Mục lục
Bậc tiểu học là giai đoạn vô cùng quan trọng cho quá trình phát triển tư duy, nhận thức và ổn định nhân cách của trẻ. Trong độ tuổi này, bé sẽ bước vào môi trường mới và có thêm nhiều mối quan hệ mới. Vì vậy, con sẽ có những thay đổi về cảm xúc và đặc trưng tâm lý riêng. Do đó, phụ huynh cần thấu hiểu và nắm bắt tốt tâm lý của trẻ để có thể đồng hành cùng con một cách tốt nhất. Cùng iSchool tham khảo bài viết dưới đây về đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học mà bố mẹ nên biết.
>> Tham khảo thêm: Chuẩn bị tâm lý cho trẻ vào lớp 1
1. Các đặc điểm tiêu biểu về tâm lý của học sinh tiểu học
Học sinh tiểu học là độ tuổi sẽ dần tiếp cận với thế giới thông qua lý trí. Các em sẽ bắt đầu có những suy nghĩ và cách nhìn nhận của riêng mình chứ không còn hoàn toàn phụ thuộc theo cảm tính như trước đây. Tuy nhiên, ở giai đoạn này nhận thức của các bé vẫn còn non nớt, dù con bắt đầu tò mò và muốn tìm hiểu mọi thứ xung quanh nhưng lại dễ xúc động, thiếu kiên nhẫn và chưa thực sự hiểu rõ một cách chính xác nhất về sự vật, hiện tượng.
Chính vì vậy, trước các thắc mắc của trẻ, bố mẹ nên cân nhắc và có câu trả lời thật hợp lý. Để có thể làm được điều đó, phụ huynh nên tìm hiểu về các đặc điểm tâm lý của trẻ. Dưới đây là một vài thay đổi tiêu biểu trong suy nghĩ của học sinh tiểu học mà phụ huynh có thể tham khảo.
1.1. Thích tìm hiểu những điều mới mẻ
Các bé ở lứa tuổi tiểu học thường hiếu động và luôn tò mò, mong muốn khám phá về thế giới xung quanh. Bởi vậy, bố mẹ có thể tận dụng cơ hội này để bắt đầu dạy bé những kiến thức và kỹ năng mới. Điều này vừa giúp bé tiếp thu các tri thức cơ bản một cách đúng đắn nhất, vừa tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển sau này của con.
1.2. Đặc điểm về tri giác
Tri giác của học sinh tiểu học còn yếu, thường chỉ dựa và cảm tính mà chưa thật sự đi sâu phân tích rõ ràng bản chất của vấn đề. Vì vậy, trong quá trình dạy, phụ huynh và giáo viên nên kết hợp các kỹ năng khác ngoài việc truyền tải theo cách truyền thống. Người lớn có thể dùng các phương tiện hỗ trợ như hình ảnh, vật dụng hay trực tiếp cho bé thực hành để giúp con rèn luyện kỹ năng quan sát, xem xét và nhận biết thuộc tính sự vật, hiện tượng. Từ đó, bé có thể phát triển tốt hơn về tri giác.
>> Tham khảo thêm:
- Cách dạy bé học chữ cái tiếng Việt nhanh và nhớ lâu nhất
- Các phương pháp dạy học tích cực hiệu quả nhất hiện nay
1.3. Đặc điểm về tính cách
Sự hình thành đặc điểm về tính cách của trẻ như trầm lặng, sôi nổi hay mạnh dạn… thường có từ rất sớm, ngay cả trước tuổi đi học. Tuy nhiên, những nét tính cách này chưa ổn định và có thể thay đổi dưới nhiều tác động của môi trường giáo dục, gia đình và xã hội. Học sinh tiểu học có rất nhiều đặc trưng tốt như: sự hồn nhiên, chân thực, lòng vị tha, tính ham hiểu biết… Chính vì vậy, phụ huynh nên tạo điều kiện để bé được phát triển các mặt tích cực này.
>> Tham khảo thêm: Những tính cách khả năng của trẻ 5 tuổi
1.4. Tính hay bắt chước
Tính hay bắt chước cũng là đặc trưng của lứa tuổi này. Trẻ thường thích bắt chước hành vi và cử chỉ của những người xung quanh hay nhân vật trong phim,.. Tuy vậy, tính bắt chước này có thể là “con dao hai lưỡi” đối với trẻ nếu không được hướng dẫn đúng cách. Bố mẹ cần lưu ý để giúp trẻ được sống trong môi trường tích cực, có những tấm gương tốt để trẻ noi theo.
1.5. Thích được khen
Bất kỳ ai cũng thích được khen ngợi và công nhận, đặc biệt là trẻ nhỏ. Bé có nhu cầu được khen ngợi nhiều hơn bởi bố mẹ, thầy cô và những người xung quanh. Do đó phụ huynh nên dành nhiều lời khen tặng chân thành trong quá trình con học tập và rèn luyện để giúp con có động lực hơn.
1.6. Có sự thay đổi về tâm sinh lý
Tâm sinh lý của học sinh tiểu học thay đổi liên tục và chưa được bền vững. Trẻ thường biểu hiện với những thái độ bất thường như: đang khóc nhưng có thể cười ngay, hay đang vui cũng quay sang giận dỗi… Vì vậy, bố mẹ cần quan tâm đến con hơn để đoán biết được sự thay đổi đó.
1.7. Tư duy và trí tưởng tượng
Tư duy của học sinh tiểu học thường mang tính trực quan, các em chưa tự suy luận logic, mà thường đi lệch khỏi vấn đề và sẽ dựa vào những mối liên hệ ngẫu nhiên của sự vật, hiện tượng để suy nghĩ. Điều này sẽ dần được thay đổi trong quá trình bé được học tập và giảng dạy một cách bài bản. Trẻ sẽ chuyển từ nhận thức các bề nổi của các hiện tượng đến nhận thức được bản chất của nó.
Đặc biệt, trí tưởng tượng của trẻ ở bậc tiểu học phát triển và phong phú hơn nhiều so với lứa tuổi mầm non. Tuy nhiên, tưởng tượng của trẻ còn tản mạn, rời rạc, ít tổ chức và thường xa rời thực tế. Càng về cuối cấp tiểu học thì tưởng tượng của trẻ càng sẽ gần hiện thực, và đầy đủ thực tế khách quan hơn.
2. Một số lưu ý khi con ở độ tuổi tiểu học cho bố mẹ
Phụ huynh rất quan tâm nhưng cũng khá hoang mang khi con lên độ tuổi tiểu học bởi những đặc điểm thay đổi về tâm sinh lý, đặc điểm tính cách… Dưới đây là một số lưu ý khi trẻ ở độ tuổi tiểu học cho bố mẹ có thể tham khảo.
2.1. Cùng con tâm sự và chia sẻ về giới tính
Bậc tiểu học là lứa tuổi quan trọng trong hành trình phát triển tâm sinh lý của trẻ. Bởi trẻ thường sẽ dậy thì vào giai đoạn này hoặc vào đầu năm cấp 2. Vì vậy, thời điểm này rất thích hợp để phụ huynh giáo dục giới tính cho con.
Đồng thời, dạy trẻ về các biện pháp bảo vệ cơ thể bản thân trước những kẻ xấu và nạn xâm hại tình dục cũng là điều quan trọng cần được chú ý. Cung cấp những thông tin về chủ đề này sẽ giúp bé hình thành nhận thức đúng về giới tính, biết bảo vệ bản thân và giữ khoảng cách với bạn khác giới, không cho phép ai chạm vào vùng riêng tư của bản thân.
>> Có thể bố mẹ quan tâm:
- Giáo dục giới tính cho trẻ mầm non
- Giáo dục giới tính cho học sinh tiểu học
- Giáo dục giới tính cho học sinh THCS
- Giáo dục giới tính cho học sinh THPT
2.2. Thường xuyên trò chuyện với con
Phụ huynh nên dành nhiều thời gian để trò chuyện với con hơn. Bố mẹ có thể bắt đầu từ những chủ đề đơn giản như” hỏi han về trường lớp, thầy cô, bạn bè… nhờ đó trẻ sẽ có cơ hội để chia sẻ và gắn kết với bố mẹ hơn. Phụ huynh nên biến mình trở thành người bạn của trẻ để có thể từng bước thấu hiểu con và nhận được sự tin tưởng của bé nhiều hơn.
2.3. Tạo cơ hội cho con giao tiếp với bạn bè
Phụ huynh cần tạo điều kiện thuận lợi để trẻ giao tiếp nhiều với bạn bè. Bởi kỹ năng giao tiếp rất quan trọng giúp bé tự tin, chủ động, và hòa đồng hơn. Trẻ sẽ có thêm nhiều bạn mới để chia sẻ và cùng chơi giúp bé có tuổi thơ vui vẻ và luôn hồn nhiên.
2.4. Dạy cho con học những kỹ năng cần thiết
- Kỹ năng giao tiếp: Giao tiếp là chìa khóa để giúp trẻ thành công hơn trong cuộc sống. Phụ huynh cần nói chuyện và chia sẻ với bé hàng ngày. Ngoài ra, bố mẹ cần tạo điều kiện cho con giao tiếp, vui chơi với bạn bè nhiều hơn.
- Kỹ năng kiểm soát cảm xúc: Để học kỹ năng này, bố mẹ cần làm gương cho con trong các bước kiểm soát cảm xúc. Trẻ cần làm quen với những tình huống khác nhau và được hướng dẫn xử lý chi tiết các tình huống đó đúng cách.
- Kỹ năng thuyết trình: Thuyết trình là trình bày vấn đề, thể hiện được những suy nghĩ của mình logic và có liên kết. Bố mẹ có thể dạy trẻ bằng cách làm mẫu và cho bé bắt chước theo. Nên chọn chủ đề gây hứng thú như đồ chơi, đồ ăn, bài hát.
- Kỹ năng làm việc nhóm: Việc hình thành và phát triển kỹ năng này giúp trẻ hòa đồng và tự tin hơn, biết cách hợp tác với người khác tốt hơn. Kỹ năng làm việc nhóm đóng góp vai trò quan trọng trong sự phát triển của con sau này.
Trên đây là bài viết của iSchool chia sẻ đến phụ huynh về những đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học giúp bố mẹ có thể hiểu hơn về tính cách hay cảm xúc của con trong giai đoạn này. Hy vọng với những thông tin được đề cập trong bài sẽ có thể hỗ trợ phụ huynh tốt hơn trong quá trình phát triển của trẻ. Bên cạnh đó, quý phụ huynh quan tâm đến các chương trình học, các hoạt động cho trẻ tại iSchool có thể liên hệ với phòng tuyển sinh của iSchool để nhận tư vấn hoặc đặt lịch tham quan trường thông qua hai hình thức sau:
- Số điện thoại: 0789 166 588
- Email: info@ischool.edu.vn
>> Tài liệu tham khảo: Giáo trình tâm lý học của Thạc sĩ Võ Sỹ Lợi – Khoa Sư Phạm trường Đại học Đà Lạt
>> Bài viết cùng chủ đề:
- Kỹ năng sống cho trẻ mầm non
- Kỹ năng sống cho trẻ cần thiết nhất
- Các giai đoạn phát triển tâm lý trẻ em ở độ tuổi từ 0 – 16 tuổi
Tags: kỹ năng giao tiếp cho trẻ tiểu học, kỹ năng sống cho trẻ tiểu học, các phương pháp dạy học ở tiểu học, dạy học tích hợp ở tiểu học, phương pháp dạy học toán ở tiểu học, phương pháp dạy tiếng anh cho trẻ tiểu học