Mục lục

Đối với các bé đang ở độ tuổi mầm non, tham gia và trải nghiệm các trò chơi vận động sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện cả về trí tuệ và thể lực. Thông qua các trò chơi, các bé không chỉ được rèn luyện thể chất mà còn có thể phát triển kỹ năng vận động và phát triển ngôn ngữ tốt hơn. Nhờ đó mà trẻ sẽ trở nên năng động, hoạt bát và khéo léo hơn. 

Bài viết hôm nay, iSchool sẽ gợi ý các trò chơi vận động hữu ích được các trường quốc tế áp dụng nhiều nhất, giúp bé tăng cường sức khỏe và phát triển toàn diện hơn về mọi mặt.

1. Tác dụng của trò chơi vận động đối với trẻ

Để trẻ có thể phát triển toàn diện về trí tuệ lẫn sức khỏe thế chất, bên cạnh chú trọng về chế độ dinh dưỡng, bồi dưỡng kiến thức, phụ huynh còn cần phối hợp thêm các trò chơi vận động mầm non cho trẻ. Việc tham gia vào các trò chơi vận động sẽ mang lại nhiều lợi ích cho trẻ, có thể kể đến như:

1.1. Phát triển thể chất và tiêu thụ năng lượng

Trong quá trình tham gia các trò chơi vận động thể chất, trẻ sẽ sử dụng nhiều nhóm cơ để thực hiện các động tác như chạy, nhảy, leo trèo,… Điều này sẽ giúp trẻ tăng sự linh hoạt, dẻo dai, tăng sức đề kháng và phát triển cơ bắp.

>> Có thể bạn quan tâm:

1.2. Nâng cao khả năng phối hợp của cơ thể

Các trò chơi vận động bao gồm việc chuyển động đa hướng sẽ giúp nâng cao khả năng phối hợp giữa các cơ quan trong cơ thể, cải thiện các chức năng, giúp quá trình vận động trở nên linh hoạt hơn. Ngoài ra, tham gia hoạt động vui chơi còn giúp đốt cháy và tiêu thụ năng lượng trong cơ thể, giúp kiểm soát cân nặng và rèn luyện sức bền cho bé.

1.3. Giúp bé phát triển khả năng sáng tạo

Trong quá trình tham gia các trò chơi vận động, trẻ thường phải đối mặt với những thử thách mới. Lúc này, bộ não của trẻ sẽ hoạt động linh hoạt để kích thích sự sáng tạo và khả năng tư duy để tìm ra giải pháp vượt qua thử thách.

>> Xem thêm: Phát triển tư duy sáng tạo với ngôn ngữ lập trình Scratch

1.4. Tăng khả năng nhận định rủi ro

Qua việc tham gia các trò chơi vận động, bé sẽ dần làm chủ được những kỹ năng vận động. Từ đó bé sẽ khám phá được những điều mới lạ mà trước đây chưa từng làm, ví dụ như trèo cầu thang hay nhảy trên ghế. 

Đây là những hoạt động khá nguy hiểm, do đó bé sẽ dần hình thành và phát triển khả năng đề phòng rủi ro. Đôi lúc bé sẽ dừng lại để quan sát mọi vật xung quanh, từ đó đánh giá và phân tích những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra.

1.5. Giúp bé khám phá những điều mới mẻ

Thông qua các trò chơi vận động thú vị, trẻ sẽ có nhiều khám phá mới về thế giới xung quanh hơn và trí tưởng tượng cũng được đánh thức. Từ đó mang tới những cái nhìn hoàn toàn mới mẻ, giúp trí tuệ của trẻ phát triển vượt bậc.

Lợi ích khi tham gia các trò chơi vận động

Tham gia các trò chơi vận động mang lại nhiều lợi ích cho trẻ

1.6. Mang đến cho bé nhiều niềm vui

Các trò chơi vận động tập thể như mèo đuổi chuột, bịt mắt bắt dê, dung dăng dung dẻ, nhảy lò cò,… sẽ giúp cho bé trở nên hào hứng hơn khi được chơi cùng bạn bè. Không chỉ vậy, khi chơi trò chơi nếu bị vấp ngã có thể bé cũng sẽ cười vui vẻ mà không bật khóc như bình thường.

1.7. Giúp bé tăng sự thích thú khi tập luyện thể dục

Bé sẽ trở nên thích thú hơn với những hoạt động thể chất khi trưởng thành nếu được tham gia nhiều trò chơi vận động khi còn nhỏ. Niềm yêu thích, sự hào hứng tuổi thơ sẽ là động lực giúp bé duy trì những hoạt động vận động thể chất khi lớn lên. Đây cũng là nền tảng để cuộc sống trong tương lai của bé thêm năng động hơn.

1.8. Bé có thể chơi ở bất kỳ đâu

Trẻ có thể chơi các trò chơi vận động ở bất kỳ đâu, bất kỳ thời điểm nào như ngoài sân, trong nhà, buổi tối hay buổi sáng mà không cần phải lên kế hoạch trước. Ngoài ra, một số trò chơi vận động không đòi hỏi bất kỳ dụng cụ nào mà vẫn mang lại niềm vui to lớn cho bé.

2. 24 trò chơi vận động cho trẻ phát triển thể chất toàn diện

Dưới đây là những trò chơi vận động phù hợp cho trẻ em, giúp khám phá thế giới xung quanh và kích thích sự phát triển toàn diện của bé:

2.1. Trò chơi chuyền bóng

Chuẩn bị: 2 – 3 quả bóng.

Cách chơi:

  • Trẻ xếp thành vòng tròn, nếu lớp đông có thể chia thành nhiều vòng tròn.
  • Cứ một nhóm 5 – 10 trẻ sẽ cử ra một trẻ cầm bóng, khi có khẩu lệnh “bắt đầu” thì trẻ sẽ chuyền bóng cho bạn bên cạnh, lần lượt theo chiều kim đồng hồ. 
  • Vừa chuyền bóng, trẻ vừa hát theo nhịp: 

 “Không có cánh
Mà bóng biết bay
Không có chân
Mà bóng biết chạy
Nhanh nhanh bạn ơi
Nhanh nhanh bạn ơi
Xem ai tài, ai khéo
Cùng thi đua nào.”

  • Đội nào có ít người làm rơi bóng nhất sẽ chiến thắng.

>> Có thể bạn quan tâm: Top 10 trò chơi trí tuệ cho bé phát triển tư duy vượt bậc

Trò chơi chuyền bóng

Trò chơi chuyền bóng giúp trẻ phát triển về thể lực và rèn luyện phản xạ nhạy bén hơn

2.2. Trò chơi nhảy lò cò

Luật chơi: Trẻ chỉ cần nhảy đúng vào ô mà mình lựa chọn.

Cách chơi:

  • Vẽ các ô vuông trên sàn với số lượng mong muốn, ghi số và chữ vào các ô đã vẽ.
  • Trẻ đứng ở vị trí xuất phát, nhảy vào các ô vuông mà mình chọn hoặc quản trò có thể chỉ định ô cho trẻ nhảy vào.

>> Tham khảo thêm: 35+ Trò chơi tập thể cho trẻ mầm non hay, gây hứng thú nhất

2.3. Trò chơi lăn bóng

Luật chơi : Lăn bóng sang cho bạn và phải bắt bóng khi bạn lăn tới cho mình.

Cách chơi : 

  • Giáo viên chuẩn bị cho hai bé một quả bóng, cho hai trẻ ngồi đối diện nhau và cách nhau khoảng 2m.
  • Bắt đầu trẻ lăn bóng sang cho bạn và bắt bóng khi bạn lăn tới mình, cứ như vậy lần lượt đổi vị trí cho nhau. Trong khi chơi, trẻ đọc bài thơ sau:

“Quả bóng tròn xoay

Đưa tay tôi đây

Bạn ơi đón lấy

Quả bóng tròn xoay

Đưa tay bạn đẩy

Tay tôi đón lấy

Quả bóng tròn xoay

Này, cho bạn

Nào, cho tôi

Chúng ta cùng chơi lăn bóng”

2.4. Vượt chướng ngại vật

Chuẩn bị: Hầm chui (bằng bìa carton), phấn kẻ vạch, dây đeo vòng, chai nhựa có cổ.

Cách chơi : 

  • Chia lớp thành từng nhóm, mỗi nhóm sẽ có tối đa là 5 bé rồi cho trẻ xếp thành hàng dọc sau vạch xuất phát.
  • Khi có hiệu lệnh, các bé sẽ bắt đầu chụm 2 chân lại để bật qua chướng ngại vật. Sau đó bò bằng bàn tay và cẳng chân qua hầm chui rồi chạy nhanh đến để lấy dây đeo vòng bằng 2 tay.
  • Đứng tại chỗ và ném vòng vào cổ chai rồi chạy về xếp ở cuối hàng cuối hàng.
  • Đội nào ném nhiều vòng vào cổ chai sẽ chiến thắng.

>> Có thể bạn quan tâm: 30+ Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non vui nhộn và bổ ích

Trò chơi vượt chướng ngại vật

Trò chơi vận động vượt chướng ngại vật

2.5. Bắt đĩa bay

Chuẩn bị:  1 chiếc đĩa bay nhựa

Cách chơi: 

  • Cần có ít nhất 2 người tham gia trò chơi, không gian chơi rộng rãi, có các lớp cỏ mềm và ít chướng ngại vật.
  • Trẻ nhỏ sẽ đứng cách xa người quản trò, sau đó người quản trò sẽ bắt đầu ném đĩa bay và trẻ phải chạy theo để có thể bắt được đĩa.
  • Bé nào bắt được đĩa nhiều lần hơn sẽ chiến thắng.

>> Xem thêm:

2.6. Đẩy đồ chơi

Dụng cụ cần chuẩn bị: 1 chiếc xe đẩy cho bé với tay cầm vững chắc.

Cách chơi:

  • Cho bé vịn vào xe đẩy, bố mẹ đứng trước để khuyến khích bé đi về phía mình.
  • Một người đứng phía sau bé để hỗ trợ và cổ vũ bé đi về phía trước.

>> Khám phá thêm: Chuỗi trò chơi dân gian ngày Tết cho trẻ mầm non

2.7. Đi bộ bằng 3 chân

Luật chơi: Đội giành chiến thắng là đội về đích đầu tiên.

Cách chơi:

  • Cho 2 trẻ buộc chân vào nhau (chân trái và chân phải) tạo thành 3 chân, đứng trước vạch kẻ xuất phát. 
  • Khi có hiệu lệnh xuất phát, 2 trẻ phối hợp với nhau để cùng nhau di chuyển đến đích.

2.8. Nhảy qua hộp

Dụng cụ cần chuẩn bị: 5 – 6 hộp carton nhỏ, màu và cọ vẽ.

Cách chơi:

  • Hướng dẫn bé tự sơn màu và trang trí lên hộp để bé hứng thú và tò mò hơn.
  • Đặt các hộp giấy thành một dãy rồi để 1 món đồ chơi ở cuối hàng và yêu cầu bé nhảy qua mà không được đụng vào hộp để lấy đồ chơi.
  • Sau khi lấy được đồ chơi, bé quay lại và nhảy về vị trí xuất phát.

>> Có thể bạn quan tâm:

2.9. Trao khăn đỏ

Luật chơi: Đội nào có nhiều thành viên thắt đúng quy định, đẹp và nhanh nhất sẽ chiến thắng.

Cách chơi:

  • Hai đội xếp thành 2 hàng ngang đối diện nhau, mỗi đội có 10 người.
  • Khi có hiệu lệnh, hai đội cùng tiến lên giơ tay chào nhau theo kiểu Đội.  
  • Sau đó từng đôi tháo khăn quàng đỏ của mình, thắt lại vào cổ bạn theo đúng quy cách. 

2.10. Trò chơi nhảy bao bố

Luật chơi: Đội nào có tất cả thành viên về đích trước thì thắng cuộc.

Cách chơi:

  • Cần chuẩn bị bao bố và tiến hành chia nhóm trẻ thành các đội có số lượng người bằng nhau.
  • Mỗi đội xếp thành hàng dọc trước vạch xuất phát, trẻ đứng đầu bước vào trong bao bố và hai tay giữ lấy miệng bao.
  • Khi nghe lệnh xuất phát, trẻ bắt đầu nhảy đến đích, sau đó nhảy quay trở lại vạch xuất phát đưa cho trẻ thứ 2 mới bắt đầu nhảy.

>> Xem thêm: 11+ Môn thể thao tăng chiều cao nhanh nhất cho trẻ chơi

Trò chơi nhảy bao bố

Trò chơi nhảy bao bố giúp trẻ tăng cường thể lực

2.11. Trò chơi ai nhanh hơn

Chuẩn bị: Các chướng ngại vật, hầm chui, thang leo, bục bật sâu và vòng thể dục.

Cách chơi:

  • Quản trò sẽ chia các bạn nhỏ thành nhiều nhóm khác nhau, mỗi nhóm tối đa 5 bạn và xếp thành hàng dọc sau vạch xuất phát.
  • Sau khi nghe hiệu lệnh, trẻ đầu tiên sẽ ngồi xổm và đi dích dắc qua các chướng ngại vật, vượt qua bục bật sâu xuống. 
  • Tiếp tục bò qua đường hầm, trèo xuống thang và chạy lên lấy vòng thể dục rồi quay về xếp cuối hàng.
  • Đội hoàn thành trò chơi vận động trong thời gian ngắn nhất sẽ giành chiến thắng.

>> Tham khảo thêm:

2.12. Trò chơi giả làm tượng

Luật chơi: Bé nào cử động sẽ loại, người còn lại cuối cùng sẽ là người chiến thắng.

Cách chơi:

  • Tất cả các bé tập trung thành một nhóm và trò chơi sẽ bắt đầu khi bài nhạc vang lên.
  • Trong quá trình chơi, người quản trò bật tắt nhạc liên tục, khi nhạc dừng thì tất cả các bé phải bất động. Bé nào cử động sẽ bị loại và người quản trò tiếp tục trò chơi đến khi còn lại người cuối cùng.

2.13. Trò chơi nhảy và dừng

Luật chơi: Bé nào cử động sẽ bị loại.

Cách chơi: 

  • Khi nhạc nổi lên, trẻ sẽ bắt đầu nhún nhảy theo từng điệu nhạc. 
  • Người quản trò sẽ liên tục thay đổi bài hát, đòi hỏi trẻ phải sáng tạo và thay đổi cách nhảy sao cho phù hợp.
  • Khi nhạc dừng lại, trẻ sẽ phải dừng ngay động tác đang nhảy và giữ nguyên tư thế. Nếu lúc đó trẻ nhúc nhích thì sẽ bị loại.

2.14. Trò chơi ném banh trúng đích

Chuẩn bị: 1 tấm bạt lớn, dây thừng, băng dính, 1 trái bóng và vài tấm tranh hoặc nhân vật.

Cách chơi:

  • Dùng dây thừng cố định tấm bạt, lấy băng dính dán các bức tranh lên bạt để tạo “khung thành”.
  • Bé đứng ở vạch xuất phát, dùng quả bóng ném vào các “khung thành” đã chuẩn bị sẵn.
  • Bóng vào “khung thành” càng nhiều thì phần thưởng càng cao.
Trò chơi ném banh trúng đích

Trò chơi ném banh trúng đích rèn luyện khả năng quan sát và sự khéo léo

2.15. Trò chơi làm đèn tín hiệu giao thông

Chuẩn bị: 3 tấm thẻ xanh – vàng – đỏ bằng bìa carton hoặc bằng xốp.

Cách chơi:

  • Theo tín hiệu báo đèn giao thông, trẻ sẽ mô phỏng lại đúng động tác của các phương tiện khi tham gia giao thông.
  • Khi nghe hiệu lệnh của quản trò, “Đèn đỏ” – Dừng, “Đèn vàng” – đi chậm, “Đèn xanh” – Tiếp tục đi.
  • Nếu bạn nhỏ nào làm sai sẽ phải ra ngoài một vòng.

>> Có thể bạn quan tâm:

2.16. Trò chơi dấu chân của giày bong bóng

Chuẩn bị: Nilon có lớp bong bóng, màu nước và giấy.

Cách chơi

  • Dùng nilon nilon có lớp bong bóng quấn quanh bàn chân của trẻ, sau đó nhúng vào màu sắc mà bé yêu thích.
  • Bố mẹ có thể cùng bé tạo dấu chân theo hình dáng bất kỳ bằng cách giẫm lên khổ giấy đã chuẩn bị sẵn.

2.17. Trò chơi tàu hỏa vui nhộn

Luật chơi: Các bạn nhỏ sẽ theo hiệu lệnh của quản trò, nếu làm sai phải ra ngoài 1 vòng.

Cách chơi:

  • Để tạo đoàn tàu hỏa, trẻ sẽ đặt tay lên vai nhau, chầm chậm di chuyển và miệng hô xình xịch. 
  • Quản trọ ra hiệu lệnh cờ xanh, trẻ sẽ vừa di chuyển vừa cùng nhau hô “xình xịch”.
  • Khi quản trò nói “Tàu lên dốc”, trẻ phải đi bằng gót chân và miệng kêu “tu tu”.
  • Khi quản trò nói “Tàu xuống dốc”, trẻ phải đi bằng mũi chân và miệng kêu “tu tu”.

2.18. Trò chơi ngồi ghế dựa theo nhạc

Chuẩn bị: Một số ghế nhựa.

Cách chơi:

  • Đặt các chiếc ghế theo đường ziczac, sau đó người quản trò sẽ bật nhạc để bé chạy quanh ghế.
  • Khi nhạc kết thúc, bé ngồi vào chiếc ghế gần mình nhất, bé nào không giành được ghế sẽ bị loại.
  • Sau mỗi lần chơi, người quản trò sẽ rút bớt 1 chiếc ghế để trò chơi hấp dẫn hơn.
  • Người chiến thắng trò chơi vận động này là người giành được chiếc ghế cuối cùng.

2.19. Trò chơi bóng rổ

Chuẩn bị: Bóng nhỏ và giỏ đựng đồ.

Cách chơi:

  • Các bạn nhỏ đứng tại vạch xuất phát, ném bóng vào giỏ đặt tại vạch đích.
  • Mỗi lần ném trúng rổ, trẻ được cộng thêm 1 điểm và đồng thời lùi về sau 1 bước.
  • Ai là người ném bóng vào giỏ từ vị trí xa nhất sẽ chiến thắng.
Trò chơi ném bóng rổ

Trò chơi vận động ném bóng rổ giúp bé tăng cường thể chất

2.20. Thổi bong bóng xà phòng

Chuẩn bị: Vòng lắc và đồ chơi tạo bong bóng xà phòng. 

Cách chơi: 

  • Bố mẹ/cô giáo đứng tại vị trí cách trẻ khoảng 1m và bắt đầu thôi bong bóng.
  • Trẻ vừa đi vừa lắc vòng sao cho bắt được càng nhiều bong bóng càng tốt.
  • Nếu có nhiều trẻ tham gia, bé nào bắt được nhiều bong bóng xà phòng hơn sẽ chiến thắng. Nếu chỉ có một bé, bố mẹ có thể dựa vào số quả bóng bắt được để tặng phần thưởng cho con.
Trò chơi thổi bong bóng xà phòng

Trò chơi thổi bong bóng xà phòng rất thú vị

2.21. Trò chơi khúc côn cầu

Chuẩn bị: Tất/vớ, dây thun, giỏ đựng đồ hoặc bất kỳ vật dụng nào có thể hứng được bóng.

Cách chơi: 

  • Cuộn tròn những chiếc tất lại, cố định bằng dây thun để tạo thành quả bóng.
  • Đặt giỏ đựng đồ nghiêng sang một bên để làm khung thành và có 1 người làm thủ môn.
  • Các bé đứng tại vạch đích, ném bóng vào khung thành để ghi điểm.Bé nào được nhiều điểm nhất sẽ là người chiến thắng.

2.22. Trò chơi đạp xe

Chuẩn bị: Bìa carton, bút màu, xe đạp 3 bánh hoặc 4 bánh.

Cách chơi:

  • Cho trẻ vẽ và tô màu các nhân vật, đồ vật mà bé yêu thích lên bìa carton.
  • Sau khi hoàn thành, sắp xếp các tấm bìa thành một đường ray.
  • Cho trẻ đạp xe thử thách vượt qua đường ray vừa tạo để giúp rèn luyện khả năng vận động và khéo léo.
Trò chơi vận động - Đạp xe

Trò chơi đạp xe giúp trẻ phát triển thể chất và kỹ năng giữ thăng bằng

2.23. Bịt mắt bắt dê

Chuẩn bị: khăn vải mềm (1 chiếc)

Cách chơi:

  • Trước khi bắt đầu trò chơi vận động này, người quản trò sẽ cho các bé chơi oẳn tù xì, người thua sẽ bị bịt mắt bằng khăn và đi tìm các thành viên còn lại.
  • Người bị bịt mắt không được để hở trong suốt khoảng thời gian chơi và tìm kiếm để bắt lấy một bạn và đoán đúng tên của bạn đó.
  • Những người làm dê, chỉ cần di chuyển để không bị bắt và tuyệt đối không được rời khỏi khu vực đã phân chia từ trước.
  • Người nào bị bắt và đoán đúng tên đầu tiên sẽ là người thua cuộc.

>> Xem thêm: Trải nghiệm trò chơi dân gian tại Làng nghề Trường Sơn

2.24. Trốn tìm

Luật chơi: Người đi tìm phải tìm được các bạn đã trốn ở đâu trong thời gian quy định. Tìm được trong thời gian đó, người đi tìm sẽ chiến thắng hoặc ngược lại.

Cách chơi: 

  • Các bạn nhỏ chơi oẳn tù tì, người thua sẽ đóng vai người đi tìm.
  • Người đi tìm nhắm chặt mắt hoặc úp mặt vào tường, đảm bảo không nhìn thấy trong thời gian các bạn khác đi tìm chỗ trốn.
  • Người đi tìm vừa nhắm mắt vừa đếm thật to 5-10-15-20… cho đến 100 là tín hiệu đã hết thời gian, mở mắt và bắt đầu tìm nơi ẩn náu của các bạn.
  • Trò chơi kết thúc khi trẻ tìm được các bạn trong thời gian quy định hoặc nhận thua.

3. 6 trò chơi vận động cho người lớn

Bên cạnh việc tổ chức các trò chơi vận động cho học sinh, các trường quốc tế cũng thường xuyên tổ chức những hoạt động ngoại khóa cho giáo viên. Việc tham gia các trò chơi vận động vui nhộn giúp các thầy cô cảm thấy thoải mái và thư giãn sau những giờ dạy học, đồng thời cũng nâng cao tinh thần thể thao, rèn luyện sức khỏe.

3.1. Gánh nước

Chuẩn bị: 2 chậu nước và 2 chén nhựa.

Cách chơi:

  • Chia các thành viên tham gia thành hai đội, xếp đứng thành hàng dọc sau vạch xuất phát.
  • Đặt 1 chậu nước ở vạch xuất phát và 1 chậu nước ở vạch đích cho mỗi đội.
  • Sau khi nghe hiệu lệnh, người đầu tiên của mỗi đội dùng chén múc nước từ chậu ở vạch xuất phát, chạy đến đổ nước vào chậu ở đích rồi chạy về đưa chén cho người thứ hai.
  • Đội nào gánh được nhiều nước hơn trong thời gian quy định sẽ thắng cuộc.

3.2. Chiếm vị trí

Luật chơi: Khi nhạc dừng, người chơi không tìm được vị trí để đứng sẽ bị loại.

Cách chơi:

  • Người chơi xếp thành vòng tròn, ít hơn số người chơi một vị trí.
  • Khi nhạc bật lên, người chơi sẽ di chuyển theo vòng tròn.
  • Lúc nhạc dừng, người chơi nhanh chóng tìm cho mình một vị trí để đứng.
  • Nếu người chơi không tìm được vị trí sẽ bị loại, trò chơi tiếp tục và loại bớt vị trí sau mỗi lượt chơi.
  • Người chiến thắng là người ở lại đến cuối cùng.

3.3. Tắt lửa

Chuẩn bị: Phấn vẽ, còi.

Cách chơi:

  • Trò chơi vận động này cần một sân chơi rộng, dùng phấn vẽ một vòng tròn lớn trên sân. Các người chơi đứng trong vòng tròn và vẽ một vòng tròn nhỏ xung quanh chân mình, tượng trưng cho “ngôi nhà”.
  • Khi có còi hiệu lệnh “trời tối”, người chơi rời khỏi “ngôi nhà” và di chuyển tự do bên trong vòng tròn lớn.
  • Người quản trò lén xóa bớt một vài “ngôi nhà”. Khi có còi hiệu lệnh “tắt lửa”, người chơi phải nhanh chóng tìm cho mình một “ngôi nhà” còn trống để đứng vào.
  • Người chơi nào không tìm được “nhà” sẽ bị loại và trò chơi tiếp tục đến khi chỉ còn lại một người chiến thắng.

3.4. Gậy bay

Chuẩn bị: Gậy (số lượng tương ứng với số đội chơi), còi.

Cách chơi:

  • Chia người chơi thành các đội, mỗi đội xếp thành từng hàng dọc.
  • Đặt một cây gậy cách mỗi đội một khoảng bằng nhau, tượng trưng cho đích đến.
  • Khi có còi hiệu lệnh, người đầu tiên của mỗi đội cầm gậy chạy đến đích, chạm gậy vào đích rồi chạy về đưa gậy cho người thứ hai.
  • Hai người cùng nhau cầm gậy chạy đến đích, chạm gậy rồi chạy về đưa gậy cho người thứ ba.
  • Làm lần lượt cho đến khi cả đội cùng nhau về đích. Đội hoàn thành trước sẽ được công nhận thắng cuộc.

3.5. Thoát chạy

Chuẩn bị: Bóng nhỏ, còi.

Cách chơi:

  • Người chơi xếp thành vòng tròn, một người đứng giữa làm người ném bóng.
  • Khi có còi hiệu lệnh, người ném bóng tung bóng lên cao và các người chơi còn lại nhanh chóng di chuyển ra xa vòng tròn, né bóng rơi trúng.
  • Khi người ném bóng bắt được bóng và có còi hiệu lệnh, người chơi phải dừng lại ngay lập tức.
  • Người ném bóng cố gắng ném bóng trúng người chơi đang đứng yên, ai bị trúng bóng sẽ bị loại.
  • Trò chơi tiếp tục đến khi chỉ còn lại một người chiến thắng.

3.6. Tìm bạn bằng một nửa trái tim

Tìm bạn bằng một nửa trái tim là một trong những trò chơi vận động cho người lớn vui nhộn và lãng mạn. Trò chơi vận động này giúp người chơi thấu hiểu nhau hơn nhờ vào những dòng tâm sự được viết trên “một nửa trái tim”.

Vật dụng cần chuẩn bị: Bút, giấy, băng dính, kéo.

Cách chơi:

  • Cắt giấy đã chuẩn bị thành các hình trái tim, sau đó cắt trái tim làm hai nửa với những nét cắt khác nhau và phát cho mỗi người tham gia một nửa trái tim.
  • Người tham gia sẽ viết lên nửa trái tim của mình một câu bắt đầu bằng “Thì…” hoặc “Nếu…”.
  • Người chơi sẽ đi tìm người có nửa trái tim thích hợp với mình cả về nét cắt và nội dung sau khi nghe hiệu lệnh của quản trò.
  • Các cặp sẽ chia sẻ nội dung được viết trên “trái tim” của mình khi ghép đôi thành công.

4.4 trò chơi vận động kết nối cho trẻ em và người lớn

Tham gia và trải nghiệm các trò chơi vận động là cách tốt nhất để giáo viên và học sinh cùng nhau tạo ra những kỷ niệm, đồng thời thúc đẩy sự gắn kết và khơi dậy sự nhiệt tình.

4.1. Các môn thể thao tập thể: Bóng chuyền, leo núi,…

Chuẩn bị: Tùy thuộc vào môn thể thao mà cần chuẩn bị các dụng cụ phù hợp như bóng, vợt, lưới,… và không gian tương ứng.

Cách chơi:

  • Tham khảo luật chơi của từng bộ môn thể thao.
  • Chia các thành viên tham gia thành các đội và bắt đầu trò chơi.
  • Nên lựa chọn không gian chơi phù hợp (sân chơi, phòng tập,…) và luôn đảm bảo an toàn trong quá trình chơi.
Trò chơi vận động tập thể cho trẻ và người lớn

Trò chơi vận động tập thể dành cho giáo viên, phụ huynh và học sinh giúp trẻ tăng cường sức bền, sự linh hoạt và gắn kết giữa các thế hệ (Nguồn: Sưu tầm)

4.2. Trò chống đẩy

Chống đẩy là một trò chơi vận động phù hợp với mọi lứa tuổi. Giáo viên có thể cùng các em học sinh thực hiện động tác chống đẩy, vừa rèn luyện sức khỏe vừa tạo không khí vui vẻ, gắn kết.

Cách chơi:

  • Người chơi nằm sấp, hai tay đặt xuống sàn, rộng bằng vai và các ngón tay hướng thẳng về phía trước.
  • Từ từ hạ thấp cơ thể xuống bằng cách gập khuỷu tay đến khi ngực chạm sàn rồi đẩy người lên trở lại vị trí ban đầu. 
  • Lặp lại động tác chống đẩy nhiều lần tùy theo khả năng.

4.3. Nhảy dây

Chuẩn bị: Dây nhảy.

Cách chơi:

  • Nhảy dây đôi: Hai người cùng giữ hai đầu của một sợi dây, sau đó xoay dây qua đầu để người còn lại nhảy qua.
  • Nhảy dây ba người:  Hai người đứng ở hai đầu dây để quay, người thứ ba đứng ở giữa và thực hiện động tác nhảy. Khi người nhảy mắc phải dây, họ sẽ đổi vị trí với một trong hai người đang quay dây.
Trò chơi nhảy dây

Trò chơi nhảy dây giúp trẻ nâng cao khả năng phản xạ và tăng cường thể lực (Nguồn: Sưu tầm)

4.4. Phép lịch sự trong giao tiếp

Chuẩn bị: Người chơi thực hiện sai mệnh lệnh sẽ bị phạt.

Cách chơi:

  • Người quản trò đứng phía trước người chơi và đưa ra các mệnh lệnh.
  • Chỉ khi nghe mệnh lệnh “mời” từ người quản trò, người chơi mới được phép thực hiện theo.
  • Nếu người quản trò không nói từ “mời” mà người chơi vẫn thực hiện mệnh lệnh thì sẽ bị phạt.

>> Xem thêm:

Các trò chơi vận động luôn mang lại không khí sôi động, sự hào hứng và vui vẻ giúp cho trẻ có thêm trải nghiệm thú vị. Không chỉ vậy, những trò chơi này còn đem  đến nhiều lợi ích cho trẻ như phát triển kỹ năng làm việc nhóm, trau dồi tư duy sáng tạo,… Vì vậy, bố mẹ và giáo viên nên tìm hiểu về các trò chơi vận động để có thể hướng dẫn bé cách chơi, từ đó tạo cho bé duy trì thói quen vận động và nâng cao khả năng phản xạ.

>> Có thể bạn quan tâm:

Khám phá thêm về iSchool:

Facebook | Instagram | Zalo | Youtube | Linkedin