Tự học luôn là xu hướng được khuyến khích, bởi lẽ giáo dục không còn giới hạn trong phạm vi lớp học. Phương pháp tự học có thể giúp học sinh cải thiện bảng điểm của mình cũng như rèn luyện tính chủ động, độc lập trong học tập. Trước những ý nghĩa thiết thực đó, iSchool sẽ giải đáp cho các bạn học sinh phương pháp tự học là gì và cách áp dụng nó để mang lại hiệu quả cho người học.

>> Tham khảo thêm: Các phương pháp học tập hiệu quả

Phương pháp tự học là gì?

Phương pháp tự học là quá trình người học tự nghiên cứu, tìm hiểu các kiến thức bản thân còn thiếu mà không cần sự đốc thúc, yêu cầu từ người khác. Tự học cũng có thể sẽ cần người khác chỉ dẫn ban đầu nhưng bản thân vẫn luôn chủ động, độc lập và tích cực tìm hiểu. Qua đó, người học lĩnh hội tri thức và hình thành những thế mạnh cho bản thân.

Phương pháp tự học là gì

Phương pháp tự học là quá trình người học chủ động nghiên cứu, tìm hiểu

5 phương pháp tự học hiệu quả cho học sinh

Tại sao có những người có thể tự học ngoại ngữ, kỹ năng mềm,… ở nhà? Điều này nằm ở khả năng tự học cũng như phương pháp của mỗi người. Tuy nhiên, không phải bạn nhỏ nào cũng biết cách tự học đúng. Vì thế, các thầy cô giáo và phụ huynh cần phải hướng dẫn, hỗ trợ giúp trẻ hình thành tính tự giác, chủ động học tập cho bé ngay từ sớm. Từ đó, trẻ sẽ xây dựng cho mình khả năng tự học hiệu quả. Dưới đây, iSchool sẽ “bật mí” 5 phương pháp tự học, giúp trẻ chiếm lĩnh tri thức một cách hiệu quả nhất.

1. Xác định rõ mục tiêu của việc tự học

Bất kỳ công việc nào muốn thành công nào đều cần xác định mục tiêu rõ ràng ngay từ đầu. Phương pháp tự học chỉ hiệu quả khi mục tiêu được đặt ra. Mục tiêu càng rõ ràng và mạnh mẽ, người học sẽ càng có động lực phấn đấu và tự giác thực hiện thay vì chờ người khác nhắc nhở. 

Phương pháp tự học - xác định rõ mục tiêu

Xác định rõ mục tiêu là bước đầu tiên để giúp quá trình tự học hiệu quả hơn

2. Xây dựng kế hoạch tự học khoa học

Thực tế cho thấy, học sinh phải học rất nhiều môn học với lượng kiến thức khổng lồ. Điều này đòi hỏi người học cần biết cách tự học, tự sắp xếp và phân bố thời gian cho các môn học để quá trình thu nhận kiến thức đạt hiệu quả.

Theo đó, người học cần vạch ra mục tiêu và kế hoạch chi tiết cho từng môn. Môn trọng tâm cần ưu tiên trước với thời gian cụ thể. Thực hiện theo lịch trình sẽ giúp người học có thời gian biểu khoa học, từ đó làm chủ quá trình tự học tập, nghiên cứu của mình.

3. Chủ động tìm hiểu các tài liệu liên quan đến bài học

Không phải ngẫu nhiên mà V.I.Lênin đã nói: “Học, học nữa, học mãi”. Kiến thức là kho tàng bất tận. Chúng không chỉ nằm trong sách giáo khoa hay lời dạy của giáo viên mà tồn tại khắp nơi trong cuộc sống. Thêm nữa, thời gian học tập trên lớp có hạn. Vậy nên, người học cần chủ động tìm hiểu thêm các tài liệu liên quan đến bài học từ sách nâng cao, tài liệu trên mạng, hỏi các bạn,… để hiểu sâu hơn bài giảng của giáo viên. Đây là một phương pháp tự học vô cùng hiệu quả giúp học sinh nắm chắc và mở rộng vốn hiểu biết của mình. 

Chủ động tìm hiểu các tài liệu liên quan đến bài học

Sau khi xây dựng được kế hoạch tự học cho riêng mình, học sinh cần chủ động tìm kiếm các tài liệu, thông tin liên quan đến bài học

4. Tập trung ghi nhớ các thông tin, kiến thức trọng tâm

Tài liệu học tập rất phong phú, do đó người học cũng cần có kỹ năng chọn lọc kiến thức để việc ghi nhớ chính xác và dễ dàng hơn. Để biết thông tin nào thật sự cần thiết, người học phải xác định đúng vấn đề và thu hẹp phạm vi cần làm sáng tỏ. Hãy rèn kỹ năng đặt câu hỏi xoay quanh chủ đề cần tìm hiểu để có hướng chắt lọc thông tin trọng tâm.

5. Rèn luyện tính kiên trì và kỷ luật khi tự học

Tự học yêu cầu sự tự giác, tự đặt ra mục tiêu và khuôn khổ cho bản thân mà không phụ thuộc vào người khác. Để phương pháp tự học đạt kết quả tốt, tính kiên trì và kỷ luật đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nếu không có tính kỷ luật và kiên trì khi tự học, nếu thói quen không được thực hiện đều đặn thì người học sẽ chỉ tìm hiểu qua loa và không gặt hái được kết quả tốt đẹp. Vì thế, để có “quả ngọt”, hãy dành sự tập trung cao độ vào mục tiêu đã đặt ra, tránh bị sao nhãng bởi các yếu tố bên ngoài. 

Phương pháp tự học đòi hỏi sự kiên trì và nhẫn nại

Tính kiên trì và kỷ luật rất quan trọng trong phương pháp tự học

Lợi ích của phương pháp tự học

Đối với học sinh:

Đối với học sinh – những người đang ngồi trên ghế nhà trường, phương pháp tự học giúp người học nâng cao kiến thức và kỹ năng. Ngoài việc đảm bảo lượng kiến thức trên lớp, người học còn có thể mở rộng và cập nhật những kiến thức mới, những xu hướng mới. Khả năng giải quyết vấn đề của học sinh tự học cũng sẽ tốt hơn những học sinh chỉ trông chờ vào bài giảng và sự nhắc nhở của giáo viên. Nhờ phương pháp tự học, học sinh có thể rèn luyện thêm kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng quản lý thời gian,… Từ đó, người học sẽ có thể chủ động quyết định thời gian học của mình và nâng cao chất lượng kiến thức.

Đối với phụ huynh:

Việc trẻ biết cách tự học sẽ giúp tăng niềm tin và sự tự hào của bố mẹ. Bố mẹ có thể tiết kiệm được thời gian kèm cặp con, đồng thời không tốn quá nhiều tiền cho các dịch vụ dạy học bên ngoài.

Đối với nhà trường:

Học sinh có phương pháp tự học giúp giảm thiểu những hạn chế về thời gian dạy học trên lớp. Giáo viên cũng sẽ bớt vất vả và tự hào hơn khi học sinh tiếp thu bài nhanh.

Lợi ích của phương pháp tự học

Phương pháp tự học mang đến nhiều lợi ích cho học sinh, phụ huynh và nhà trường

Trên đây, bài viết đã giải đáp cho quý phụ huynh và học sinh phương pháp tự học là gì và 5 cách tự học hiệu quả. Hy vọng, chia sẻ trên sẽ giúp việc tự học được nhân rộng ra và thu về những kết quả xứng đáng. 

Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc về các chương trình học cho trẻ, phụ huynh có thể liên hệ với iSchool thông qua:

>> Các bài viết cùng chủ đề:

Tags: phương pháp dạy học tích cực, phương pháp giáo dục, phương pháp Montessori, phương pháp Reggio Emilia, phương pháp Steam, phương pháp Shichida, phương pháp Steiner, phương pháp Easy