Mục lục
- Sự phát triển tâm lý trẻ em là gì?
- 1. Giai đoạn phát triển tâm lý trẻ em từ 0 đến 1 tuổi
- 2. Giai đoạn phát triển tâm lý của trẻ từ 1 đến 3 tuổi
- 3. Giai đoạn phát triển tâm lý trẻ em từ 3 đến 6 tuổi
- 4. Giai đoạn phát triển tâm lý trẻ em từ 6 đến 11 tuổi
- 5. Giai đoạn phát triển tâm lý trẻ từ 11 đến 16 tuổi
Sự phát triển tâm lý của trẻ có sự khác biệt rõ rệt tuỳ theo từng độ tuổi. Chính vì vậy, phụ huynh cần tìm hiểu rõ về đặc điểm tâm sinh lý qua từng giai đoạn để giáo dục trẻ tốt hơn. Mời quý phụ huynh cùng đón đọc bài viết dưới đây của iSchool để cập nhật những kiến thức có liên quan đến các giai đoạn phát triển tâm lý trẻ em từ 0 – 16 tuổi, đồng thời có thể tìm hiểu về những phương pháp giáo dục giúp trẻ phát triển theo từng cột mốc khác nhau.
Sự phát triển tâm lý trẻ em là gì?
Sự phát triển của tâm lý trẻ em thể hiện thông qua các lĩnh vực: khả năng ngôn ngữ, tình cảm/ cảm xúc/ ý chí, khả năng nhận thức, những điểm mới trong tính cách và các kỹ năng xã hội. Đây được xem là chủ điểm quan trọng và luôn được nhắc đến trong bộ môn Tâm lý học phát triển. Sự phát triển của tâm lý trẻ em có vai trò rất quan trọng, là trọng tâm trong các công trình nghiên cứu tâm lý.
>> Xem thêm: Đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học
1. Giai đoạn phát triển tâm lý trẻ em từ 0 đến 1 tuổi
Giai đoạn từ 0 – 1 tuổi là thời kỳ sơ sinh của bé. Bé sẽ bắt đầu làm quen và thích nghi với môi trường bên ngoài bụng mẹ. Trong giai đoạn này, tâm lý trẻ còn chưa ổn định, bé sẽ cảm thấy môi trường xung quanh rất xa lạ. Do đó, bố mẹ cần hỗ trợ cho trẻ những nhu cầu cơ bản như đi lại, ăn uống, ngủ… Bé cũng sẽ cảm nhận được sự yêu thương và có cảm giác an toàn khi nhận được sự quan tâm của người thân như chơi đùa với trẻ, ôm hôn trẻ… Điều này sẽ giúp cho nhân cách và tâm sinh lý của trẻ phát triển tốt hơn trong những năm tiếp theo.
Bố mẹ không nên quá cưng chiều bé, thay vào đó, bố mẹ nên dạy cho bé những việc đơn giản để bé hình thành những thói quen tốt cho bản thân từ sớm. Chẳng hạn như sắp xếp đồ đạc ngăn nắp, ăn uống đúng giờ, ngủ đúng giờ và đủ giấc…
>> Tìm hiểu thêm:
2. Giai đoạn phát triển tâm lý của trẻ từ 1 đến 3 tuổi
Từ 1 đến 3 tuổi là thời điểm “vàng” để trẻ hình thành ý thức. Trẻ sẽ bắt đầu tập đi và học cách giao tiếp. Thông qua quá trình khám phá và tiếp xúc, trẻ sẽ tự bản thân tìm đến đồ vật mà bé muốn. Hơn nữa, qua những cuộc trò chuyện, bé sẽ tiếp thu và phát triển được ngôn ngữ nói của mình.
Đồng thời, bé cũng sẽ hay có thói quen bắt chước người lớn trong giai đoạn này. Chính vì vậy, sự phát triển của tâm lý trẻ em từ 1 – 3 tuổi sẽ rất dễ bị ảnh hưởng bởi những lời nói, cử chỉ của người lớn. Bố mẹ cần phải chú ý đến hành vi của bản thân để tâm lý của trẻ phát triển theo chiều hướng tích cực. Bố mẹ nên ứng xử một cách mẫu mực để làm gương cho trẻ noi theo, ví dụ như lịch sự khi giao tiếp, kính trên nhường dưới, biết nói lời cảm ơn và xin lỗi đúng lúc… Để tránh hình thành cho bé tâm lý chống đối, cảm giác mặc cảm, tự ti thì bố mẹ cần tránh việc la mắng bé. Thay vào đó, bố mẹ hãy nói với bé những lời yêu thương nhiều hơn.
>> Tham khảo thêm:
- Dạy kỹ năng sống cho trẻ 2 tuổi
- Dạy kỹ năng sống cho trẻ 3 tuổi
- Phương pháp Glenn Doman cho trẻ 3 tuổi
3. Giai đoạn phát triển tâm lý trẻ em từ 3 đến 6 tuổi
Từ 3 – 6 tuổi là giai đoạn trẻ chuẩn bị bước vào môi trường mới gọi là trường mầm non. Tại đây, trẻ sẽ được phát triển cả về vận động thô và vận động tinh qua việc giao tiếp với thầy cô, bạn bè. Nhờ vậy, bé sẽ trở nên nhạy bén với những sự việc xảy ra xung quanh mình hơn. Đồng thời, việc sử dụng đồ vật của trẻ cũng linh hoạt và thuần thục hơn, biết nói thành câu, biết kể chuyện, nghe và hiểu được những gì người lớn nói. Đây cũng chính là lý do trẻ thường hay đặt nhiều câu hỏi “tại sao”. Trong giai đoạn từ 3 đến 6 tuổi, bố mẹ cần đồng hành và trả lời những câu hỏi của trẻ một cách dễ hiểu nhất. Từ đó, sự phát triển của tâm lý trẻ em sẽ trở nên tích cực hơn.
Bên cạnh đó, bố mẹ nên dạy con những điều tốt đẹp qua trò chơi nhập vai vào các ngành nghề. Điều này sẽ giúp trẻ hiểu và học được những quy tắc, chuẩn mực của xã hội, từ đó sẽ giúp trẻ bớt chủ quan hơn. Bố mẹ cũng nên rèn luyện cho trẻ khả năng tư duy độc lập, phân tích các vấn đề xảy ra dựa vào sự quan sát và đánh giá của riêng mình. Qua đó, trẻ sẽ phát triển ổn định về mặt tâm lý, đồng thời sẽ trở nên cởi mở và tự tin hơn.
>> Xem thêm:
4. Giai đoạn phát triển tâm lý trẻ em từ 6 đến 11 tuổi
Hoạt động chủ yếu trong giai đoạn này của trẻ chính là ghi nhớ, học tập và tư duy. Từ 6 – 11 tuổi, trẻ sẽ được làm quen dần với môi trường ở lớp và trường học của mình. Đây là giai đoạn mà nội dung học tập được mở rộng và nâng cao hơn. Do đó, ngôn ngữ của bé sẽ không dừng lại ở những từ ngữ đơn giản hằng ngày mà còn bao hàm những khái niệm cơ bản về khoa học trừu tượng.
Giai đoạn phát triển của tâm lý trẻ em từ 6 – 11 tuổi sẽ gắn liền với sự hình thành thói quen, nhân cách và lối sống của bé. Lúc này sự dạy dỗ đúng đắn của bố mẹ và thầy cô là rất quan trọng để trẻ hình thành ý thức và những hành vi phù hợp với chuẩn mực xã hội. Bố mẹ nên dành thời gian để lắng nghe, trò chuyện và chia sẻ với con về mọi khía cạnh, ví dụ như hôm nay con có gì vui không, đi học có gặp khó khăn gì hay không… Đồng thời, bố mẹ cũng cần gương mẫu, kiểm soát tốt lời nói, cảm xúc và hành vi của bản thân trong bất kỳ tình huống nào để con trẻ học tập theo.
>> Tham khảo thêm:
- Những đồ dùng thiết yếu cần chuẩn bị cho bé vào lớp 1
- 10 trường mầm non song ngữ tại TPHCM
- 10 trường tiểu học quốc tế tại TPHCM
5. Giai đoạn phát triển tâm lý trẻ từ 11 đến 16 tuổi
Tâm lý trẻ em từ giai đoạn 11 – 16 tuổi sẽ có rất nhiều biến động. Trong giai đoạn này, những diễn biến về tâm lý của trẻ em cũng khá phức tạp, bị chi phối và ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, vì đây là thời điểm trẻ chuẩn bị dậy thì cũng như trở nên chín chắn hơn.
Trẻ sẽ có những thay đổi rõ rệt về tâm sinh lý, ngoại hình. Đồng thời, trẻ cũng sẽ có những tiêu chuẩn đánh giá cho riêng mình dựa trên những quy chuẩn của mọi người. Qua đó, trẻ sẽ biết cách để hành vi của bản thân đúng với chuẩn mực gia đình và xã hội.
11 đến 16 tuổi cũng là giai đoạn trẻ khá nhạy cảm với những lời đánh giá của người khác. Vì vậy, trẻ sẽ có thể trở nên tự mãn, tự cao với những “lời có cánh”. Ngược lại, trẻ cũng có thể tự ti, sợ hãi và rụt rè hơn nếu như bị chê trách. Tâm lý trẻ em ở độ tuổi này rất phức tạp, do đó phụ huynh cần hướng dẫn, hỗ trợ và quan tâm để trẻ từng bước tự chủ được hành động của chính mình. Ngoài ra, trẻ cũng sẽ suy nghĩ tích cực và cảm thấy thoải mái hơn khi có một chỗ dựa tinh thần vững chắc.
Trường Hội nhập Quốc tế iSchool (Mầm non, Tiểu học, THCS – THPT)
Hệ thống Trường Hội nhập Quốc tế iSchool là một trong những trường thành viên của Tập đoàn Nguyễn Hoàng (NHG). Đây là hệ thống trường học có chương trình đào tạo từ bậc mầm non cho đến trung học phổ thông. Thành lập vào năm 2008, hiện nay iSchool đã có 14 cơ sở trường tại 14 tỉnh thành phố trên cả nước. Hơn 10 năm qua, Trường Hội nhập Quốc tế iSchool đã giảng dạy hơn 40.000 học sinh với đội ngũ cán bộ giáo viên luôn tâm huyết, nhiệt thành và có trách nhiệm.
Khi theo học tại iSchool, bé sẽ được học tập theo phương pháp giáo dục iTL Plus. Ngoài ra, trẻ không chỉ được giảng dạy về lý thuyết mà còn được tham gia các hoạt động, chương trình, hội thảo về phát triển thể chất, tâm lý, cá tính, cảm xúc…
iSchool luôn mong muốn quý phụ huynh có thể đến tham quan trường để có được những trải nghiệm về cơ sở vật chất và môi trường học tập một cách thực tế nhất. Quý phụ huynh có thể đặt lịch hẹn tham quan hoặc liên hệ với đội ngũ tư vấn của iSchool qua số điện thoại và email đề cập dưới đây:
- Số điện thoại: 0789 166 588
- Email: info@ischool.edu.vn
Bài viết trên đây là những chia sẻ về các giai đoạn phát triển của tâm lý trẻ em và các phương pháp giúp phát triển tâm lý của trẻ một cách hiệu quả. iSchool hy vọng bài viết này sẽ giúp bố mẹ hiểu rõ hơn về tầm quan trọng cũng như các giai đoạn phát triển của tâm lý trẻ. Từ đó, bố mẹ sẽ có những cách dạy con phù hợp để trẻ phát triển tốt hơn.
>> Có thể bố mẹ quan tâm:
- Phương pháp montessori cho trẻ
- Dạy con học toán theo phương pháp Glenn Doman
- Giáo dục giới tính cho học sinh THCS
- Giáo dục giới tính cho học sinh THPT
Tags: chuẩn bị tâm lý cho trẻ vào lớp 1, giáo dục trẻ em, phòng chống xâm hại trẻ em, phát triển tư duy cho trẻ, sách phát triển EQ cho trẻ