Mục lục
Trẻ mầm non 5 tuổi có nhiều sự thay đổi trong tính cách và tâm lý. Về thể chất, lứa tuổi này đang phát triển cơ thể và các hệ thần kinh, giúp nhận thức tốt hơn. Tuy nhiên, trẻ cũng dần hình thành cái “tôi” với nhiều đặc điểm tính cách khiến các bố mẹ lo lắng. Do đó, bố mẹ hãy tìm hiểu những tính cách khả năng của trẻ 5 tuổi dưới đây để hiểu con và có cách dạy con đúng đắn nhất.
>> Tham khảo thêm:
- Cách kích thích phát triển não phải cho trẻ
- Trí thông minh ngôn ngữ cho trẻ và cách phát triển hiệu quả
- Trí thông minh không gian thị giác là gì và cách phát triển cho bé
1. Tìm hiểu những nhóm tính cách khả năng của trẻ
Những nhóm tính cách của trẻ được chia làm hai nhóm chính là hướng ngoại và hướng nội. Với trẻ 5 tuổi, tính cách này đã được bộc lộ và dễ dàng để nhận biết.
Tính cách của trẻ hướng nội | Tính cách của trẻ hướng ngoại |
Tính thực tế: Trẻ có quan điểm rõ ràng và kiên định. Trẻ thường có phản ứng nhanh nhưng thường thiếu kiên nhẫn. | Tính duy cảm: Trẻ dễ hòa đồng với mọi người và môi trường xung quanh, nhận thức bằng trực giác tốt nhưng thường hay thay đổi và khá chủ quan. |
Tính lãnh đạm: Trẻ có tính cách bình thản, có tính tự chủ cao, khả năng suy luận tốt. Nhưng trẻ thường không có sức khỏe tốt và thiếu nhạy bén trong các hoạt động tập thể. | Tính đa tình: Trẻ có tính cách này thường làm việc cần mẫn, thận trọng nhưng lại khả năng chú ý kém và thiếu tập trung, do đó thường thiếu tự tin. |
Tính nhu nhược: Trẻ thiên về tính cách này thường tử tế, thích được chiều chuộng. Thêm vào đó, trẻ hay ủy mị, dễ xúc động và thiếu hăng say trong mọi lĩnh vực. | Tính hiếu hoạt: Trẻ năng động, hăng say và có nhiều sáng kiến nhưng thường thiếu kiên nhẫn. |
Tính vô tình: Trẻ thiên về tính cách này thường không chú ý vào những chuyện xung quanh và có cách sống khép kín. | Tính nhiệt tâm: Trẻ nhạy bén, tự chủ, có óc tổ chức nhưng thường kém giao tiếp và có tính tự ái. |
Trên thực tế, mỗi con người luôn tồn tại một phần của tính hướng ngoại và một phần của tính hướng nội, song sẽ có tính nổi trội hơn. Tuy nhiên, có một số trẻ có tính hướng ngoại và hướng nội cân bằng nhau. Đây là tình trạng trẻ dễ gặp phải nguy cơ rối loạn tâm lý, thường bối rối và không làm chủ được bản thân.
2. Một số vấn đề về tính cách khả năng ở trẻ 5 tuổi cần lưu ý
Độ tuổi lên 5 là bước phát triển tâm lý quan trọng, là nền tảng cho những giá trị tốt đẹp trong tính cách của trẻ sau này. Vì vậy, bố mẹ rất cần hiểu về những tính cách khả năng của trẻ 5 tuổi, từ đó có phương pháp giáo dục cảm xúc cho trẻ và định hướng những hành vi chưa đúng mực của trẻ.
2.1. Trẻ 5 tuổi rất hiếu động
5 tuổi là độ tuổi mới lớn, cơ thể trẻ sẽ phát triển liên tục và sản sinh nhiều năng lượng. Vì vậy, việc con nghịch ngợm, chạy nhảy, leo trèo thậm chí phá phách… đều được xem là bình thường. Tuy nhiên, bố mẹ sẽ cần lưu ý phân biệt rõ trạng thái này để kịp thời điều chỉnh, tránh để trẻ hiếu động đến mức “ngoài tầm kiểm soát”.
Trẻ năng động:
Là những trẻ có tính cách hướng ngoại, thích chơi đùa, chạy nhảy nhưng vẫn có khả năng giao tiếp những người xung quanh. Lúc này, trẻ năng động vẫn có thể tập trung trong khoảng 15 phút vào hoạt động mà con hứng thú.
Trẻ hiếu động kém tập trung:
Ở trạng thái này, trẻ giao tiếp kém, không có khả năng ngồi yên hay tập trung vào điều gì và có dấu hiệu chậm nói. Đây chính là hội chứng tăng động – giảm chú ý (Attention-deficit hyperactivity disorder – ADHD).
Khi nghi ngờ trẻ có những dấu hiệu của hội chứng này, phụ huynh cần đưa con đến các bác sĩ tâm lý có chuyên môn để có những chẩn đoán chính xác, từ đó có các biện pháp can thiệp thích hợp. Bởi, đây là một trạng thái rối loạn tâm lý rất dễ có những nhận định lẫn lộn với tình trạng chậm phát triển trí tuệ và tình trạng tự kỷ.
2.2. Tính cách lười biếng
Tính cách khả năng của trẻ 5 tuổi thường thấy là lười biếng. Trẻ có thể tỏ ra lười biếng, không chịu tham gia hoạt động vui chơi. Phụ huynh cần tìm hiểu rõ nguyên nhân là do trẻ có sức khỏe kém hay do sự chăm sóc, cưng chiều thái quá của gia đình để có biện pháp khắc phục kịp thời cho trẻ.
2.3. Trẻ hay mè nheo, nhõng nhẽo
Tính cách nhõng nhẽo, mè nheo thường do tác động bên ngoài hình thành lên cho trẻ. Ở một mức độ chừng mực, tính cách này tạo nên sự dễ thương của trẻ 5 tuổi. Tuy nhiên, nếu nuông chiều, bảo vệ con quá mức sẽ khiến con luôn đòi hỏi và có tính đành hanh. Lâu dần, trẻ sẽ hình thành các tính xấu như ích kỷ, tham lam, không tốt cho sự phát triển giai đoạn về sau của trẻ.
2.4. Trẻ có tính nhút nhát
Trẻ được bao bọc quá mức khiến trẻ 5 tuổi trở nên nhút nhát. Do đó, phụ huynh nên dạy con tự lập, cho con tự khám phá mọi thứ xung quanh, tự rèn luyện tính tự chủ, tự tin và có thể tự giải quyết các vấn đề của mình thay vì quyết định giúp con mọi việc.
2.5. Tính ích kỷ
Dưới 3 tuổi, việc con dành đồ chơi với bạn và nói rằng của mình là chuyện rất bình thường. Bởi lúc này trẻ chưa xác định được những thứ thuộc về mình. Nhưng với trẻ 5 tuổi, con đã hình thành “cái tôi” và phân biệt được “quyền sở hữu” và muốn có “tài sản riêng”. Nếu bố mẹ không rèn tập cho trẻ những giới hạn sẽ khiến trẻ dần hình thành tính ích kỷ. Vì thế, một mặt bố mẹ nên khuyến khích trẻ biết quý trọng những “tài sản” cá nhân, giá trị bản thân. Mặt khác, bố mẹ cần để ý, uốn nắn con để con tránh nhiễm thói quen ích kỷ.
2.6. Tính cách hung hăng
Hung hăng là một trong những tính cách khả năng của trẻ 5 tuổi. Những đứa trẻ này luôn tìm cách chống đối mọi người, đồng thời luôn tìm cách “thống trị”, gây hấn đối với bạn bè.
Khi trẻ bộc lộ tính hung hăng, bố mẹ không nên đánh mắng trẻ, để tránh gây ức chế cho con. Thay vào đó, hãy nhẹ nhàng và nghiêm khắc chỉ ra cho con thấy thái độ không tốt của mình cùng sự không hài lòng của bố mẹ. Từ đó, trẻ sẽ dần định hình lại và thay đổi tính cách của mình.
3. Những tính cách khả năng của trẻ 5 tuổi
Trẻ 5 tuổi là khoảng thời gian trẻ phát triển nhanh về khả năng vận động, ngôn ngữ cùng tư duy logic… Vì vậy, bố mẹ cần tạo cơ hội để giúp con thu nạp được nhiều kiến thức bổ ích. Cùng tìm những tính cách khả năng của trẻ 5 tuổi dưới đây.
3.1. Khả năng vận động tinh/vận động thô
Trẻ 5 tuổi thường yêu thích các hoạt động chạy, nhảy, leo trèo, ném chụp… Đây là các khả năng cơ bản sẵn có của trẻ. Tuy nhiên, để trẻ hoạt động linh hoạt và tinh tế hơn như cầm muỗng, đũa, cắt giấy, tô màu… sẽ cần được luyện tập trong thời gian dài.
Do đó, trẻ cần có sự giúp đỡ của bố mẹ. Quý phụ huynh có thể hướng dẫn con cách biết cầm bút sao cho đúng, biết sử dụng muỗng, đũa thông qua các trò chơi cho trẻ mầm non và các việc lặt vặt hàng ngày trong cuộc sống gia đình.
3.2. Khả năng phân tích, tổng hợp
Trẻ 5 tuổi bắt đầu phát triển về tư duy và khả năng tổng hợp. Trẻ bắt đầu nhận ra các đặc điểm của đồ vật, con vật cũng như khả năng sắp xếp các hoạt động trước – sau. Lúc này, bố mẹ có thể chọn cho trẻ những đồ chơi cho bé 5 tuổi giúp kích thích trí thông minh của con một cách tốt nhất.
3.3. Khả năng nghe nhìn, phát triển trí tưởng tượng
Ở giai đoạn 5 tuổi, trẻ đã có thể phân biệt được điều tốt, điều xấu và phát triển trí tưởng tượng khá tốt. Các câu truyện được nghe, kể hay xem ở tivi sẽ giúp trẻ phát triển khả năng nói, nghe và tưởng tượng. Vậy nên, bố mẹ cần phải hết sức cẩn thận khi nói trước mặt trẻ, tránh để trẻ có những suy nghĩ tiêu cực về cuộc sống.
Trên đây, bài viết của iSchool đã cung cấp thông tin về những tính cách khả năng của trẻ 5 tuổi. Hy vọng, bài viết đã giúp bố mẹ hiểu rõ hơn về các tính cách của con, từ đó có cách dạy con đúng đắn, giúp nuôi dưỡng những đức tính tốt của con. Nếu quan tâm đến các chương trình học, các hoạt động về kỹ năng sống cho trẻ và những phương pháp giáo dục đang được áp dụng trong giảng dạy tại iSchool, các bậc phụ huynh có thể liên hệ với đội ngũ tư vấn của iSchool thông qua 2 hình thức dưới đây để được hỗ trợ:
- Điện thoại: 0789 166 588
- Email: info@ischool.edu.vn
>> Quý phụ huynh có thể tìm hiểu thêm:
- Giáo dục giới tính là gì? Tầm quan trọng và cách giáo dục giới tính cho trẻ
- 6 phương pháp giáo dục sớm cho trẻ 0-6 tuổi mẹ nên biết
- Cách dạy bé cộng trừ trong phạm vi 10 và làm bài tập hiệu quả
Tags: dạy chữ cái cho trẻ 5 tuổi, dạy kỹ năng sống cho trẻ 5 tuổi, toán tư duy cho trẻ 5 tuổi, tiếng anh cho bé 5 tuổi