dụng STEAM vào dạy học
- Các kỹ thuật dạy học tích cực hiệu quả
- Phương pháp Reggio Emilia – Phương pháp giáo dục trẻ mầm non hiện đại
Tổng quan về phương pháp Montessori
Phương pháp giáo dục Montessori là gì?
Phương pháp Montessori là phương pháp giáo dục sư phạm cho trẻ em được nghiên cứu và phát triển bởi tiến sĩ, nhà giáo dục và bác sĩ người Ý đầy kinh nghiệm – bà Maria Montessori (1870–1952). Đây là triết lý giáo dục giúp trẻ phát triển và thúc đẩy những tiềm năng thông qua môi trường học tập thân thiện, chuyên nghiệp với những đạo cụ học tập đặc thù, riêng biệt.
Với phương pháp dạy Montessori, trẻ sẽ được tự do chọn lựa và sáng tạo còn giáo viên sẽ đưa ra những hoạt động phù hợp với từng lứa tuổi của trẻ. Thông qua hoạt động theo nhóm hoặc cá nhân, trẻ sẽ khám phá kiến thức về thế giới xung quanh.
>> Tham khảo thêm trong bài viết: Montessori là gì?
Đặc trưng về nội dung của phương pháp Montessori trong giáo dục mầm non
1. Lấy trẻ làm trung tâm
Phương pháp Montessori áp dụng cách giáo dục lấy trẻ làm trung tâm với các chương trình giảng dạy được thiết kế dựa trên khả năng tiếp thu, quá trình phát triển riêng dành cho mỗi trẻ, qua đó giúp bé phát triển theo đúng khả năng của bản thân.
2. Khuyến khích việc chơi đùa và hợp tác của bé
Các hoạt động trong bài giảng giúp trẻ phát triển hơn nhưng không quá phụ thuộc vào giáo viên. Trẻ tự quyết định trình tự hoạt động, thoải mái vui chơi và học tập. Giáo viên sẽ là người bạn đồng hành, quan sát và hướng dẫn mỗi khi bé cần sự hỗ trợ.
3. Tập trung giúp trẻ phát triển theo từng giai đoạn
Phương pháp giảng dạy Montessori chủ yếu áp dụng cho trẻ ở giai đoạn từ 3 – 5 tuổi. Đây là thời điểm “vàng” để trẻ tiếp thu và học tập tốt nhất, qua đó rèn luyện cũng như phát triển toàn diện về mọi mặt.
- Giai đoạn 3 tuổi: Trẻ sẽ được chú trọng phát triển ngôn ngữ và nhận thức bản thân
- Giai đoạn 4 tuổi: Trẻ được cho làm quen với các kỹ năng vận động và những hoạt động hàng ngày
- Giai đoạn 5 tuổi: Trẻ sẽ được trải nghiệm các hoạt động dã ngoại và du lịch, giúp bổ sung thêm kiến thức về thế giới xung quanh
Lợi ích của phương pháp Montessori
Hiệu quả giáo dục từ phương pháp Montessori như thế nào là điều mà rất nhiều phụ huynh quan tâm. Dưới đây là các ưu điểm của phương pháp này, phụ huynh có thể tham khảo để đưa ra lựa chọn tốt nhất cho con.
1. Giáo dục cho trẻ tính kỷ luật và tự giác
Hầu hết trong các lĩnh vực giảng dạy của phương pháp Montessori đều nêu cao tính kỷ luật thông qua sự chủ động của trẻ. Các bé tự chọn thời gian và thực hiện những hoạt động mình yêu thích theo kế hoạch cụ thể mà giáo viên hướng dẫn. Qua đó, trẻ rèn luyện tính kỷ luật và tinh thần tự giác cao trong các hoạt động thường ngày.
2. Hình thành cho trẻ thói quen sắp xếp đồ đạc ngăn nắp
Đối với phương pháp Montessori, đồ chơi và giáo cụ được sắp xếp cẩn thận và ngăn nắp. Trẻ sẽ được thầy cô hướng dẫn lấy và cất đồ đúng vị trí sau khi sử dụng. Điều này giúp trẻ hình thành thói quen sắp xếp đồ đạc trật tự và ngăn nắp.
3. Khơi dậy sự sáng tạo và cảm hứng cho trẻ
Đối với các hoạt động trong giáo trình giảng dạy, trẻ được phép lựa chọn và thực hiện theo cách riêng của bản thân, nhờ đó có thể khơi gợi được tính sáng tạo và sự tò mò của trẻ đối với thế giới xung quanh. Mỗi em sẽ có mỗi cách giải quyết tình huống khác nhau trong cùng một vấn đề, giúp cho việc học trở nên thú vị và hấp dẫn hơn.
4. Trẻ có cơ hội trải nghiệm môi trường xung quanh
Ở phương pháp Montessori, thầy cô đóng vai trò hướng dẫn, hỗ trợ bé hoàn thành nội dung học tập khi gặp khó khăn và không can thiệp vào quyết định của trẻ. Điều này giúp trẻ được học tập và trải nghiệm thế giới xung quanh theo cách riêng của mình.
Các lĩnh vực giảng dạy của phương pháp Montessori
Phương pháp Montessori là phương pháp giáo dục sớm được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực đời sống khác nhau, từ đó giúp trẻ phát triển một cách toàn diện.
1. Tập cho trẻ thực hành cuộc sống
Phương pháp giáo dục Montessori cho trẻ những bài học về các kỹ năng sống cho trẻ, các thói quen trong sinh hoạt hàng ngày. Một số kỹ năng tự phục vụ mà bố mẹ có thể để bé tự thực hiện như thay quần áo, tự uống nước, vệ sinh cá nhân, ăn uống… Bên cạnh đó, trẻ cũng có thể chăm sóc môi trường như: Tưới cây, lau bụi trên bàn, giá/ kệ để đồ…
Ngoài ra, Montessori còn dạy trẻ khả năng giữ bình tĩnh, làm mọi việc một cách gọn gàng, ngăn nắp. Đồng thời, bé cũng sẽ rèn luyện được tính cẩn thận, giữ vệ sinh chung cũng như biết giúp đỡ, hỗ trợ người khác.
Montessori sẽ giúp trẻ có được những bài học cơ bản về thói quen sinh hoạt hàng ngày. Những hoạt động liên quan tới bản thân như mang giày dép, thắt quai dép hoặc dây giày, mặc hoặc cởi áo khoác, tự đi vệ sinh…Hay thậm chí là chăm sóc môi trường xung quanh: Lau bụi trên lá, tưới cây, lau bụi trên giá kệ,…
Ngoài ra, phương pháp này còn hướng dẫn bé cách giữ bình tĩnh và làm mọi việc một cách ngăn nắp, gọn gàng. Đồng thời, giúp bé hiểu và biết cách quan tâm đến việc giữ gìn vệ sinh chung cũng như giúp đỡ, tương trợ những người khác.
>> Tìm hiểu thêm:
- 12 Kỹ năng sống cho trẻ mầm non cần thiết nhất
- Top 9 trường dạy kỹ năng sống cho trẻ tốt nhất TPHCM
- Dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân an toàn
2. Giúp trẻ phát triển các giác quan
Phương pháp học Montessori với các giáo cụ riêng biệt giúp phát triển 5 giác quan: khứu giác, thị giác, thính giác, vị giác và xúc giác. Trẻ sẽ được làm quen và biết cách phân biệt sự khác nhau giữa tri giác và cảm giác qua các công cụ và bài tập riêng biệt. Từ đó, trẻ sẽ nâng cao được khả năng quan sát, nhận biết, so sánh các sự vật hiện tượng, tiến hành suy luận và cuối cùng là đưa ra nhận định riêng của bản thân. Đồng thời, thông qua phương pháp này, bố mẹ còn giúp trẻ phát triển trí thông minh không gian thị giác, trí thông minh âm nhạc, trí thông minh nội tâm…
>> Xem thêm:
- 8 loại trí thông minh là gì? Bé sở hữu loại hình trí tuệ nào?
- Phát triển toàn diện của trẻ em là gì? Cách giáo dục hiệu quả
- Dạy học phát triển năng lực là gì?
3. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ
Phương pháp này sẽ giúp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non thông qua các hoạt động học tập như đọc sách, ca hát, kể chuyện… Trẻ sẽ học cách bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc qua lời nói, từ đó giúp bé nhận biết được mặt chữ cái. Thêm vào đó, Phương pháp Montessori còn tạo cho bé nền tảng vững chắc cho việc học các môn tiếng Việt, Ngữ Văn.
Bố mẹ và các thầy cô giáo có thể giúp trẻ học tốt hơn bằng các hoạt động sáng tạo về ngôn ngữ, chẳng hạn như: Ghép tranh với các thẻ từ, dụng cụ trực quan, ghép câu văn hoàn chỉnh với các thẻ từ…
>> Tìm hiểu thêm về phương pháp dạy học trực quan
4. Dạy cho trẻ các kiến thức về toán học
Cho bé làm quen với các biểu tượng về số học, từ đó bé sẽ nhận biết được các con số và bố mẹ sẽ dạy bé học số dễ dàng hơn. Đồng thời, trẻ cũng sẽ biết làm các phép tính toán đơn giản về cộng, trừ, nhân, chia.
5. Cho trẻ làm quen với các môn khoa học, lịch sử, địa lý, văn hóa nghệ thuật
Trẻ sẽ được học và biết thêm kiến thức về các môn học như lịch sử, địa lý, khoa học, nghệ thuật. Thông qua đó, bé có thể nâng cao ý thức về mọi thứ xung quanh nhờ vào các học cụ trực quan. Đồng thời, bé sẽ dễ hiểu và nhận biết mọi thứ hơn nếu bố mẹ biết cách vận dụng những ví dụ thực tiễn gần gũi với bé. Tuy nhiên, với những tiết học trên lớp giáo viên nên để cho trẻ tự trao đổi và giải quyết các vấn đề bé gặp phải cùng bạn học.
Ưu điểm của phương pháp Montessori cho trẻ theo từng độ tuổi
Phương pháp Montessori được xây dựng dựa theo từng độ tuổi khác nhau để trẻ dễ dàng trải nghiệm và tiếp nhận kiến thức mới.
1. Đối với trẻ ở độ tuổi từ 0 – 3 tuổi
Với giai đoạn trẻ từ 0 -3 tuổi, phương pháp Montessori thường tập trung vào việc:
- Xây dựng các bài vận động đơn giản cùng kỹ năng ngôn ngữ, giúp trẻ hình thành và rèn luyện trí thông minh ngôn ngữ cùng khả năng tư duy độc lập
- Xây dựng niềm tin riêng của bản thân và rèn luyện sự tự tin trước đám đông
2. Đối với trẻ mầm non từ 3 – 6 tuổi
Đối với trẻ trong giai đoạn 3-6 tuổi, phương pháp Montessori hỗ trợ trẻ:
- Nhận biết và hiểu hơn về các khái niệm cơ bản trong toán học
- Hình thành và phát triển tính kiên trì, tự lập trong các hoạt động hàng ngày
- Phát triển và rèn luyện những kỹ năng giao tiếp cho trẻ tiểu học thông qua sự tương tác, hợp tác với bạn bè và những người xung quanh
3. Đối với trẻ tiểu học từ 6 – 9 tuổi
Trong độ tuổi tiểu học từ 6 – 9 tuổi, phương pháp giáo dục Montessori tập trung hỗ trợ trẻ:
- Khám phá và hiểu rõ lợi ích của việc hợp tác với mọi người xung quanh
- Sự phát triển trí tưởng tượng, tư duy độc lập cũng như hành động tự giác
- Thúc đẩy sự hiểu biết của trẻ về vai trò của bản thân đối với cộng đồng
Nhược điểm của phương pháp giáo dục Montessori
Ngoài những ưu điểm kể trên thì phương pháp Montessori cũng nhận được một số hạn chế.
1. Tốn kém về tài chính
Các chương trình đúng theo phương pháp dạy Montessori thường có chi phí cao vì cần sử dụng nhiều tài liệu, vật dụng giảng dạy, đồ chơi phát triển trí tuệ cho bé… Bên cạnh đó, đội ngũ giáo viên cũng cần được đào tạo chuyên sâu, chất lượng cao nên không phải gia đình nào cũng có đủ điều kiện để cho con theo học phương pháp này.
>> Có thể bố mẹ quan tâm:
- Học phí trường mầm non quốc tế mới cập nhật năm học 2023 – 2024
- 9 tiêu chí chọn trường mầm non cho con đúng chuẩn không cần chỉnh
- Top 10 trường quốc tế Việt Nam tốt nhất năm học 2023 – 2024
2. Sự tương tác giữa các cá nhân không được đề cao
Bài tập Montessori thường không đề cao cách làm việc, sự tương tác giữa nhóm trẻ với nhau. Đây cũng là một trong những hạn chế của phương pháp giảng dạy này. Vì vậy, sau những giờ học theo phương pháp Montessori, trẻ cần được hoạt động, vui chơi, làm việc nhóm cùng bạn bè.
3. Không chú trọng đến trí tưởng tượng
Trong phương pháp này, trẻ sẽ học và hoạt động cùng giáo cụ, giáo trình có sẵn của thầy cô. Vì thế, hạn chế việc phát huy trí tưởng tượng của trẻ trong quá trình học tập.
4. Không chặt chẽ trong chương trình học
Chương trình học tập dựa theo độ tuổi và khả năng tiếp thu của bé, dù phù hợp với năng lực nhưng không chặt chẽ trong giáo trình giảng dạy.
So sánh phương pháp Montessori và Reggio Emilia có gì khác?
Ngoài phương pháp Montessori, Reggio Emilia cũng là phương pháp giáo dục giúp trẻ phát triển vượt trội. Vậy phương pháp Montessori và Reggio Emilia khác nhau như thế nào? Cùng tìm hiểu các đặc điểm khác nhau của 2 phương pháp giáo dục này qua mục tiêu cốt lõi, phương pháp giáo dục và các chương trình học.
1. Mục tiêu cốt lõi trong giáo dục
- Phương pháp Montessori giúp trẻ phát triển năng lực, kỹ năng cá nhân, rèn luyện tính tự lập. Đồng thời, phương pháp giáo dục này thường tuân theo quy chuẩn về các mục tiêu đã đề ra.
- Mục tiêu giáo dục của Reggio Emilia là giúp trẻ rèn luyện và phát triển các kỹ năng như kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng làm việc nhóm, tuy duy sáng tạo.
2. Phương pháp và chương trình học
- Các bài học được dạy theo phương pháp Montessori được thiết kế chuyên nghiệp, giáo viên sẽ chuẩn bị thật kỹ các học liệu. Trẻ sẽ được học tập theo kế hoạch và nội dung chuẩn bị sẵn. Đồng thời, các lớp học Montessori được trang trí đễ hỗ trợ cho trẻ trong quá trình học và tương tác với các học liệu đã chuẩn bị.
- Với phương pháp giáo dục Reggio Emilia, giáo viên và trẻ sẽ là cộng sự của nhau. Trẻ và giáo viên sẽ tự do kết nối và trao đổi ý tưởng với nhau. Ngược lại với Montessori, Reggio Emilia lại tập trung vào rèn luyện cho học sinh cách giải quyết vấn để. Chính vì thế, các lớp học Reggio Emilia sẽ được thiết kế với nhiều loại học liệu khác nhau để trẻ tự do khám phá. Thêm vào đó, các bậc phụ huynh và thầy cô giáo cũng có thể tham gia học tập với trẻ. Ngoài tương tác với các học liệu, trẻ sẽ được học các kết nối và trao đổi với các bạn học khác.
Hệ thống Trường Hội nhập Quốc tế iSchool áp dụng phương pháp giáo dục nào?
Hệ thống Trường Hội nhập Quốc tế iSchool mang sứ mệnh đào tạo nên thế hệ công dân toàn cầu với cơ hội học tập trong môi trường quốc tế cho các em học tinh trên nhiều tỉnh thành Việt Nam.
Các chương trình giáo dục Hội nhập Quốc tế tại iSchool được xây dựng bài bản kết hợp đội ngũ giáo viên và nhân viên chuyên nghiệp, được đào tạo chuyên sâu các phương pháp giảng dạy tiệm cận với những nền giáo dục phát triển, để hỗ trợ phát triển tư duy tích cực, bồi dưỡng tâm hồn trẻ. Bên cạnh đó, iSchool còn sở hữu phương pháp giáo dục iTL Plus độc quyền giúp học sinh phát triển toàn diện.
Để hiểu rõ hơn về các chương trình cũng như hoạt động giải dạy của trường, quý phụ huynh có thể đặt lịch tham quan trường hoặc liên hệ với iSchool thông qua:
- Số điện thoại: 0789.166.588
- Email: info@ischool.edu.vn
Bài viết trên là tổng hợp những kiến thức tổng quan về phương pháp Montessori mà bố mẹ nên tìm hiểu để lựa chọn đúng giáo trình cho trẻ. Từ đó, các bậc phụ huynh có thể chọn được cách học phù hợp giúp trẻ phát triển toàn diện theo từng độ tuổi khác nhau.
>> Tham khảo thêm:
- Cách nuôi dạy con theo phương pháp Montessori
- Phương pháp Glenn Doman cho trẻ 3 tuổi
- Phương pháp Glenn Doman là gì? Tìm hiểu về chương trình Glenn Doman
- Dạy con học toán theo phương pháp Glenn Doman
- Phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non
Tags: phương pháp dạy học tích cực, phương pháp STEAM, phương pháp Steiner, phương pháp Shichida, phương pháp học tập hiệu quả, phương pháp giáo dục stem cho trẻ mầm non, phương pháp dạy học dự án