Mục lục
Thật khó để tìm ra được phương pháp giáo dục trẻ phù hợp, đặc biệt là với những trẻ đang ở độ tuổi mầm non, tiểu học. Việc lựa chọn cách giáo dục trẻ em là rất quan trọng. Vậy làm thế nào để tìm kiếm được phương pháp giảng dạy thích hợp nhất với con, giúp con tiếp thu kiến thức tốt hơn. Cùng tìm hiểu về quan điểm dạy con đến từ các nhà giáo dục nổi tiếng ngay trong bài viết sau để nắm bắt được phương pháp dạy con đúng cách.
1. Phương pháp giáo dục Waldorf – Rudolf Steiner
Với mong muốn giúp trẻ tự tin hơn và có thể tự khám phá những khả năng của bản thân, Rudolf Steiner đã sáng tạo ra phương pháp giáo dục Waldorf. Phương pháp Steiner là phương pháp thể hiện rõ nét quan điểm của Rudolf Steiner về việc giáo dục trẻ em, cụ thể là:
- Không có bất kỳ cuốn sách nào dạy bố mẹ cách để có thể giao tiếp với trẻ. Mỗi bé là một cá thể khác nhau, vì vậy cần phải có cách đối xử và giao tiếp khác nhau.
- Thay vì cho bé học rập khuôn theo sách vở thì bố mẹ nên cho bé học thông qua những câu chuyện kể thú vị để việc học của trẻ hiệu quả hơn.
- Ngoài việc học cách quan sát, trẻ cần được có nhiều thời gian vui chơi ngoài trời hơn. Qua đó, trẻ sẽ có cách nhìn nhận tổng quan hơn thế giới xung quanh.
- Để bé phát triển được trí tưởng tượng của mình, bố mẹ nên cho bé chơi những món đồ chơi đơn giản, các khối hình học bằng gỗ…
- Cần rèn luyện cho trẻ tính kỷ luật và tự lập thông qua những hành động quen thuộc, lặp đi lặp lại hằng ngày. Từ đó, trẻ sẽ cảm thấy được sự an toàn, tình yêu thương của bố mẹ.
2. Phương pháp Montessori – Maria Montessori
Maria Montessori là người phụ nữ đầu tiên hoàn thành khóa học tại trường y. Bà là người sáng lập ra phương pháp Montessori – đây là phương pháp giáo dục sớm nhiều lần được đề cử giải thưởng Nobel. Đồng thời, Montessori cũng được áp dụng phổ biến trong các chương trình giảng dạy tại nhiều quốc gia.
Những quan điểm về giáo dục trẻ em của Maria Montessori được thể hiện qua phương pháp này cụ thể như sau:
- Trẻ xứng đáng nhận được sự tôn trọng. Vì vậy, phụ huynh cần lịch sự khi đưa ra yêu cầu cho bé khi trò chuyện hay mong muốn bé làm điều gì đó thay vì sai khiến bé.
- Đừng dùng ánh nhìn của người lớn để nhìn trẻ mà hãy cho trẻ cảm nhận bạn là người bạn đồng hành của trẻ, từ đó sẽ giúp trẻ thoải mái khi thể hiện quan điểm của mình hơn.
- Hãy thiết kế cho trẻ một bộ bàn ghế học tập, chiếc móc quần áo… phù hợp với chiều cao để bé có thể tự chủ trong mọi việc. Điều này sẽ khiến trẻ cảm thấy hạnh phúc hơn.
- Hãy để trẻ tự làm những việc mà bé có thể làm. Đồng thời, bố mẹ nên tạo cơ hội cho con được phụ giúp một số công việc trong nhà.
- Đừng lúc nào cũng đưa ra hình phạt khi bé phạm sai lầm mà hãy cùng bé trò chuyện, thảo luận, chỉ ra cho bé biết cách phân biệt đúng sai.
- Hãy đóng vai trò là người hỗ trợ, hướng dẫn và cho phép bé được thể hiện quan điểm, cảm nhận của bản thân. Từ đó, trẻ sẽ trở nên tự tin và dũng cảm hơn khi lớn lên.
3. Hệ thống giáo dục Summerhill – Alexander Neill
Với phương pháp giáo dục này, trẻ sẽ được dạy về ảo thuật, photoshop, trồng cây và những kỹ năng bổ ích khách ngoài các môn học quen thuộc. Dưới đây là những quan điểm của Alexander Neill được thể hiện trong cách giáo dục trẻ em, bố mẹ có thể tham khảo:
- Trẻ không thể cảm nhận được thế giới xung quanh hay chính bản thân bé khi gặp khó khăn.
- Bố mẹ cần xem xét lại bản thân thông qua việc trả lời các câu hỏi như: Tôi có đang tin tưởng con hay không? Tôi có đang giúp đỡ, hỗ trợ con hay không?
- Những gì trẻ cần không phải là một cuộc sống được gia đình và nhà trường lên kế hoạch sẵn.
- Trường học cần phải điều chỉnh để thích hợp với bé mà không phải bé là người phải học cách thích nghi với cuộc sống ở trường học.
- Trẻ cần được tự do để làm những điều mình muốn.
- Bố mẹ nên dạy trẻ cách đối mặt, đương đầu với những khó khăn, thử thách trong cuộc sống.
>> Xem thêm:
- Các phương pháp dạy học tích cực hiệu quả nhất
- 10 phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học
- Các kỹ thuật dạy học tích cực hiệu quả
4. Phương pháp Instrumentalism – John Dewey
Nhà cải cách giáo dục John Dewey được mệnh danh là “cha đẻ của nền giáo dục tiên tiến tại Mỹ”. Với ông, trường học đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giáo dục trẻ em. Ở đây trẻ sẽ được áp dụng những kiến thức đã được học vào các hoạt động thực tế mà không phải những lý thuyết trừu tượng trong sách vở.
John Dewey quan niệm rằng:
- Nên cho trẻ thực hành thông qua các hoạt động thực tế thay vì chỉ được nghe, được nói. Vì chỉ có hành động mới tạo ra kết quả.
- Hãy dạy trẻ suy nghĩ thất bại chỉ là bước đệm cho trẻ có thêm trải nghiệm và bài học để tiến tới thành công sau này. Vì thế, trẻ không cần xấu hổ hay sợ hãi.
- Những sáng chế vĩ đại, những phát minh khoa học tiên tiến chính là thành quả của những “khối óc” không ngừng sáng tạo và tưởng tượng.
5. Phương pháp Reggio Emilia – Loris Malaguzzi
Loris Malaguzzi – Nhà tâm lý học người Ý quan niệm: Một đứa bé có thể nói hàng trăm loại ngôn ngữ khác nhau. Điều này chứng minh rằng trẻ em có thể thể hiện suy nghĩ, cảm xúc theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, trên thực tế người lớn lại đang kìm hãm sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Chính vì vậy, bố mẹ cần phải lắng nghe trẻ nhiều hơn và cần biết cách dạy bé áp dụng những “ngôn ngữ” đặc biệt đó trong giao tiếp hằng ngày.
>> Tham khảo thêm: Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non
Quan điểm về giáo dục trẻ em của Loris Malaguzzi được thể hiện qua phương pháp Reggio Emilia như sau:
- Đối với một vấn đề sẽ có nhiều quan điểm khác nhau. Vì thế, bố mẹ không nên nói với trẻ rằng câu trả lời của trẻ là sai mà hãy hỏi vì sao bé lại suy nghĩ như vậy. Sau đó, bố mẹ hãy nói cho bé nghe một câu trả lời khác.
- Hãy hỏi xem con đã biết những gì trước khi giải thích cho con nghe về một điều gì đó. Vì bé sẽ mất hứng thú và không tập trung nghe nếu như bạn nói những gì bé đã biết.
- Bố mẹ có thể đặt câu hỏi và yêu cầu trẻ trả lời thật tỉ mỉ, từ đó giúp trẻ mạnh dạn thể hiện suy nghĩ của mình.
- Hãy để cho trẻ tự đưa ra sự lựa chọn của bản thân, ví dụ như lựa chọn quần áo, giày dép, cặp sách…
6. Phương pháp giáo dục Célestin Freinet
Célestin Freinet đã tự mở trường học ở tuổi 24 để giúp những trẻ em chậm phát triển. Freinet không dùng bất kỳ cuốn sách hay giao bất kỳ bài tập về nhà nào cho học sinh. Tuy nhiên, các học sinh học tại trường lại luôn đạt được kết quả tốt, đồng thời trẻ cũng được phát triển toàn diện.
Dưới đây là quan điểm về phương pháp giáo dục trẻ em của Célestin Freinet bố mẹ có thể tham khảo:
- Phụ huynh không nên bắt buộc trẻ phải làm điều mà trẻ không muốn.
- Tương lai trẻ sẽ trở nên tự tin hơn nếu được dạy cách làm việc nhà thường xuyên.
- Nên thương lượng với trẻ thay vì cấm đoán hay trừng phạt bé. Phụ huynh cần để trẻ nhận thấy sự lựa chọn của trẻ là không đúng.
Bài viết trên đây là những chia sẻ về cách giáo dục trẻ em dựa trên quan điểm của các nhà giáo dục nổi tiếng. Hy vọng với những thông tin được đề cập trên sẽ giúp phụ huynh lựa chọn được phương pháp phù hợp nhất để giáo dục trẻ tốt hơn. Nếu quan tâm đến các chương trình giảng dạy hay những hoạt động ngoại khóa dành cho trẻ, phụ huynh có thể liên hệ với phòng Tuyển sinh của iSchool để được tư vấn và đặt lịch hẹn tham quan trường thông qua 2 hình thức dưới đây:
- Điện thoại: 0789 166 588
- Email: info@ischool.edu.vn
>> Có thể bố mẹ quan tâm:
- Phương pháp Glenn Doman cho trẻ 3 tuổi
- Giáo dục STEM là gì? Ứng dụng mô hình STEM trong giáo dục
- Giáo dục sớm là gì? Có cần giáo dục sớm cho trẻ không?
- Phương pháp Glenn Doman là gì? Tìm hiểu về chương trình Glenn Doman
Tags: giáo dục thông minh, giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, giáo dục giới tính, giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non, giáo dục giới tính cho trẻ mầm non, giáo dục an toàn giao thông cho trẻ mầm non, giáo dục STEM ở tiểu học