Mục lục

Phương pháp dạy học tích cực đang được ứng dụng rộng rãi tại nhiều trường học ở Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới. Phương pháp này mang lại hiệu quả cao trong công tác giảng dạy và học tập nhờ thúc đẩy sự sáng tạo, tính chủ động, sự tích cực… của học sinh.

>> Xem thêm:

Phương pháp dạy học tích cực là gì?

Phương pháp dạy học tích cực là một phương pháp dạy học mà ở đó giáo viên sẽ đưa ra những gợi ý mang tính gợi mở để các em học sinh thảo luận và tự đưa ra kết luận cuối cùng. Phương pháp này giúp phát huy khả năng sáng tạo, sự chủ động và tính tích cực của người học. 

Phương pháp dạy học này yêu cầu giáo viên phải là người có trình độ chuyên môn cao, kiến thức đủ sâu, bản lĩnh và phải thật sự tận tâm, nhiệt thành trong công việc. 

>> Tìm hiểu thêm: Giáo dục sớm là gì? Các phương pháp giáo dục sớm cho trẻ 

Khái niệm của phương pháp dạy học tích cực

Phương pháp dạy học tích cực đòi hỏi giáo viên cần phải bản lĩnh, chuyên môn tốt

Các phương pháp dạy học tích cực được vận dụng hiệu quả hiện nay

Hiện nay, các nhà nghiên cứu giáo dục trên thế giới đã đưa ra rất nhiều phương pháp dạy học tích cực nhằm giúp học sinh tiếp thu kiến thức và phát triển năng lực cá nhân một cách toàn diện. Dưới đây là một số phương pháp dạy học tích cực mà các thầy cô giáo có thể tham khảo để tiết học được đa dạng, thú vị và hiệu quả hơn.

1. Phương pháp dạy học tích cực theo nhóm

Dạy học tích cực theo nhóm là phương pháp được các chuyên gia giáo dục đánh giá cao. Với phương pháp này, học sinh có thể phát huy được tính chủ động, sáng tạo, kỹ năng làm việc nhóm, phát triển năng lực cộng tác và kỹ năng giao tiếp.

Cách thực hiện:

  • Giáo viên sẽ giới thiệu về chủ đề cần thảo luận
  • Xác định mục tiêu, nhiệm vụ chung và tiến hành chia nhóm
  • Học sinh cùng thảo luận nhóm
  • Báo cáo cho giáo viên kết quả thảo luận
  • Giáo viên nhận xét, đánh giá về kết quả 
  • Giáo viên có thể chia nhóm theo chữ cái đầu trong tên của học sinh, số thứ tự trong danh sách, theo sở thích…

>> Tham khảo thêm:

Phương pháp dạy học tích cực theo nhóm nhỏ

Phương pháp dạy học tích cực theo nhóm nhỏ thúc đẩy tính chủ động cho học sinh

2. Phương pháp trò chơi

Phương pháp dạy học bằng trò chơi là phương pháp tổ chức cho học sinh tìm hiểu một vấn đề thông qua các trò chơi có nội dung liên quan.

Cách thức tiến hành:

  • Giáo viên tiến hành phổ biến tên, quy tắc và nội dung của trò chơi cho học sinh
  • Học sinh thực hiện chơi thử
  • Thảo luận, đánh giá và đưa ra bài học, ý nghĩa sau khi trò chơi kết thúc    

>> Xem thêm:

Những phương pháp dạy học tích cực cho trẻ hiệu quả

Phương pháp dạy học tích cực bằng cách tổ chức các trò chơi

3. Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình

Nghiên cứu các trường hợp điển hình cũng là một trong các phương pháp dạy học tích cực phổ biến hiện nay. Với phương pháp này, giáo viên sẽ kể những câu chuyện có thật dựa theo các tình huống thực tế xảy ra trong cuộc sống, nhằm chứng minh cho một vấn đề được nêu ra trong bài học. 

Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình có thể được thực hiện bằng nhiều cách như đưa ra văn bản, ghi âm mẩu chuyện hoặc video dẫn chứng.

Cách thức tiến hành:

  • Giáo viên tiến hành cho học sinh xem hoặc nghe về một trường hợp điển hình
  • Tiến hành suy ngẫm về tình huống đó
  • Qua sự hướng dẫn của giáo viên học sinh tiến hành thảo luận, trao đổi

>> Xem thêm:

Tìm hiểu các phương pháp dạy học tích cực nhất hiện nay

Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình phổ biến hiện nay

4. Phương pháp dạy học tích cực theo dự án

phương pháp dạy học tích cực theo dự án, học sinh cần phải thực hiện một nhiệm vụ học tập gắn liền với thực tế cuộc sống.

Cách thực hiện:

Bước 1. Lập kế hoạch cho dự án

  • Xác định đúng chủ đề của dự án 
  • Lên kế hoạch thực hiện theo từng giai đoạn của dự án

Bước 2. Tiến hành dự án

  • Thu thập thông tin, dữ liệu
  • Thực hiện điều tra và cùng các thành viên trong nhóm thảo luận

Bước 3. Đưa ra kết luận

  • Tổng hợp lại tất cả các kết quả 
  • Lập kế hoạch và tiến hành trình bày kết quả thu được
  • Tiến hành phản ánh kết quả trong khi học tập
Cách dạy học tích cực theo dự án

Phương pháp dạy học tích cực theo dự án

5. Phương pháp đóng vai

Dạy học qua phương pháp đóng vai là phương pháp mà người học sẽ tiến hành diễn thử một số cách ứng xử có liên quan đến tình huống giáo viên đưa ra.

Các bước thực hiện như sau:

  • Giáo viên chọn chủ đề, tiến hành chia nhóm, đưa ra tình huống cụ thể và các yêu cầu cần thiết như thời gian, phân vai… cho từng nhóm
  • Các nhóm tiến hành thảo luận, trao đổi về nhiệm vụ được giao
  • Mỗi nhóm sẽ lần lượt diễn phân vai theo đúng thứ tự
  • Cuối cùng, giáo viên sẽ đánh giá, đưa ra kết luận để học sinh biết và nắm được đâu là cách ứng xử phù hợp với tình huống được đưa ra

>> Xem thêm:

Dạy học tích cực bằng phương pháp đóng vai

Phương pháp đóng vai giúp học sinh suy nghĩ sâu sắc về vấn đề đưa ra

6. Phương pháp giải quyết vấn đề

Dạy học giải quyết vấn đề là một trong số các phương án dạy học mới nhằm kích thích tính chủ động, tự giải quyết vấn đề của học sinh. Khi dạy học bằng phương pháp này, giáo viên sẽ đưa ra vấn đề về nhận thức có sự mâu thuẫn với nhau. Từ đó, hướng học sinh tự biện luận và tìm ra phương án giải quyết.

Cách thức tiến hành:

  • Xác định đúng vấn đề cần phải giải quyết
  • Thu thập các thông tin và dữ liệu có liên quan
  • Liệt kê các phương án có thể để giải quyết vấn đề đưa ra
  • Tiến hành phân tích, đánh giá mức độ khả quan của từng giải pháp
Phương pháp dạy học tích cực qua việc giải quyết vấn đề

Học sinh sẽ phát hiện và giải quyết vấn đề mà giáo viên đưa ra

7. Phương pháp dạy học theo góc

Với phương pháp này, học sinh sẽ thực hiện các nhiệm vụ khác nhau tại một vị trí cụ thể trong phạm vi của lớp học, từ đó đa dạng được phong cách học tập. Học sinh sẽ được lựa chọn phong cách học cũng như các hoạt động như: Khám phá, thực hành… Từ đó, học sinh có thể tăng cường khả năng tư duy sáng tạo, có cơ hội để phát triển bản thân cũng như đọc hiểu được các đề xuất của giáo viên.

Ví dụ về phương pháp học theo góc: Khi thầy cô giáo đưa ra một chủ đề về an toàn giao thông để học sinh bàn luận, đồng thời cũng cần đưa ra các góc học như viết, vẽ, thảo luận, đọc, xem video…

Học sinh sẽ thực hiện các nhiệm vụ khác nhau tại một vị trí cụ thể

Học sinh sẽ thực hiện các nhiệm vụ khác nhau tại một vị trí cụ thể

8. Phương pháp vấn đáp

Với phương pháp vấn đáp giáo viên sẽ sử dụng các câu hỏi đóng hoặc mở để kích thích suy nghĩ, dẫn dắt học sinh khám phá kiến thức và kiểm tra mức độ hiểu biết. Những câu hỏi này thường được phân loại chủ yếu dựa vào hoạt động nhận thức và mục tiêu nhận thức:

  • Dựa vào hoạt động nhận thức có 3 dạng: Vấn đáp tái hiện giúp học sinh nhớ lại kiến thức cũ, vấn đáp giải thích – minh họa yêu cầu học sinh vận dụng hiểu biết để làm sáng tỏ vấn đề, vấn đáp tìm tòi nhằm kích thích tư duy độc lập để khám phá kiến thức mới
  • Dựa vào mục tiêu nhận thức: câu hỏi nhận biết, hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp và đánh giá. 

Các bước thực hiện:

  • Giáo viên giới thiệu ngắn gọn về chủ đề hoặc nội dung cuộc vấn đáp
  • Đặt những câu hỏi ngắn gọn, rõ ràng, gắn liền thực tế
  • Học sinh tiến hành suy nghĩ về câu trả lời
  • Trao đổi đa chiều giữa giáo viên-học sinh, học sinh-học sinh xoay quanh chủ đề
  • Giáo viên đúc kết lại các nội dung chính cần ghi nhớ
Giáo viên sẽ sử dụng các câu hỏi đóng hoặc mở để kích thích suy nghĩ học sinh

Giáo viên sẽ sử dụng các câu hỏi đóng hoặc mở để kích thích suy nghĩ học sinh

9. Phương pháp khám phá – WEBQUEST

Phương pháp khám phá – WebQuest là phương pháp học tập mới, kết hợp giữa công nghệ thông tin và Internet, giúp học sinh tự giải quyết dự án hay nhiệm vụ của mình. Từ đó giúp học sinh phát triển tư duy phản biện, kỹ năng tìm kiếm thông tin và làm việc nhóm.

Quy trình thực hiện

Bước 1. Giới thiệu chủ đề và tài liệu học tập

  • Chủ đề cần sát với chương trình học tập
  • Giáo viên đưa ra các nguồn tài liệu phù hợp, đúng chuyên môn

Bước 2. Xác định nhiệm vụ

  • Xác định nhiệm vụ và yêu cầu cần đạt trong thực hiện WebQuest
  • Đảm bảo được tính thực tiễn của nhiệm vụ

Bước 3. Thực hiện

  • Tiến hành nghiên cứu tài liệu, nguồn thông tin về chủ đề
  • Học sinh tổng hợp kiến thức và trình bày, phân tích

Bước 4. Đánh giá và phản hồi

  • Giáo viên đánh giá dựa theo các tiêu chí có sẵn
  • Đề ra phương án cải thiện và điều chỉnh
Phương pháp khám phá - WebQuest là phương pháp học tập mới

Phương pháp khám phá – WebQuest là phương pháp học tập mới

10. Kỹ năng thuyết trình

Kỹ năng thuyết trình là khả năng truyền đạt ý tưởng, thông tin một cách rõ ràng, thuyết phục trước người nghe. Với phương pháp này, học sinh sẽ rèn luyện được khả năng giao tiếp và tự tin đứng trước lớp của mình, đồng thời nâng cao được kỹ năng tổ chức thông tin, tạo ấn tượng với người nghe và cải thiện kỹ năng phản biện.

Ví dụ: Khi thầy cô yêu cầu học sinh thuyết trình về một chủ đề khoa học, học sinh sẽ tự thu thập thông tin, sử dụng slide, biểu đồ, hoặc mô hình minh họa để giải thích khái niệm, đồng thời trình bày ngắn gọn và dễ hiểu, giúp người nghe dễ dàng tiếp thu kiến thức.

Với phương pháp này học sinh cải thiện được kỹ năng thuyết trình

Với phương pháp này học sinh cải thiện được kỹ năng thuyết trình

11. Phương pháp dạy học với sơ đồ tư duy

Ở phương pháp dạy học với sơ đồ tư duy, giáo viên sử dụng sơ đồ hình ảnh để tổ chức và kết nối thông tin, giúp học sinh dễ dàng hiểu và ghi nhớ kiến thức. Có thể linh hoạt các sơ đồ như sơ đồ cây, vòng tròn, mạng nhện,…để tăng thêm hứng thú của học sinh.
Cách thực hiện:

  • Chủ đề chính được ghi ở trung tâm.
  • Phân nhánh các ý tưởng phụ xung quanh, kết nối chúng bằng các mũi tên, từ khóa.
  • Khuyến khích học sinh tạo sơ đồ khi học để tăng cường khả năng tư duy sáng tạo và ghi nhớ.
Sử dụng sơ đồ tư duy tăng hứng thú của học sinh

Sử dụng sơ đồ tư duy tăng hứng thú của học sinh

12. Phương pháp suy luận tương tự

Phương pháp giúp học sinh suy ra kết luận dựa trên sự so sánh giữa hai hoặc nhiều tình huống có điểm chung được gọi là phương pháp suy luận tương tự. Cách dạy này giúp học sinh áp dụng kiến thức đã có vào hoàn cảnh tương tự, tăng khả năng giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Cách thức tiến hành:

  • So sánh các tình huống có điểm chung để rút ra kết luận tương tự.
  • Áp dụng kết quả từ một tình huống vào tình huống mới có sự tương đồng.
  • Giải thích rõ ràng lý do vì sao các tình huống là tương tự để người học dễ dàng hiểu và áp dụng.
Phương pháp suy luận tương tự

Phương pháp suy luận tương tự

Cách áp dụng phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy

1. Tập trung vào phương pháp tự học

Với phương pháp dạy học tích cực, giáo viên không còn suy nghĩ về phương pháp dạy truyền thống, ví dụ như: đọc – chép, chỉ tay… mà tập trung vào các phươnng pháp, hình thức tự học. Qua đó, học sinh tự tìm tòi để tìm ra phương pháp phù hợp nhất.

2. Ứng dụng phương pháp dạy học theo nhóm, tập thể

Vận dụng phương pháp dạy học tích cực, các thầy cô giáo cần biết cách để phân chia nhóm, các đội để có thể trao đổi và phối hợp với nhau tìm ra cách thức học tập tốt nhất. 

3. Dạy học thông qua các hoạt động trên lớp

Học sinh chính là đối tượng chính trong các buổi học để giáo viên khai phá kiến thức. Chính vì vây, thầy cô giáo cần đưa ra những gợi ý vấn đề ở mức độ nhất định. Từ đó, học sinh phát triển tư duy hơn về tư duy, khả năng tìm tòi, thảo luận để tìm ra giải pháp giải quyết vấn đề đó. 

4. Tóm tắt lại những kiến thức trọng điểm đã học

Giáo viên sẽ cùng học sinh tóm tắt, tổng hợp lại các kiến thức trọng tâm vào cuối mỗi buổi học. Đồng thời, thầy cô giáo sẽ giải thích những vấn đề thắc mắc và cùng trao đổi với học sinh để tổng hợp lại kiến thức trong suốt một buổi học. 

Một số kỹ thuật dạy học tích cực hiệu quả nhất

Bên cạnh các phương pháp dạy học tích cực còn có các  kỹ thuật dạy học tích cực. Dưới đây là một số kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học mà các thầy cô có thể tham khảo. 

1. Kỹ thuật “Chia sẻ nhóm đôi” (Think, Pair, Share)

Kỹ thuật “chia sẻ nhóm đôi” được giới thiệu vào năm 1981 do giáo sư Frank Lyman – Đại học Maryland, là hoạt động làm việc theo nhóm đôi, qua đó phát triển năng lực tư duy của từng cá nhân trong khi giải quyết vấn đề.

Với kỹ thuật này, thay vì sử dụng các dụng cụ hỗ trợ, các em học sinh sẽ được phát triển kỹ năng nghe và nói của mình.

  • Ưu điểm: Sau khi tham gia, học sinh sẽ biết lắng nghe và tóm tắt ý của bạn cùng nhóm để có thể phát triển được những câu trả lời tốt nhất.
  • Hạn chế: Học sinh có thể nói chuyện riêng với nhau về những nội dung không liên quan đến bài học.
Các kỹ thuật dạy học tích cực hiệu quả

Kỹ thuật chia sẻ nhóm đôi giúp học sinh phát triển năng lực tư duy (Nguồn: Sưu tầm)

2. Kỹ thuật dạy học tích cực Kipling ( 5W1H)

Kỹ thuật dạy học Kipling được sử dụng trong các trường hợp cần có thêm ý tưởng mới, xem xét thêm nhiều khía cạnh của vấn đề để chọn lựa ý tưởng phát triển (what, where, when, who, why, how).

  • Ưu điểm: Không mất nhiều thời gian và mang tính logic cao, có thể sử dụng cho nhiều tình huống khác nhau và áp dụng rộng rãi cho nhiều đối tượng học sinh.
  • Hạn chế: Có thể tạo cho học sinh cảm giác bị điều tra, dễ dẫn đến tình trạng mỗi người mỗi ý và sự phối hợp giữa các thành viên trong nhóm bị hạn chế.
Cách dạy học tích cực bằng kỹ thuật dạy học Kipling

Kỹ thuật dạy học Kipling sử dụng trong các trường hợp cần ý tưởng (Nguồn: Sưu tầm)

3. Kỹ thuật dạy học KWL (KWLH)

KWL do Donna Ogle giới thiệu và phát triển rộng rãi vào năm 1986, vốn là một hình thức tổ chức dạy học hoạt động đọc hiểu. Các em học sinh sẽ bắt đầu bằng việc suy nghĩ và thể hiện những gì đã biết về chủ đề bài đọc và thông tin này sẽ được ghi vào cột K (What we Know) của biểu đồ. 

Sau đó, học sinh trình bày câu hỏi về những điều các em muốn biết thêm trong chủ đề này tại cột W (What we Want to learn). Tiếp đó, học sinh sẽ tự trả lời cho tất cả câu hỏi ở cột W và trình bày vào cột L (What we Learn). 

Cột H (How can we learn more) được bổ sung vào biểu đồ nhằm mục đích định hướng nghiên cứu cho học sinh. 

  • Ưu điểm: Kích thích sự hứng thú của học sinh trong học tập, làm tăng khả năng định hướng và tự đánh giá cho mỗi cá nhân. 
  • Hạn chế: Thời gian thực hành lâu vì khi học sinh hoàn tất bước K và W, các bạn phải mất thêm một khoảng thời gian mới thực hiện được bước L.

4. Kỹ thuật dạy học bằng sơ đồ tư duy (Mindmap)

Trong số các phương pháp dạy học tích cực, kỹ thuật mindmap còn được gọi là kỹ thuật sơ đồ tư duy được đánh giá rất cao. Vì với cách học bằng sơ đồ, các em học sinh sẽ dùng đến màu sắc và hình ảnh để mở rộng cũng như đào sâu các kiến thức, ý tưởng để ghi chép lại bài học.

  • Ưu điểm: Đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau, giúp học sinh nắm kiến thức nhanh hơn.
  • Hạn chế: Với kỹ thuật sử dụng sơ đồ này, cần sử dụng giấy nên khó lưu trữ, thay đổi, chỉnh sửa cũng như tốn kém chi phí.
Phương pháp dạy học tích cực bằng Mindmap

Kỹ thuật dạy học bằng sơ đồ tư duy được áp dụng rộng rãi (Nguồn: Sưu tầm)

Điều kiện vận dụng các phương pháp dạy học tích cực thành công

1. Đối với giáo viên

Thầy cô giáo phải được đào tạo bài bản để tăng khả năng thích ứng. Đồng thời, giáo viên phải có kiến thức chuyên môn sâu rộng, có chứng chỉ sư phạm đúng chuyên ngành, sử dụng tốt các sản phẩm công nghệ vào giảng dạy.

2. Đối với học sinh

Dưới sự chỉ đạo và dẫn dắt của thầy cô giáo, các em học sinh cần có được những phẩm chất và năng lực thích nghi với những phương pháp dạy học tích cực như: chủ động, tự giác trong học tập, có ý thức trách nhiệm, biết tự học và tranh thủ học ở mọi nơi, mọi lúc.

3. Giảm tải khối lượng kiến thức của các môn học tróng sách giáo khoa

Nhà trường có thể giảm bớt khối lượng kiến thức nhồi nhét, tạo điều kiện cho thầy và trò tổ chức những hoạt động học tập tích cực, giảm thiểu những thông báo ghi nhớ máy móc, tăng cường các bài toán về nhận thức.

4. Đổi mới trang thiết bị dạy học cho học sinh

  • Nên xây dựng phòng học đa năng và kho chứa để thiết bị ở ngay cạnh phòng học bộ môn
  • Các phòng học cần được cung cấp đầy đủ trang thiết bị để phục vụ cho thực nghiệm
  • Các trang thiết bị được bố trí sử dụng chung cần phải đảm bảo nguyên tắc sử dụng, bảo quản hợp lý, cụ thể

5. Đánh giá kết quả của học sinh

Theo phương pháp dạy học tích cực, người giảng dạy sẽ là người chịu trách nhiệm đánh giá kết quả, năng lực của học sinh một cách công bằng và công khai. Có thể đánh giá thông qua hình thức bài tập trắc nghiệm hoặc các câu hỏi. Bên cạnh đó, giáo viên cũng cần đánh giá học sinh trong suốt quá trình học tập bao gồm tính chủ động, tự giác qua các bài học cả về lý thuyết và thực hành.

Bài viết trên đây là những chia sẻ về một số phương pháp dạy học tích cực đang được nhiều giáo viên và nhà trường áp dụng. Các bậc phụ huynh có thể tham khảo thêm nhiều chương trình và phương pháp giáo dục hữu ích cho bé tại iSchool cũng như liên hệ với đội ngũ tư vấn tuyển sinh qua form dưới đây để cập nhật thông tin mới nhất và lựa chọn chương trình học phù hợp cho các con. 

>> Có thể bố mẹ quan tâm:

Tags: phương pháp Steiner, phương pháp giáo dục STEM cho trẻ mầm non, phương pháp Shichida, phương pháp Reggio Emilia, phương pháp STEAM, phương pháp dạy học trực quan, phương pháp học tập hiệu quả

Khám phá thêm về iSchool

Facebook | Youtube | Linkedin | Zalo