Mục lục
- Dạy con đúng cách bằng việc trò chuyện với trẻ thường xuyên
- Dạy con đúng cách bằng việc khen trẻ đúng nơi, đúng chỗ
- Làm tấm gương tốt cho con noi theo
- Hãy dạy con hình thành thói quen đọc sách từ sớm
- Dạy con đúng cách: Hãy tôn trọng ý kiến của con
- Bố mẹ cần dạy con cách tự kiểm soát hành vi của chính mình
- Hãy để con được tự do làm những điều mình muốn
- Dạy con đúng cách với phương pháp giáo dục của người Nhật
- Tìm hiểu lý do mỗi khi con làm sai và đưa ra lời khuyên cho trẻ
- Dạy con đúng cách là rèn luyện cho con thói quen tập thể dục đều đặn
- Đề cao tính kỷ luật khi dạy con
- Dạy con biết cách tôn trọng gia đình
- Đảm bảo tính nhất quán khi dạy con
- Hãy luôn nhẹ nhàng khi dạy trẻ
- Cách dạy con đúng là hãy dạy trẻ làm những điều phù hợp với lứa tuổi
- Bố mẹ cần kiên nhẫn khi dạy con
- Giúp trẻ nhận biết sai lầm là nguyên tắc để dạy con đúng cách
- Dạy con cách quản lý thời gian, tự giác trong mọi việc
Bố mẹ ai cũng mong muốn con mình sẽ trở thành một người giỏi giang, thông minh và tự lập. Chính vì vậy mà các cách dạy con thông minh ngay khi còn nhỏ luôn nhận được sự quan tâm của rất nhiều phụ huynh. Bài viết dưới đây của iSchool sẽ chia sẻ cho quý phụ huynh các cách dạy con giúp con phát triển toàn diện hơn.
Dạy con đúng cách bằng việc trò chuyện với trẻ thường xuyên
Kỹ năng giao tiếp và khả năng ngôn ngữ của trẻ sẽ phát triển tốt hơn khi bố mẹ thường xuyên trò chuyện với bé. Thông qua những cuộc hội thoại, hoạt động trí não của bé cũng sẽ trở nên nhạy bén và linh hoạt hơn. Giao tiếp chính là chìa khóa vàng giúp bố mẹ và con cái gắn kết với nhau hơn, đồng thời, bé cũng sẽ cảm nhận được tình yêu thương, sự tôn trọng. Đây là một trong những cách dạy con thông minh giúp trẻ trở nên tự tin hơn.
Dạy con đúng cách bằng việc khen trẻ đúng nơi, đúng chỗ
Lời khen là phần thưởng đơn giản nhất mà bố mẹ có thể trao cho con bất cứ khi nào. Mặc dù lời khen chỉ mang giá trị tinh thần nhưng lại là động lực to lớn cổ vũ trẻ tiếp tục phát huy những hành động tốt đẹp con đã làm bởi ai cũng thích được khen thưởng.
Tuy nhiên, phụ huynh cũng không nên lạm dụng lời khen bất kể hoàn cảnh hay địa điểm, khiến trẻ coi đó là điều hiển nhiên và không còn coi trọng, làm mất ý nghĩa của lời khen tặng.
Làm tấm gương tốt cho con noi theo
Trong giai đoạn còn non nớt, trẻ thường có xu hướng bắt chước, cư xử lời nói và hành động của người lớn. Vì vậy, với vai trò là người tương tác mỗi ngày cùng con, cha mẹ cần cố gắng cư xử đúng mực để làm gương cho con, giúp trẻ noi theo và vâng lời hơn.
Hãy dạy con hình thành thói quen đọc sách từ sớm
Đọc sách cho con nghe sẽ giúp con hình thành và phát triển trí thông minh ngôn ngữ. Đồng thời, trẻ sẽ dần đam mê và yêu thích việc đọc sách hơn. Bố mẹ có thể đặt câu hỏi liên quan đến nhân vật hay nội dung của cuốn sách cho con trong lúc đọc, chẳng hạn như con sẽ làm gì khi ở trong tình huống này, con nghĩ chuyện gì sẽ diễn ra tiếp theo… Qua những câu hỏi này, trẻ sẽ phát huy được trí tưởng tượng và khả năng suy luận của bản thân. Từ đó, khả năng tự học của trẻ cũng sẽ tốt hơn.
>> Tham khảo thêm:
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non
- Cách dạy bé học chữ cái tiếng Việt nhớ lâu nhất
- 9 Cách dạy bé đánh vần chữ cái hiệu quả
Dạy con đúng cách: Hãy tôn trọng ý kiến của con
Thay vì bắt trẻ phải làm theo khuôn mẫu đã có sẵn, bố mẹ nên lắng nghe và tôn trọng suy nghĩ, quan điểm của trẻ. Với cách này, trẻ sẽ thể hiện được khả năng sáng tạo, luôn suy nghĩ để lý giải cho những vấn đề bé nhìn thấy, từ đó sẽ giúp bé trở nên tự tin và chủ động hơn.
Bố mẹ cần dạy con cách tự kiểm soát hành vi của chính mình
Thay vì phạt mỗi khi trẻ làm sai, bố mẹ có thể thiết lập cho bé một số quy tắc để trẻ không tái phạm nữa. Phương pháp này sẽ giúp trẻ biết cách tự kiểm soát hành vi của bản thân để không vi phạm quy tắc bố mẹ đặt ra cho bé. Qua đó, trẻ sẽ dần hình thành thói quen tự điều chỉnh những hành vi của bản thân một cách phù hợp nhất. Bố mẹ có thể dạy con cách kiểm soát âm lượng và cảm xúc của mình, dù có giận dỗi hoặc không thích đến đâu cũng cần phải bình tĩnh, không được la hét lớn tiếng…
>> Xem thêm: Giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non
Hãy để con được tự do làm những điều mình muốn
Các bậc phụ huynh luôn đối mặt với nhiều nỗi lo trong hành trình nuôi dạy con cái, như sợ con té ngã bị thương, sợ con dính bẩn,..Sau thời gian, nỗi sợ vô tình biến thành mối đe dọa khiến phụ huynh luôn cáu gắt ngăn cấm mỗi khi trẻ muốn khám phá thứ gì đó mới.
Tuy nhiên việc trao cho con cơ hội được tự do hành động, chạy nhảy đúng lứa tuổi mới là cách dạy con hiện đại được khuyến khích. Nếu cha mẹ lo lắng con gặp nguy hiểm, có thể cho trẻ tự do chơi đùa nhưng dưới sự giám sát cẩn thận của người lớn để đảm bảo an toàn và có giới hạn nhất định. Từ đó, phụ huynh vừa yên tâm hơn mà trẻ cũng tự tin, năng động hơn khi tham gia vào các hoạt động bổ ích.
Dạy con đúng cách với phương pháp giáo dục của người Nhật
Để tạo động lực cho trẻ bố mẹ nên khen bé mỗi khi làm được một việc tốt. Tuy rất đơn giản nhưng chính những lời khen, sự khích lệ này lại giúp bé hình thành được những thói quen và hành động tốt. Bố mẹ không nên sử dụng vật chất để làm phần thưởng cho trẻ, vì như vậy sẽ hình thành cho trẻ thói quen không tốt.
>> Có thể bố mẹ quan tâm:
- Kỹ năng sống cho trẻ mầm non
- Dạy kỹ năng sống cho trẻ
- Dạy kỹ năng sống cho trẻ 3 tuổi
- Dạy kỹ năng sống cho trẻ 4 tuổi
- Dạy kỹ năng sống cho trẻ 5 tuổi
Tìm hiểu lý do mỗi khi con làm sai và đưa ra lời khuyên cho trẻ
Luôn có lý giải cho những hành vi của trẻ, có thể là nguyên nhân xuất phát từ chủ quan lẫn khách quan. Có thể với cha mẹ, những lý do này không quan trọng và chẳng đáng để bận tâm nhưng quan trọng hơn chính là cảm xúc của trẻ. Nếu cha mẹ cố gắng tìm hiểu và giải quyết từ gốc rễ, dù có thể sẽ không được triệt để thì con bạn vẫn sẽ thấy được quan tâm và thấu hiểu. Đây là cách giúp trẻ cảm thấy giá trị của mình được công nhận và tự động hứa sẽ không tái diễn để bố mẹ không cần lo lắng cho mình nữa.
Ví dụ, nếu trẻ đánh anh chị em của mình, lý do có thể là do bị lấy mất đồ chơi. Trong tình huống này, cha mẹ có thể dạy trẻ cách trao đổi, yêu cầu xin phép trước khi sử dụng đồ của người khác, giúp con hiểu về sự tôn trọng và tránh tình huống tương tự trong tương lai.
Nếu bạn cảm thấy trẻ không vâng lời, có thể có hai lý do chính. Thứ nhất, hãy xem lại kỳ vọng của bạn có hợp lý không. Những gì bạn yêu cầu có mang tính mệnh lệnh hay đó là một lời giải thích hợp lý mà trẻ có thể hiểu và chấp nhận? Trẻ thường dễ dàng hợp tác khi cảm thấy yêu cầu hợp lý và rõ ràng hơn là một mệnh lệnh mang tính bắt ép.
Thứ hai, sự không nghe lời có thể xuất phát từ việc mối quan hệ giữa cha mẹ và con chưa đủ gắn kết. Một mối quan hệ cha mẹ – con cái vững chắc không chỉ tạo nền tảng cho sự phát triển và thành công của trẻ, mà còn giúp trẻ dễ dàng hợp tác hơn trong mọi tình huống.
Dạy con đúng cách là rèn luyện cho con thói quen tập thể dục đều đặn
Tập luyện thể dục thể thao không chỉ giúp bé tăng cường sức khỏe về thể chất mà còn giúp phát triển trí thông minh của trẻ. Các bài thể dục vận động giúp tái tạo các tế bào não và điều hoà lượng máu lên não. Điều này sẽ giúp cho hoạt động của não bộ được tăng cường, tinh thần bé trở nên minh mẫn hơn. Bố mẹ có thể cùng tập với con những động tác đơn giản hay đi bộ cùng con…
>> Xem thêm:
- Phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non
- Phát triển thể chất cho trẻ mầm non
- 11 môn thể thao tăng chiều cao nhanh nhất cho trẻ
Đề cao tính kỷ luật khi dạy con
Khi bé làm sai, bố mẹ cần đưa ra hình thức kỷ luật để lần sau bé không tái phạm. Tuy nhiên, phụ huynh không nên la mắng hay đánh đòn bé mà cần có những phương thức kỷ luật mềm mỏng nhưng mang lại hiệu quả cao như giảng giải cho bé hiểu điểm sai của mình, trò chuyện với bé hỏi bé về lý do làm như vậy… Tùy từng trường hợp, bố mẹ nên sáng tạo và thay đổi hình thức kỷ luật để bé hiểu được tầm quan trọng của tính kỷ luật trong cuộc sống.
>> Xem thêm:
- Các phương pháp dạy học tích cực hiệu quả
- Phương pháp Montessori cho trẻ ba mẹ cần biết
- Nuôi con theo phương pháp EASY cho mẹ khỏe, bé ngoan
Dạy con biết cách tôn trọng gia đình
Trẻ sẽ được tự do làm điều mình muốn trong khuôn khổ mà bố mẹ đặt ra. Tuy nhiên, phụ huynh cũng cần dạy trẻ biết tôn trọng gia đình và phải lễ phép với ông bà bố mẹ. Tuyệt đối không để trẻ ỷ lại vào sự thương yêu của ông bà, bố mẹ mà trở nên ương ngạnh, bướng bỉnh.
>> Có thể bố mẹ quan tâm: Dạy trẻ kỹ năng chào hỏi lễ phép
Đảm bảo tính nhất quán khi dạy con
Trước khi muốn con tự lập và ngoan ngoãn, mỗi phụ huynh cũng cần xác định và nhất quán trong phương pháp và cách dạy dỗ trẻ để các con luôn tin tưởng và tránh gây ra sự nhầm lẫn. Bên cạnh đó, bố mẹ nên giải thích rõ ràng vấn đề nếu con vi phạm những nguyên tắc đã tồn tại từ lâu trong gia đình bởi có thể con chưa thể lường trước được hậu quả.
Nếu trẻ vẫn cố tình thử thách hoặc phá vỡ giới hạn dù đã được cảnh báo trước đó, cha mẹ cũng nên nghiêm khắc để không gây ra mâu thuẫn cho hành động và lời nói trước đó.
>> Có thể bố mẹ quan tâm: Giáo dục thông minh là gì? Ứng dụng mô hình giáo dục thông minh
Hãy luôn nhẹ nhàng khi dạy trẻ
Có thể nói, cách cư xử của mỗi đứa trẻ chính là hình ảnh phản chiếu cho môi trường chúng được dạy dỗ bởi cha mẹ và người thân là những tấm gương đầu tiên mà trẻ học hỏi và noi theo. Vì vậy, các bậc làm cha làm mẹ nên nhẹ nhàng định hướng giúp trẻ phát triển lòng nhân ái sự tử tế, thái độ hoài nhã và tránh bị ảnh hưởng bởi những cảm xúc tiêu cực.
Ngay cả khi nóng giận, việc đầu tiên cha mẹ cần làm chỉnh là bình tĩnh điều chỉnh cảm xúc và nhẹ nhàng giải thích sự việc cho con. Thái độ mềm mỏng cũng sẽ xoa dịu tâm lý bất ổn của cả cha mẹ và con cái. Tuy nhiên, nhẹ nhàng không đồng nghĩa với dễ dãi, giúp con hiểu rõ bằng tông giọng nhẹ nhàng, điềm tĩnh nhưng vẫn kiên quyết với những quan điểm và nguyên tắc sẽ khiến trẻ nể phục và hối hận về hành vi sai lầm của mình.
Thay vì mất bình tĩnh, hãy thiết lập các quy tắc rõ ràng và thực hiện nhất quán. Điều này giúp trẻ nhận thức được giới hạn và hiểu những điều nên làm.
Cách dạy con đúng là hãy dạy trẻ làm những điều phù hợp với lứa tuổi
Trong một vài trường hợp, hành vi mà phụ huynh cho là “không đúng” lại thực sự là những phản ứng bình thường của trẻ ở mỗi độ tuổi. Chẳng hạn, khi trẻ lên 2, khả năng tự điều chỉnh cảm xúc cũng chưa phát triển hoàn chỉnh và chúng thường có cơn tức giận vô cớ như dậm chân bực tức, vì thế trẻ rất cần sự hỗ trợ từ cha mẹ để học cách điều tiết cảm xúc từ từ.
Các giai đoạn phát triển của não bộ có ảnh hưởng lớn đến việc chọn lựa phương pháp dạy phù hợp. Với trẻ từ mới biết đi đến mẫu giáo, những khái niệm như hậu quả thường còn quá trừu tượng, vì vậy, thay vì cố giải thích hay áp đặt hình phạt, việc chuyển hướng hành vi sẽ hiệu quả hơn. Phương pháp này không chỉ giúp trẻ tránh hành vi không phù hợp mà còn tạo điều kiện cho trẻ học cách tập trung vào những điều tích cực.
Bố mẹ cần kiên nhẫn khi dạy con
Việc áp dụng các nguyên tắc giáo dục tích cực và kỷ luật mềm mỏng sẽ không đem lại kết quả tức thì như nhiều cha mẹ mong đợi. Nuôi dạy con theo hướng giúp trẻ phát triển toàn diện là một quá trình lâu dài và bền bỉ, chứ không chỉ đơn thuần là mong muốn đạt được những thay đổi trong thời gian ngắn.
Thời gian đầu, bố mẹ có thể cần phải giải thích nhiều lần mỗi ngày để trẻ hiểu rõ. Có thể mất vài tuần hoặc thậm chí vài tháng để trẻ bắt đầu nhận thức và hiểu được những giá trị mà cha mẹ đang hướng tới. Tuy nhiên, kết quả mang lại sẽ vô cùng xứng đáng với công sức bạn bỏ ra bởi một khi khi những bài học này thấm nhuần, chúng sẽ trở thành những giá trị quý giá theo con suốt đời và có ý nghĩa bền vững hình thành nhân cách tốt đẹp của con.
Giúp trẻ nhận biết sai lầm là nguyên tắc để dạy con đúng cách
Trẻ từ 3 tuổi trở lên đã bắt đầu có thể nhận thức và học hỏi từ những hành vi sai lầm của bản thân. Các hành động không đúng có thể trở hành bài học kinh nghiệm quý giá giúp phát triển khả năng xử lý tình huống của trẻ.
Ví dụ, nếu trẻ bẻ gãy đồ chơi, chúng sẽ nhận ra không thể chơi và có lại món đồ đó nguyên vẹn nữa, đó là hậu quả tự nhiên và trẻ phải biết giữ gìn đồ chơi hơn.Nếu trẻ bực bội và muốn tác động món đồ chơi để giải tỏa cơn giận, cha mẹ có thể thử gợi ý con đấm vào gối hoặc khuyến khích tìm cách ứng phó khác thay vì phản ứng bộc phát, sau khi bình tĩnh lại con sẽ hối hận vì hành động mất kiểm soát của mình.
Ngoài ra, việc giúp trẻ phát triển vốn từ vựng để diễn đạt cảm xúc của mình cũng là một phần quan trọng, vì kỹ năng ngôn ngữ sẽ giúp trẻ kiểm soát cảm xúc, giảm đáng kể những cơn giận và các hành vi không đúng mực.
Dạy con cách quản lý thời gian, tự giác trong mọi việc
Dạy con kỹ năng quản lý thời gian sẽ giúp cho bé tự chủ được trong mọi việc. Đồng thời, trẻ sẽ hình thành được thói quen sắp xếp công việc và phân bổ thời gian một cách hợp lý, khoa học. Từ đó, giúp nâng cao hiệu suất của bé trong học tập hay công việc sau này. Bố mẹ có thể dạy con cách lập thời gian biểu cho bản thân như:
- 6h30 sáng con phải dậy, vệ sinh cá nhân
- 6h45 ăn sáng…
Dạy con là cả một quá trình dài, đòi hỏi bố mẹ cần có sự kiên nhẫn. Thông qua những chia sẻ về cách dạy con thông minh từ nhỏ trong bài viết iSchool hy vọng rằng bố mẹ sẽ lựa chọn được cách dạy con phù hợp, giúp bé phát triển một cách toàn diện. Nếu quan tâm đến chương trình giảng dạy hay các hoạt động phát triển kỹ năng cho bé tại iSchool, bố mẹ có thể liên hệ với đội ngũ tư vấn để được hỗ trợ, đồng thời, đặt lịch hẹn tham quan trường qua 2 phương thức sau:
- Điện thoại: 0789 166 588
- Email: info@ischool.edu.vn
Tags: Dạy con học toán theo phương pháp Glenn Doman, cách dạy con tự lập, dạy con theo phương pháp Montessori, dạy chữ cái cho trẻ 5 tuổi, dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân