Mục lục
- 1. Khái niệm phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non
- 2. Thực trạng giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non
- 3. Vai trò và mục tiêu của phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non
- 4. Các phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non hiệu quả
- 5. Trường Hội nhập Quốc tế iSchool và giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non
Ngôn ngữ có vai trò không thể thiếu trong cuộc sống. Không chỉ là phương tiện giao tiếp, bày tỏ quan điểm, ý kiến; ngôn ngữ còn giúp con người kết nối với nhau dễ dàng hơn. Chính vì thế, việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non là vô cùng quan trọng. Điều này giúp bé định hình tư duy, giao tiếp mạch lạc và hoàn thiện hơn về mặt nhận thức. Để giúp bố mẹ hiểu rõ hơn, bài viết sau của iSchool sẽ chia sẻ các thông tin về giáo dục ngôn ngữ cho trẻ một cách tổng quát nhất.
1. Khái niệm phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non
Phát triển ngôn ngữ là khả năng vận dụng hiệu quả các khía cạnh của ngôn ngữ bao gồm: nghe, nói, đọc, hiểu. Nếu bố mẹ giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non từ sớm, bé sẽ có thể diễn đạt ý nghĩ một cách trôi chảy bằng lời nói vả cả văn bản. Điều này mang đến rất nhiều lợi ích cho con, giúp con nâng cao khả năng giao tiếp và năng lực tư duy.
Để lựa chọn phương pháp giáo dục phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ mầm non, phụ huynh cần hiểu rõ đặc điểm phát triển ngôn ngữ theo độ tuổi như sau:
- Từ 1 đến 1,5 tuổi: bé bắt đầu học cách phát âm. Trẻ biết nói những từ đơn ngắn gọn và hiểu các đoạn giao tiếp ngắn. Đây là thời điểm con thường thích bắt chước người lớn.
- Từ 2 đến 3 tuổi: bé phát triển toàn diện về các mặt. Con đã có thể tiếp nhận tri thức và học ngôn ngữ qua số đếm, bảng chữ cái, ngoại ngữ, bài hát…
- Từ 3 đến 5 tuổi: bé dần hoàn thiện về mặt ngôn ngữ. Giai đoạn này con sẽ bổ sung thêm nhiều từ vựng nhờ thường xuyên giao tiếp và làm quen với môi trường, sự việc, mối quan hệ khác nhau.
>> Có thể bố mẹ quan tâm:
- Dạy trẻ học toán theo phương pháp Glenn Doman
- Phương pháp Glenn Doman cho trẻ 3 tuổi
- Phương pháp Montessori cho trẻ ba mẹ cần biết
2. Thực trạng giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non
Hiện nay, vấn đề giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non ngày càng được quan tâm nhưng chưa thật phổ biến ở nước ta. Ở các trường mầm non thường dạy bé học số, bảng chữ cái, ca hát… tuy nhiên không nhắm đến mục đích chính là phát triển về ngôn ngữ. Tại nhà, các phụ huynh vẫn đang băn khoăn không biết đâu là phương pháp giáo dục tốt nhất cho trẻ nên việc phát triển ngôn ngữ thường bị trì hoãn và chưa đem đến hiệu quả cao. Chính vì vậy, việc giáo dục phát triển cho trẻ mầm non vẫn là vấn đề cần được chú trọng hơn.
3. Vai trò và mục tiêu của phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non đem đến những lợi ích thiết thực, giúp trẻ phát huy toàn diện năng lực của bản thân:
- Bé được rèn luyện kỹ năng nói, phát âm từ, ngữ chuẩn chỉnh. Điều này giúp con giao tiếp mạch lạc và hiệu quả hơn. Từ đó bé dễ dàng hoà nhập và kết nối với mọi người xung quanh.
- Kích thích trí não, phát triển tư duy và nhận thức ở trẻ. Qua sự trao đổi thông tin bằng ngôn ngữ, bé sẽ tăng khả năng tập trung, ghi nhớ, phân tích và tư duy phản biện.
- Rèn luyện đạo đức, phẩm chất cho bé qua những lời khuyên, giảng dạy từ bố mẹ, thầy cô từ các bài học và tình huống thực tế.
- Phát triển năng khiếu nghệ thuật, giúp bé cảm thụ tốt hơn về âm nhạc và thơ ca, văn học.
4. Các phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non hiệu quả
4.1. Dạy trẻ tập nói đúng
Ở lứa tuổi mầm non, trẻ thường thích bắt chước lại những gì được nghe và thấy. Vì thế, bố mẹ nên giúp bé nói đúng bằng cách cho con xem các video, chương trình thiếu nhi hay phim hoạt hình có phát âm chuẩn. Đặc biệt, mỗi khi bé bập bẹ đọc theo người lớn, phụ huynh nên kịp thời chỉnh sửa, hướng dẫn cách nói và ngữ điệu của trẻ thật đúng. Việc dạy trẻ tập nói đúng từ nhỏ sẽ tạo nền tảng vững chắc, giúp con phát triển ngôn ngữ tốt hơn trong tương lai.
>> Tham khảo thêm:
4.2. Trò chuyện với trẻ
Thường xuyên trò chuyện với bé là cách giáo dục phát triển ngôn ngữ dễ dàng và hiệu quả nhất. Về cơ bản, ngôn ngữ được sử dụng chính để giao tiếp và thể hiện ý kiến. Vì thế, bố mẹ nên nói chuyện với con nhiều hơn, tạo cơ hội cho con được rèn luyện kỹ năng nghe, nói và diễn đạt mong muốn bản thân.
Phụ huynh chỉ cần bắt đầu với các chủ đề đơn giản và quen thuộc như: hỏi về sinh hoạt của con, về điều mà bé thích… Trong quá trình trò chuyện, bé không chỉ được trau dồi thêm vốn từ vựng mà còn tăng khả năng diễn đạt và phát âm.
4.3. Cùng đọc sách và kể chuyện cho trẻ nghe
Đọc sách và kể chuyện luôn là phương pháp hiệu quả, phù hợp ứng dụng cho bé. Qua việc lắng nghe bố mẹ, bé sẽ tiếp thu thêm nhiều từ vựng, học được cách diễn đạt tự nhiên đồng thời phát triển khả năng tư duy. Bên cạnh đó, bé còn có thể học thêm nhiều kiến thức mới, đa dạng các lĩnh vực. Bố mẹ còn có thể phát triển khả năng ngôn ngữ ở mức cao hơn cho con bằng cách khuyến khích bé ghi nhớ nội dung, dẫn dắt con kể lại câu chuyện qua việc đặt câu hỏi.
4.4. Cho trẻ nghe các bài hát hợp với lứa tuổi
Trẻ nhỏ luôn yêu thích âm nhạc. Khi nghe các bài hát, con thường ghi nhớ nhanh hơn so với những bài học truyền thống. Nhờ đó, phương pháp giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non qua các bài hát thường rất được ưa chuộng. Qua các bài hát vui nhộn với ca từ có vần điệu dễ nhớ sẽ tạo hứng thú hơn cho bé, từ đó con có thể phát triển khả năng nghe, cảm nhận và ngôn ngữ một cách tốt nhất. Bố mẹ nên lưu ý lựa chọn các ca khúc phù hợp với lứa tuổi của con.
>> Xem thêm: Trí thông minh âm nhạc là gì?
4.5. Tham gia các hoạt động nghệ thuật cùng trẻ
Ngoài ca hát, bố mẹ còn có thể cho bé tham gia các hoạt động nghệ thuật khác như đọc thơ, làm văn, vẽ tranh… Trẻ sẽ học thêm được nhiều từ mới, rèn luyện khả năng phát âm và điều chỉnh ngữ điệu tốt hơn. Bên cạnh đó, việc vẽ tranh sẽ giúp con phát huy trí tưởng tượng và tăng khả năng quan sát. Điều này rất có lợi trong giáo dục phát triển ngôn ngữ. Con sẽ thể hiện được suy nghĩ của mình thông qua hình ảnh một cách sinh động.
4.6. Cho trẻ tham gia các trò chơi
Bố mẹ nên cho trẻ tham gia các trò chơi để con được thư giãn, thoải mái bên bạn bè, người thân đồng thời phát triển kỹ năng giao tiếp. Khi tương tác và trao đổi với người xung quanh nhiều hơn, bé sẽ rèn luyện khả năng diễn đạt và biết cách sử dụng ngôn từ đúng ngữ cảnh. Bên cạnh đó, bé còn tự tin và chủ động hơn, hoà nhập với các mối quan hệ bên mình.
>> Xem thêm: 10 trò chơi trí tuệ cho bé phát triển tư duy
4.7. Tạo các hoạt động ngoài trời cho trẻ
Môi trường học tập là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ. Bố mẹ có thể thay đổi không gian học tập cho con bằng cách đưa bé đến những nơi có không khí trong lành, gần gũi với thiên nhiên như: vườn bách thú, công viên, địa điểm cắm trại… Chắc hẳn rằng bé sẽ vô cùng vui vẻ và hứng thú khi được tham gia các hoạt động ngoài trời này. Đặc biệt, bé còn phát triển toàn diện các giác quan, tăng khả năng tiếp nhận thông tin qua thính giác, thị giác và xúc giác. Bố mẹ và giáo viên có thể đồng hành cùng con qua việc trả lời các câu hỏi về thế giới xung quanh, giúp nâng cao vốn từ vựng và kiến thức của trẻ.
4.8. Cùng trẻ học viết và học vẽ
Hướng dẫn bé vẽ và viết lại những gì con được thấy là phương pháp hữu hiệu để phát triển ngôn ngữ. Điều này sẽ kích thích khả năng sáng tạo, phát triển năng lực tưởng tượng và miêu tả của bé. Con sẽ vận dụng ngôn ngữ theo cách riêng của bản thân. Bố mẹ nên cùng bé học viết và vẽ để gắn kết hơn với con, mang đến hiệu quả cao trong quá trình học tập.
5. Trường Hội nhập Quốc tế iSchool và giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non
Trường Hội nhập Quốc tế iSchool tự hào với hành trình hơn 14 năm tại 14 đem đến chất lượng giáo dục cao cùng môi trường chuẩn quốc tế tại hơn 14 tỉnh thành trên cả nước. Ngoài các bài học theo quy chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, học sinh của trường còn được phát triển toàn diện trên mọi mặt. iSchool có chương trình Tiếng Anh dựa trên khung chương trình Cambridge giúp các em học sinh trang bị các kỹ năng ngôn ngữ cần thiết. Bên cạnh đó, trường còn thường xuyên tổ chức các lớp học kỹ năng. Bố mẹ có thể yên tâm với những phương pháp giáo dục hiệu quả cho bé.
Để tìm hiểu chi tiết hơn, phụ huynh có thể liên hệ với iSchool thông qua:
- Số điện thoại: 0789 166 588
- Email: info@ischool.edu.vn
Trên đây là những chia sẻ về vấn đề phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non. Hy vọng thông qua những thông tin được cập nhật trong bài sẽ phần nào giúp quý phụ huynh hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ, đồng thời biết thêm các phương pháp hữu ích để giúp trẻ rèn luyện và phát triển ngôn ngữ.
>> Bài viết liên quan:
- Cách dạy bé học chữ cái tiếng Việt nhớ lâu nhất
- Phương pháp dạy tiếng Anh cho bé hiệu quả
- 9 Cách dạy bé đánh vần chữ cái hiệu quả
Tags: phát triển nhận thức cho trẻ mầm non, phát triển thể chất cho trẻ mầm non, phát triển thẩm mỹ cho trẻ mầm non, 5 lĩnh vực phát triển của trẻ mầm non, sách phát triển EQ cho trẻ, đồ chơi phát triển trí tuệ cho bé