Mục lục
- 1. Lợi ích của việc dạy các kỹ năng sống cho trẻ mầm non
- 2. Top các kỹ năng sống cho trẻ mầm non cần thiết nhất
- 2.1. Kỹ năng giao tiếp
- 2.2. Dạy trẻ kỹ năng tự ăn
- 2.3. Dạy trẻ kỹ năng bơi lội
- 2.4. Kỹ năng tự chăm sóc bản thân
- 2.5. Kỹ năng sắp xếp đồ đạc cho trẻ
- 2.6. Dạy trẻ kỹ năng từ chối
- 2.7. Dạy trẻ kỹ năng lắng nghe
- 2.8. Dạy trẻ kỹ năng vượt qua khó khăn, thử thách
- 2.9. Dạy trẻ kỹ năng lập kế hoạch, quản lý thời gian
- 2.10. Dạy trẻ kỹ năng chăm sóc động vật và trồng cây
- 2.11. Kỹ năng phòng tránh nguy hiểm
- 2.12. Kỹ năng chia sẻ và giúp đỡ mọi người
- 2.13. Kỹ năng tham gia giao thông an toàn cho trẻ
- 2.14. Kỹ năng tự học hỏi
- 2.15. Kỹ năng kiểm soát cảm xúc
- 3. iSchool luôn chú trọng việc giáo dục các kỹ năng sống cho trẻ mầm non
Kỹ năng sống cho trẻ mầm non đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển toàn diện về mặt thể chất và tinh thần của bé. Vì thế, các bậc phụ huynh cần tìm hiểu và thiết lập kế hoạch phù hợp để giúp bé tiếp thu một cách tốt nhất. Bố mẹ có thể tham khảo bài viết dưới đây của iSchool để cập nhật thêm nhiều kỹ năng sống cần thiết cho trẻ.
>> Tham khảo thêm:
- Dạy kỹ năng sống cho trẻ 2 tuổi
- Dạy kỹ năng sống cho trẻ 3 tuổi
- Dạy kỹ năng sống cho trẻ 4 tuổi
- Dạy kỹ năng sống cho trẻ 5 tuổi
1. Lợi ích của việc dạy các kỹ năng sống cho trẻ mầm non
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non là rèn luyện và hình thành các kỹ năng sống cần thiết như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nhận thức, tư duy, xác định mục tiêu, xử lý tình huống… giúp phát triển nhận thức cho trẻ mầm non về mọi mặt. Kỹ năng sống chính là nền tảng để cho trẻ biết yêu thương, quan tâm, thích nghi với môi trường xung quanh, phát triển kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống gặp phải trong cuộc sống một cách khéo léo hơn. Đồng thời, những kỹ năng này còn giúp phát triển tư duy cho trẻ hiệu quả.
1.1. Giúp trẻ rèn luyện thể chất
Các bài học về kỹ năng sống cho trẻ mầm non thường bao gồm nhiều hoạt động đa dạng đan xen với nhau. Vì vậy, những kỹ năng sống này không chỉ giúp trẻ xây dựng nhân cách mà còn là phương pháp hiệu quả giúp bé rèn luyện sức khỏe, nâng cao thể chất.
Ví dụ, trong những tiết học ngoại khóa, du lịch, leo núi, dã ngoại,… bé sẽ được học những kỹ năng sống như xử lý tình huống, giao tiếp, hợp tác,… Đồng thời, bé cũng được rèn luyện về thể chất thông qua các chuyến đi bộ khám phá, các trò chơi đồng đội,…
Bên cạnh đó, trẻ sẽ được rèn luyện sự kiên trì, tính bền bỉ, tinh thần sẵn sàng để vượt qua những khó khăn, thách thức. Việc sở hữu thể chất tốt sẽ hỗ trợ bé tích cực tham gia các hoạt động thể dục thể thao, mạnh dạn tìm kiếm và nắm bắt cơ hội mới cũng như dũng cảm để vượt qua mọi trắc trở trong cuộc sống.
Giáo dục kỹ năng sống giúp trẻ mầm non rèn luyện thể chất
1.2. Nâng cao khả năng nhận thức cho trẻ
Việc nâng cao nhận thức cho trẻ thông qua rèn luyện các kỹ năng sống là rất quan trọng. Nhờ vào những kiến thức được dạy về các kỹ năng sống, trẻ sẽ học được cách nhìn nhận vấn đề khách quan hơn, cách nhận biết đúng sai. Đồng thời, bé sẽ mạnh dạn trình bày suy nghĩ cá nhân và biết cách tôn trọng ý kiến, quan điểm của mọi người.
Khi khả năng nhận thức của trẻ được nâng cao, bé sẽ thêm hứng thú với việc tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh. Từ đó, bé sẽ dần hình thành tình yêu thương dành cho gia đình, bạn bè, thiên nhiên và thế giới xung quanh.
Việc giảng dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non giúp bé nâng cao nhận thức về mọi vật mọi việc xung quanh
1.3. Giúp trẻ rèn luyện tinh thần
Những bài học về kỹ năng sống sẽ giúp hình thành thế giới nội tâm phong phú cho trẻ. Khi được rèn luyện các kiến thức liên quan đến kỹ năng sống, trẻ sẽ được bồi dưỡng thêm về tình yêu thương giữa con người với vạn vật và giữa con người với con người.
Ngoài ra, trẻ sẽ được rèn luyện để nâng cao tinh thần trách nhiệm của bản thân đối với những việc mình làm. Đồng thời, những bài học bổ ích về kỹ năng sống còn giúp bé nuôi dưỡng lòng biết ơn đối với gia đình, thầy cô giáo và những người xung quanh mình. Qua đó, các bé sẽ dần hình thành sự bao dung, lòng vị tha với người khác, sự nhã nhặn và ôn hòa trong giao tiếp cũng như cách đối nhân xử thế chuẩn mực trong cuộc sống.
>> Tìm hiểu thêm:
- Phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non
- Giáo dục phát triển thẩm mỹ cho trẻ mầm non
- Phát triển toàn diện của trẻ em là gì?
Việc giảng dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non giúp bé hình thành và phát triển đời sống tinh thần tốt hơn
2. Top các kỹ năng sống cho trẻ mầm non cần thiết nhất
Bố mẹ nên dạy con tự lập từ việc bắt đầu học các kỹ năng sống cơ bản ngay từ khi còn rất nhỏ. Tự mình làm một số việc nhỏ sẽ giúp trẻ rèn luyện sự tự tin và nâng cao giá trị bản thân. Dưới đây là một số kỹ năng sống cho trẻ mầm non bố mẹ có thể tham khảo để rèn luyện cho bé.
2.1. Kỹ năng giao tiếp
Giáo dục kỹ năng giao tiếp ứng xử cho trẻ là rất cần thiết. Đây là kỹ năng sống cho trẻ mầm non giúp trẻ có thể hòa nhập với bạn bè, thầy cô giáo một cách dễ dàng hơn.
Trong giai đoạn này trẻ vẫn chưa thể nhận thức được những điều đang xảy ra xung quanh. Chính vì vậy, trẻ thường hay có thói quen bắt chước lời nói, hành động, cử chỉ của mọi người, đặc biệt là bố mẹ. Do đó, bố mẹ cần dạy cho bé những kỹ năng giao tiếp ứng xử từ những điều đơn giản nhất như chào hỏi, lễ phép với người lớn, biết cách nói lời cảm ơn và xin lỗi đúng lúc, học cách nhường nhịn… Những thói quen đơn giản này sẽ giúp bé hình thành được lối sống chuẩn mực sau này.
>> Xem thêm:
- Rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ tiểu học
- Dạy trẻ kỹ năng chào hỏi lễ phép
- Kỹ năng xã hội là gì? Giáo dục phát triển kỹ năng cho trẻ
Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non
2.2. Dạy trẻ kỹ năng tự ăn
Rèn luyện kỹ năng tự ăn sẽ giúp bé xây dựng được khả năng tự lập. Đây là một trong những kỹ năng sống cần thiết cho trẻ mầm non và được nhiều chuyên gia khuyến khích bố mẹ nên áp dụng trong quá trình nuôi dạy trẻ. Từ đó, bố mẹ có thể cảm thấy yên tâm hơn khi có việc đột xuất hoặc đi công tác dài ngày vì khi đó trẻ đã có thể tự ăn một mình.
Rèn luyện cho bé kỹ năng tự ăn
2.3. Dạy trẻ kỹ năng bơi lội
Một trong các kỹ năng sống cho trẻ mầm non đang được nhiều bậc phụ huynh quan tâm hiện nay là bơi lội. Bơi lội không chỉ giúp phát triển thể chất cho trẻ mầm non, đặc biệt là chiều cao mà còn giúp tăng kỹ năng sinh tồn cho trẻ trong những trường hợp như trượt chân xuống ao, hồ…
Đồng thời, bơi lội sẽ làm bé cảm thấy thích thú hơn vì có cơ hội làm quen với một môi trường thiên nhiên, từ đó kích thích khả năng sáng tạo của trẻ trong quá trình học tập. Vì thế, iSchool khuyến khích bố mẹ nên đưa bé đi bơi hàng tuần để giúp bé phát triển tốt hơn.
Rèn luyện bơi lội cho trẻ mầm non
2.4. Kỹ năng tự chăm sóc bản thân
Mặc dù trẻ còn nhỏ không thể tự làm mọi thứ một mình mà luôn cần sự giúp đỡ, hỗ trợ của bố mẹ. Tuy nhiên, đừng để trẻ quá phụ thuộc, dựa dẫm mà bố mẹ nên dạy cho bé biết cách chăm sóc bản thân với những công việc đơn giản hàng ngày như: tự đánh răng, mặc quần áo, chải tóc, mang giày dép, tự vệ sinh cá nhân, đi ngủ… Những công việc đó sẽ giúp cho trẻ rèn luyện được tính tự lập, biết cách chăm sóc bản thân khi không có bố mẹ bên cạnh.
>> Khám phá thêm: Kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mầm non
2.5. Kỹ năng sắp xếp đồ đạc cho trẻ
Hướng dẫn kỹ năng sắp xếp đồ đạc cho trẻ sẽ giúp trẻ hình thành thói quen ngăn nắp, chỉnh chu hơn trong mọi việc. Bố mẹ có thể bắt đầu từ việc dạy bé cách xếp quần áo, giày dép, đồ chơi… của con đúng nơi quy định. Đối với kỹ năng này, bố mẹ nên thực hiện cùng con để tạo cho bé cảm giác hào hứng, thích thú…
Sắp xếp đồ đạc gọn gàng là một trong những kỹ năng sống cho trẻ mầm non bố mẹ cần dạy bé ngay từ sớm
2.6. Dạy trẻ kỹ năng từ chối
Từ chối là một trong những kỹ năng sống vô cùng quan trọng mà bố mẹ nên cho trẻ rèn luyện ngay từ sớm. Kỹ năng này không chỉ giúp các bé tránh được các chiêu trò, lời dụ dỗ nguy hiểm của người lạ mà còn mang đến cho trẻ nhiều lợi ích khác trong công việc và cuộc sống sau này. Bố mẹ có thể vận dụng những phương pháp sau đây để dạy trẻ kỹ năng từ chối hiệu quả:
- Dạy trẻ nói lời cảm ơn trước khi từ chối.
- Dạy trẻ các trường hợp nên nói lời từ chối.
- Lời từ chối phải dứt khoát, rõ ràng.
- Tuyệt đối không đánh giá hay nhận xét về món quà muốn từ chối.
- Cùng bé thực hành.
2.7. Dạy trẻ kỹ năng lắng nghe
Lắng nghe là kỹ năng sống cần thiết bố mẹ nên rèn luyện cho trẻ từ sớm. Kỹ năng này không chỉ giúp bé xây dựng các mối quan hệ xung quanh mình trong cuộc sống mà còn là tiền đề cho sự thành công sau này. Người có kỹ năng lắng nghe tốt thường là người biết các tiếp nhận ý kiến từ những người xung quanh, học hỏi và sửa đổi từng ngày để trở nên tốt hơn. Để dạy trẻ kỹ năng lắng nghe, bố mẹ có thể tham khảo những phương pháp dưới đây:
- Đầu tiên, bố mẹ cần lý giải cho trẻ hiểu về lý do vì sao cần phải học cách lắng nghe.
- Bố mẹ phải là người biết lắng nghe trước và làm gương để bé noi theo.
- Cho bé tham gia vào những trò chơi rèn luyện kỹ năng lắng nghe như trò chơi “theo nhịp”, trò chơi thì thầm,…
- Không nên lớn tiếng với bé.
- Hướng dẫn bé giao tiếp bằng mắt.
- Bố mẹ cần dành thời gian để cùng trẻ học cách lắng nghe.
- Dạy trẻ không được chen lời hay cắt ngang lời khi người khác đang nói chuyện.
2.8. Dạy trẻ kỹ năng vượt qua khó khăn, thử thách
Việc một số bố mẹ bảo bọc con quá mức, thường hay giúp bé thực hiện hết mọi việc khiến bé có thói quen ỷ lại và không biết cách xử lý tình huống một cách độc lập. Để giúp bé chủ động hơn và có thể tự lập bố mẹ nên dạy cho bé cách để vượt qua khó khăn, thử thách từ những việc nhỏ nhất như tạo cho trẻ thói quen tự đứng dậy mỗi khi vấp ngã, tự giải quyết khó khăn trước khi được hướng dẫn…
2.9. Dạy trẻ kỹ năng lập kế hoạch, quản lý thời gian
Việc dạy cho bé kỹ năng quản lý thời gian ngay khi còn nhỏ sẽ giúp bé biết cách tự phân bổ quỹ thời gian một cách hợp lý. Theo đó, khi lớn lên bé có thể quản lý và lên kế hoạch cho công việc tốt hơn. Để giúp bé hình thành thói quen này bố mẹ có thể bắt đầu từ việc cho bé tự sắp xếp thời gian biểu cá nhân của mình và thực hiện các hoạt động của trẻ như ngủ nghỉ, xem tivi, ăn uống, đọc sách, vui chơi… đúng giờ.
2.10. Dạy trẻ kỹ năng chăm sóc động vật và trồng cây
Chăm sóc động vật và trồng cây là kỹ năng cần thiết khi giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non. Tâm hồn và tích cách của trẻ sẽ trở nên ấm áp, tươi đẹp hơn thông qua việc tiếp xúc với cây cối và các loài động vật. Kỹ năng sống cho trẻ mầm non này không những giúp nuôi dưỡng tâm hồn, giúp bé có được những cảm xúc tích cực, vui vẻ mà còn cho bé học được cách quan tâm đến những thứ xung quanh.
>> Tham khảo thêm: Dạy trẻ kỹ năng bảo vệ môi trường
Kỹ năng trồng và chăm sóc cây
2.11. Kỹ năng phòng tránh nguy hiểm
Dạy cho trẻ kỹ năng phòng tránh nguy hiểm để trẻ có thể tự bảo vệ bản thân là điều rất cần thiết. Vì cuộc sống thường có những nguy hiểm bất ngờ xảy ra, nếu như trẻ không học được cách tự bảo vệ bản thân thì sẽ gây ra những trường hợp không mong muốn. Bố mẹ có thể hướng dẫn trẻ từ những việc nhỏ như cho bé học thuộc các thông tin liên lạc như số điện thoại của bố mẹ, địa chỉ nhà,… hay kỹ năng cảnh giác và biết cách đối phó khi gặp người lạ.
>> Tìm hiểu thêm:
2.12. Kỹ năng chia sẻ và giúp đỡ mọi người
Kỹ năng chia sẻ và giúp đỡ mọi người cũng là một trong những kỹ năng sống cho trẻ mầm non. Các phụ huynh có thể rèn luyện cho bé bằng cách tạo cơ hội để bé có thể giúp đỡ người lớn những việc đơn giản như quét nhà, dọn dẹp bàn ghế…
Đó là cơ sở để giúp trẻ trở thành người giàu lòng yêu thương, nhân ái, bao dung, biết sẽ chia, quan tâm đến người khác. Kỹ năng này giúp trẻ hoà nhập với cộng đồng, có góc nhìn tích cực đối với cuộc sống.
2.13. Kỹ năng tham gia giao thông an toàn cho trẻ
Kỹ năng sống cho trẻ mầm non này thường được giảng dạy tại các trường mẫu giáo. Tuy nhiên, bố mẹ vẫn cần cho bé thực hành để nắm bắt một cách chính xác hơn. Các bậc phụ huynh nên bắt đầu từ việc dạy trẻ cách nhận biết đèn giao thông, cách quan sát và xin qua đường…
>> Tìm hiểu thêm: Giáo dục an toàn giao thông cho trẻ mầm non
2.14. Kỹ năng tự học hỏi
Trẻ mầm non thường hay quan sát, tò mò và muốn tìm hiểu về mọi thứ xung quanh. Vì vậy, các bậc phụ huynh hãy tạo cho bé cơ hội để phát huy kỹ năng này thường xuyên hơn. Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh nên hướng dẫn cho trẻ cách tự đặt câu hỏi cũng như để trẻ tự tìm ra đáp án cho câu hỏi đó để giúp cho não bộ và tư duy của bé phát triển hơn.
2.15. Kỹ năng kiểm soát cảm xúc
Kiểm soát cảm xúc là một trong những kỹ năng thiết yếu mà các bậc phụ huynh nên cho trẻ rèn luyện ngay từ nhỏ. Để dạy trẻ kỹ năng này, bố mẹ nên thực hiện từng bước như sau:
- Ghi nhận những cảm xúc của trẻ trong khi quấy khóc đề từ đó có những hành vi xử lý thích hợp trong từng tình huống cụ thể với trẻ. Đồng thời, bố mẹ cũng cần hướng dẫn bé ghi nhận cảm xúc và biết cách bộc lộ cảm xúc phù hợp với từng thời điểm.
- Dạy trẻ học cách để lắng nghe, chú ý và quan tâm đến suy nghĩ hay câu chuyện của người đang nói chuyện vì trẻ sẽ có thể bỏ lỡ những chi tiết quan trọng nếu lơ đễnh. Một đứa trẻ có khả năng lắng nghe tốt sẽ có cách xử lý tình huống khôn khéo hơn.
- Bố mẹ phải chỉ cho trẻ thấy được những hậu quả nghiêm trọng của việc thiếu kiểm soát cảm xúc.
- Khuyến khích bé tham gia những hoạt động thể dục thể thao để giúp giải tỏa nguồn năng lượng tiêu cực.
>> Xem thêm:
3. iSchool luôn chú trọng việc giáo dục các kỹ năng sống cho trẻ mầm non
iSchool luôn chú trọng đến việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non để giúp trẻ phát triển toàn diện về kiến thức học thuật cũng nhưng những kỹ năng sống cần thiết trong học tập và cuộc sống. Theo đó, bên cạnh những kiến thức học thuật, iSchool còn xây dựng các bài giảng và hoạt động về kỹ năng sống, từ đó giúp học sinh giải quyết vấn đề cũng như sẵn sàng để đương đầu với những khó khăn, thử thách trong cuộc sống hiệu quả hơn:
- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa về kỹ năng sống: Tại iSchool, học sinh sẽ được tham gia các hoạt động dã ngoại như tham quan các bảo tàng và di tích lịch sử, khám phá thiên nhiên, trải nghiệm văn hóa địa phương, các hoạt động phiêu lưu, thể dục thể thao,… Những hoạt động ngoại khóa này không chỉ giúp học sinh tăng thêm hiểu biết, nâng cao kiến thức học thuật một cách trực quan mà còn rèn luyện những kỹ năng sống cần thiết như ý thức bảo vệ môi trường, kỹ năng sinh tồn, tình yêu quê hương đất nước, kỹ năng hợp tác, giao tiếp,… Ngoài ra, học sinh cũng tạo được nhiều kỷ niệm đáng nhớ cùng bạn bè.
- Tổ chức các cuộc thi học thuật, khoa học, nghệ thuật: iSchool thường xuyên tổ chức các cuộc thi học thuật, khoa học công nghệ hay các cuộc thi mang tính nghệ thuật như cuộc thi chiến binh gọn gàng, cuộc thi IOE, cuộc thi Voice of iSchool, các cuộc thi khoa học kỹ thuật,… Thông qua các cuộc thi, trẻ sẽ hình thành và phát triển các kỹ năng sống cũng như kỹ năng mềm hữu ích như kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng phản biện, kỹ năng thuyết trình,… đồng thời giúp trẻ rèn luyện sự tự tin, mạnh dạn thể hiện suy nghĩ, quan điểm của bản thân.
- Tổ chức các hội thảo về kỹ năng sống: iSchool thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo liên quan đến việc giáo dục kỹ năng sống như “Cùng con chạm đến ước mơ”, “Nổi loạn tuổi Teen – Cơ hội hay thách thức”, “Hành trang cho con vào lớp 1”,… nhằm chia sẻ với các bậc phụ huynh về tầm quan trọng của việc giảng dạy kỹ năng sống cho trẻ, đồng thời mang đến những kiến thức hữu ích về kỹ năng sống để bố mẹ có thể kết hợp rèn luyện cho các con. Qua các cuộc hội thảo sẽ giúp tạo cầu nối chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình, giúp nâng cao hiệu quả của việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
>> Tìm hiểu các kỹ năng sống cho trẻ mầm non được dạy trong Chương trình giáo dục mầm non tại Hệ thống trường Hội nhập Quốc tế iSchool
iSchool chú trọng việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non
Bài viết trên đây là những chia sẻ về các kỹ năng sống cho trẻ mầm non. Đồng thời, cũng chỉ ra tầm quan trọng của kỹ năng sống đối với sự phát triển của trẻ. Hy vọng với những thông tin được đề cập trong bài có thể hỗ trợ các bậc phụ huynh trong quá trình nuôi dạy trẻ. iSchool hiện đang tổ chức những chương trình ngoại khóa, các cuộc thi liên quan đến kỹ năng sống cho trẻ mầm non, bố mẹ có thể liên hệ với đội ngũ tư vấn của iSchool để hiểu rõ hơn về những chương trình học cũng như các hoạt động ngoại khóa cho bé yêu.
>> Có thể ba mẹ quan tâm:
- 10 Đồ chơi thông minh cho bé 2 tuổi phát triển trí tuệ
- Các giai đoạn phát triển tâm lý trẻ em ở độ tuổi từ 0 – 16 tuổi
- Chuẩn bị tâm lý cho trẻ vào lớp 1 như thế nào?
Tags: kỹ năng sống cho trẻ tiểu học, đào tạo kỹ năng sống cho trẻ, sách vải kỹ năng sống cho trẻ mầm non, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng quan sát, kỹ năng tự học
Khám phá thêm về iSchool