Trò chơi trí tuệ dành cho trẻ mầm non không chỉ giúp bé phát triển tư duy trí tuệ mà còn giúp trẻ cải thiện về thể chất, hành vi ứng xử. Vậy đâu là những trò chơi cho trẻ mầm non được áp dụng nhiều nhất hiện nay? Cách thức lựa chọn như thế nào? Mời quý phụ huynh cùng iSchool tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết dưới đây.

1. Trò chơi tập thể cho trẻ mầm non – Ném bóng vào rổ

Đây là trò chơi giúp trẻ rèn luyện sự nhanh nhạy, khéo léo cũng như nâng cao tinh thần đồng đội bằng cách nỗ lực đưa bóng vào rổ, giúp cả đội ghi điểm.

Cách chơi trò ném bóng vào rổ:

  • Giáo viên chia lớp thành nhiều độ sao cho mỗi đội có số lượng học sinh bằng nhau và xếp thành các hàng dọc thẳng hàng. 
  • Khi nghe tín hiệu bắt đầu, trẻ ở đầu hàng đứng trước vạch kẻ sẽ cố gắng ném mạnh bóng vào rổ rồi nhặt bóng đưa cho bạn kề sau. Trò chơi diễn ra lần lượt như vậy cho đến khi bé cuối hàng ném xong. Đội nào ném được trúng bóng nhiều hơn là chiến thắng.
Trò chơi cho trẻ mầm non - Ném bóng vào rổ

Ném bóng vào rổ là trò chơi vận động tập thể thú vị cho trẻ mầm non

>> Tìm hiểu thêm:

2. Chạy tiếp sức

Một trò chơi vận động giúp trẻ mầm non rèn luyện sức bền cũng như sự phối hợp nhịp nhàng trong nhóm chính là trò chạy tiếp sức. Để tổ chức trò chơi, giáo viên cần chuẩn bị khoảng sân rộng rãi và chia trẻ thành các nhóm nhỏ, xếp thành hàng dọc và trẻ đứng ở vị trí đầu tiên cầm một cây gậy nhỏ. Sau đó cô giáo sẽ phổ biến luật chơi như sau:

  • Khi nghe hiệu lệnh, bé cầm gậy ở đầu hàng bên trái sẽ chạy nhanh sang đầu hàng bên phải, trao gậy cho bạn tiếp theo, rồi di chuyển xuống cuối hàng bên phải để xếp hàng. Bạn vừa nhận gậy sẽ tiếp tục chạy sang hàng bên trái để chuyển gậy cho bạn số 2 và cũng chạy xuống xếp cuối hàng đó. 
  • Trò chơi diễn ra liên tục theo cách này cho đến khi hoàn thành. Đội nào hoàn thành sớm nhất và giữ được đội hình ngay ngắn sẽ giành chiến thắng.
Trò chơi cho trẻ mầm non - Chạy tiếp sức

Trò chơi cho trẻ mầm non – Chạy tiếp sức

3. Mèo đuổi chuột

Với trò mèo đuổi chuột, các bé được khuyến khích rèn luyện sự nhanh nhẹn và tăng cường vận động thông qua hoạt động đuổi bắt.

Cách chơi:

  • Giáo viên sắp xếp cả lớp đứng thành vòng tròn lớn và giơ tay cao, tạo hình vòng cung giống những cái hang. Sau đó, cô giáo chọn ra hai em, một em làm mèo, em còn lại là chuột.
  • Mèo và chuột đứng cách nhau 2m và ngay khi người quản trò hô “đuổi bắt” thì cuộc chơi bắt đầu khi bạn chuột cố gắng luồn lách qua hang để trốn mèo. Trong thời gian quy định, nếu mèo bắt được chuột thì mèo thắng và ngược lại.

4. Chi chi chành chành – Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non

Trò chơi dân gian chi chi chành vừa giúp trẻ nhớ được bài đồng dao vui nhộn, vừa giúp trẻ chú ý phản xạ nhanh chóng.

Cách chơi:

  • Một nhóm có từ 3 trẻ trở lên, trong đó chọn ra một bạn xòe bàn tay ra và những người còn lại sẽ đặt ngón trỏ lên bàn tay đó. 
  • Nhóm trẻ vừa đừa ngón trỏ lên xuống chạm vào lòng bàn tay, vừa đồng thanh đọc bài đồng dao:

“ Chi chi chành chành.

Cái đanh thổi lửa

Con ngựa chết chương

Ba vương ngũ đế

Chấp chế đi tìm

Ù à ù ập”.

Chữ “ập” vừa dứt, người đang xòe tay lập tức nắm lại, những người còn lại phải rút ngón trỏ ra thật nhanh, ai không rút kịp sẽ thua cuộc và thế chỗ xòe tay ở lượt tiếp theo.

>> Xem thêm:

5. Trò chơi kéo co

Thông qua trò chơi kéo co vô cùng quen thuộc, thể lực của trẻ được cải thiện khi sức mạnh cơ bắp được phát huy tối đa và cả sự phối hợp đồng đội nếu muốn giành chiến thắng.

  • Trò chơi yêu cầu số lượng người tham gia đông để có thể chia làm 2 nhóm có số lượng bằng nhau. Giáo viên cần chuẩn bị sợi dây thừng chắc chắn có buộc sẵn sợi dây màu ở giữa để đánh dấu và kẻ vạch ngăn cách ở dưới nền.
  • Mỗi đội đứng ở một đầu dây thừng. Các bé nắm chắc sợi dây, dùng chân trụ vững và cùng phối hợp kéo đội đối phương về phía mình. Đội nào kéo được đối thủ bước lệch qua vạch kẻ dưới đất sẽ thắng.
Kéo co - Trò chơi cho trẻ mầm non

Kéo co là một trò chơi cho trẻ mầm non thú vị, giúp bé phát triển thể chất toàn diện

>> Khám phá thêm:

6. Đập bóng – Trò chơi mầm non tập thể thú vị

Cách chơi: 

  • Treo các quả bóng bay lên cao, tùy vào số lượng đội.
  • Chia học sinh thành các đội có số lượng người bằng nhau rồi xếp thành hàng dọc.
  • Khi bắt đầu chơi, lần lượt trẻ ở mỗi hàng chạy lên trước, bật nhảy cao chạm tay vào quả bóng rồi chạy về đập tay với bạn tiếp theo, sau đó chạy xuống cuối hàng. Tương tự như vậy cho đến khi bạn cuối cùng hoàn thành.
  • Đội chiến thắng là đội hoàn thành sớm nhất.
Trò chơi cho trẻ mầm non - Đập bóng

Đập bóng là trò chơi cho trẻ mầm non giúp bé tăng sức bền bỉ, dẻo dai

7. Trò chơi đua rết

Sau khi chia trẻ đứng thành hai hàng dọc, cô giáo phổ biến luật chơi như sau:

  • Bạn đứng đầu hàng đưa tay trái ra sau và nắm lấy chân trái của bạn phía sau, trong khi chân trái của bạn phía sau được co lên. Đồng thời, bạn phía sau đặt tay phải lên vai bạn phía trước và dùng tay trái giữ chân trái của bạn tiếp theo. 
  • Quá trình này tiếp tục cho đến khi cả hàng được nối liền. Khi mọi thứ đã sẵn sàng, cô giáo sẽ ra hiệu lệnh để hai đội bắt đầu đua. Đội nào cán đích trước sẽ giành chiến thắng.

8. Truyền tin

Tương tự như các trò chơi tập thể khác, giáo viên cũng sẽ chia trẻ thành 2-3 đội, xếp thành 2-3 vòng tròn nhỏ để thúc đẩy tinh thần thi đua của các em, xem đội nào truyền tin nhanh và chính xác.

  • Giáo viên gọi đại diện một em và nói thầm một câu.
  • Bạn nhỏ này sẽ đi về và nói nhỏ với bạn bên cạnh câu nói vừa được giáo viên truyền đạt, bạn thứ hai cũng thực hiện tương tự như vậy đến bạn thứ ba và lần lượt đến hết.
  • Bạn cuối cùng có nhiệm vụ nói lại thật to câu nói của giáo viên, nếu đội nào hoàn thành nhanh và đọc đúng câu nhất sẽ thắng.

Trò chơi này sẽ giúp các em rèn luyện khả năng ghi nhớ và tập trung lắng nghe để truyền tin chính xác cho bạn.

9. Trò chơi tập thể cho trẻ mầm non: Di chuyển thành hàng

Dụng cụ chuẩn bị: Băng keo và dây ruy băng

Cách chơi:

  • Cô giáo dán ruy băng lên sàn nhà thành đường thẳng, sau đó chuyển góc 90° để tạo thành nhiều đoạn đường vuông góc và song song nhau. 
  • Trẻ sẽ di chuyển theo các đường thẳng đó, hoặc nối đuôi nhau như hình dáng đoàn tàu, với chân sau chạm sát gót chân trước. 

Trò chơi này không chỉ rèn luyện sự khéo léo và cẩn thận mà còn giúp trẻ phát triển tinh thần đồng đội hiệu quả

10. Cướp cờ – Trò chơi vận động ngoài trời tập thể cho trẻ mầm non

Trò chơi cướp cờ tạo cơ hội giúp trẻ rèn luyện khả năng ghi nhớ để nhận biết chữ cái, sự nhanh nhẹn và tính kỷ luật. 

Cách chơi:

  • Cô giáo chuẩn bị 5 – 6 lá cờ gắn chữ cái, chia lớp thành hai đội bằng nhau. Vẽ một vòng tròn (đường kính khoảng 30cm) để đặt ống cắm cờ vào giữa, kẻ hai vạch mốc cách vòng tròn 3 – 4m cho trẻ đứng.
  • Khi cô giáo đọc tên chữ cái, ví dụ “Cướp cờ chữ A,” hai trẻ sẽ chạy lên lấy cờ. Trò chơi tiếp tục đến khi hết cờ. Đội lấy nhiều cờ hơn sẽ thắng.
Cướp cờ - Trò chơi cho trẻ mầm non

Trò chơi dành cho trẻ mầm non – Cướp cờ

11. Trò chơi hái táo

Cô giáo chuẩn bị bóng nhỏ hoặc đồ vật tượng trưng cho quả táo và rổ để đựng bóng. Sau đó, cô tổ chức trò chơi như sau: 

  • Các quả bóng được treo lên cây hoặc rải lung tung.
  • Trẻ được chia thành các đội, mỗi đội có số lượng bằng nhau và một rổ đựng bóng riêng.
  • Khi hiệu lệnh bắt đầu, trẻ sẽ chạy nhanh về khu vực hái táo và cố gắng thu hoạch được càng nhiều càng tốt.
  • Trẻ trở về khu vực có rổ và đặt táo vào trong rổ, đội nào có số lượng táo nhiều nhất thì chiến thắng trò chơi.

12. Trò chơi đóng kịch

Tổ chức hoạt động:

  • Cô giáo chọn một vở kịch vui nhộn hoặc một tác phẩm văn học và phân cho trẻ hóa thân thành các nhân vật và diễn lại vở kịch trước đám đông.
  • Giáo viên tập cho bé ghi nhớ lời thoại, diễn biến của vở kịch.

Thông qua trò chơi đóng kịch, bé sẽ tăng khả năng ghi nhớ, sự tự tin khi diễn trước đám đông. Đồng thời trẻ sẽ thêm gắn kết với các bạn để phối hợp diễn ăn ý với các bạn khác, tạo nên vở kịch hay.

>> Tham khảo thêm:

Trò chơi đóng kịch cho trẻ mầm non

Đóng kịch là một trò chơi hữu ích cho trẻ mầm non

13. Giả làm tượng

Trong trò chơi tập thể này, các em sẽ nâng cao được sự tập trung và khả năng phản xạ khi phải đứng im ngay lập tức khi nhạc dừng.

  • Cả lớp sẽ đứng tụ tập lại thành nhóm và được nghe một đoạn nhạc.
  • Trong thời gian bài hát vang lên, trẻ có thể đi xung quanh và nhảy múa, tuy nhiên phải chú ý bởi cô giáo có thể tắt nhạc bất cứ lúc nào.
  • Khi nhạc dừng, trẻ phải đứng yên bất động, nếu ai làm chậm hoặc cử động sẽ bị loại. Nhạc sẽ được bật tắt liên tục cho đến khi người chiến thắng cuối cùng.

14. Chuyền bóng bằng 2 chân

Chỉ với một quả bóng to, cô giáo có thể tổ chức trò chơi ngoài sân, vừa giúp các em rèn luyện sự dẻo dai, vừa gắn kết tinh thần đoàn kết bằng cách sau:

  • Cô giáo xếp trẻ thành 3 hàng dọc, mỗi trẻ cách nhau khoảng 0,5m
  • Khi có hiệu lệnh, trẻ đầu tiên dùng hai chân kẹp bóng, nằm xuống và gập chân để chuyền bóng qua đầu cho bạn phía sau. Trẻ tiếp theo nhận bóng bằng chân và tiếp tục chuyền theo cách tương tự.
  • Khi bóng đến trẻ cuối hàng, bé sẽ ôm bóng bằng tay, đứng dậy và chạy lên đầu hàng. 
  • Trò chơi kết thúc khi một đội hoàn thành việc chuyền bóng và đội nhanh nhất sẽ thắng.

15. Bịt mắt bắt dê – Trò chơi dân gian tập thể cho trẻ mầm non

Cách chơi: 

  • Cả lớp được xếp thành một vòng tròn. Người điều khiển sẽ  chọn ra 3 đến 5 bạn vào giữa vòng để chơi. Các bé chơi “tay trắng tay đen” để quyết định người thua sẽ bị bịt mắt và đóng vai “người đi bắt dê”
  • Những bé còn lại sẽ đóng vai dê, vừa kêu “be, be” vừa trêu chọc người bị bịt mắt. Nếu người bị bịt mắt bắt được dê, cần cẩn thận phán đoán xem đó là ai (thông qua giọng nói, đặc điểm nhận dạng,…). Nếu đoán đúng, người bị bắt sẽ thay thế làm người bịt mắt; nếu đoán sai, trò chơi tiếp tục.

16. Trò chơi xếp hình

Chuẩn bị:

  • Bộ xếp hình gồm các mảnh ghép như hột, hạt, que, hình vuông, hình tròn, hình tam giác.
  • Một số hình mẫu đã xếp sẵn.

Cách chơi:

  • Cô giáo giới thiệu và cho trẻ quan sát hình mẫu đã xếp.
  • Trẻ xếp hình theo mẫu hoặc dựa trên gợi ý của cô giáo.
  • Khi trẻ hoàn thành, cô hỏi: “Con vừa xếp hình gì?” và mở rộng cuộc trò chuyện bằng các câu hỏi mở để khuyến khích trẻ mô tả hoặc giải thích ý tưởng của mình.

Thông qua hoạt động này, trẻ sẽ phát triển sự sáng tạo và trí tưởng tượng để tạo ra tác phẩm của riêng mình.

Trò chơi cho trẻ mầm non - Xếp hình

Trò chơi xếp hình dành cho trẻ mầm non

17. Trò chơi tập thể cho trẻ mầm non: Trời – Đất – Nước

Giáo viên xếp trẻ thành hàng ngang hoặc vòng tròn. Sau đó, chỉ vào một bé và nói “trời,” “đất,” hoặc “nước.” Bé phải nhanh chóng kể tên một con vật phù hợp sống ở môi trường tương ứng.

Ví dụ: Nếu người điều khiển nói “trời”, bé nói “chim sẻ. “Người điều khiển nói “nước”, bé nói “cá mập” sẽ hợp lệ

Nếu bé nói sai hoặc không nghĩ ra được, bé sẽ chịu một hình phạt nhỏ từ cô giáo (hát một bài hát,…). Quan trọng là thông qua trò chơi, bé sẽ tăng khả năng phản xạ và mở rộng kiến thức thêm về môi trường sống của các loại động vật.

18. Trò chơi tay cầm tay

Lợi ích của trò chơi là tạo điều kiện để trẻ mầm non có thể tăng cường khả năng ghi nhớ và sự kết nối với bạn bè. 

Cách chơi như sau: 

  • Cô giáo cho trẻ đứng tự do trong lớp. Khi cô nói “tay cầm tay,” nhóm 2 – 3 trẻ cầm tay nhau và nhắc lại câu nói. Tiếp theo, cô giáo nói “đầu chạm đầu,” các nhóm chạm đầu vào nhau và lặp lại lời cô.
  • Cô có thể thay đổi lệnh như “lưng chạm lưng,” “vai kề vai,” “chân chạm chân,” để tăng sự thú vị và thử thách. 

19. Trò chơi bữa tối của sói

Cách chơi: 

  • Chọn một bé đóng vai “sói” đứng ở tâm vòng tròn, các bé khác đứng xung quanh vòng tròn.
  • Các bé hỏi: “Sói muốn mấy giờ?” Sói sẽ trả lời một giờ bất kì, và bé ở múi giờ đó tiến lên một bước về phía sói.
  • Trò chơi tiếp tục cho đến khi các bé đứng gần sói. Lúc này, sói sẽ hét: “Đến giờ ăn tối rồi!” và bắt đầu đuổi bắt.
  • Bé nào bị bắt sẽ làm “sói” trong lượt chơi tiếp theo.

20 – 39. Các trò chơi tập thể cho trẻ mầm non vui nhộn, thú vị khác

Ngoài những trò chơi kể trên, còn rất nhiều trò chơi tập thể cho trẻ mầm non khác mà phụ huynh và bố mẹ có thể tham khảo để khuyến khích con tham gia:

20. Trò chơi dung dăng dung dẻ

21. Con thỏ ăn cỏ gần hang

22. Trò cáo và thỏ

23. Lăn bóng theo đường ziczac

24. Gieo hạt giống

25. Nhảy lò cò

26. Trò lá và gió

27. Trò chơi xem ai nhanh hơn với ghế và âm nhạc

28. Trò chơi bắt chước tạo dáng

29. Vượt chướng ngại vật

30. Trò chơi trời nắng, trời mưa

31. Thuyền vào bến

32. Trò đi tàu hỏa

33. Ô tô và chim sẻ

34. Trò trán – cằm – tai

35. Trò chơi Bằng – Ah

36. Chuyền bóng

37. Ô ăn quan

38. Trò chơi cá sấu lên bờ

39. Kéo cưa lừa xẻ

Trên đây là những trò chơi cho trẻ mầm non giúp trẻ phát triển toàn diện về kỹ năng, tư duy, thể chất và tinh thần mà iSchool đã tổng hợp. Hy vọng với những chia sẻ trên, phụ huynh đã cập nhật thêm cho mình những loại trò chơi trí tuệ bổ ích cho trẻ, từ đó giúp trẻ phát triển một cách toàn diện hơn.

Nếu quan tâm đến các chương trình học, các phương pháp giáo dục tại iSchool, quý phụ huynh có thể liên hệ với đội ngũ tư vấn viên của trường để được hỗ trợ qua các phương thức sau:

  • Điện thoại: 0789 166 588
  • Email: info@ischool.edu.vn

>> Xem thêm:

Tags: đồ chơi cho bé 5 tuổi, đồ chơi phát triển trí tuệ cho bé, đồ chơi phát triển trí tuệ cho bé 2 tuổi, giáo dục giới tính cho trẻ mầm non, kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non, giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non

Khám phá thêm về iSchool:

Facebook | Instagram | Zalo | Youtube | Linkedin