Mục lục
Đối với các bé đang ở độ tuổi mầm non, hoạt động vui chơi sẽ giúp trẻ phát triển trí tuệ và thể lực một cách hiệu quả. Thông qua các trò chơi, trẻ sẽ trở nên năng động, hoạt bát và khéo léo hơn. Để biết thêm thông tin và hiểu hơn về cách thức chơi các trò chơi vận động mầm non, quý phụ huynh có thể tham khảo bài viết dưới đây.
>> Xem thêm:
- Top 10 trò chơi trí tuệ cho bé phát triển tư duy
- 9 trò chơi cho trẻ mầm non giúp phát triển trí tuệ
- 20 trò chơi dân gian cho trẻ mầm non bổ ích và thú vị nhất
Tầm quan trọng của trò chơi vận động cho trẻ mầm non
Dưới đây là những lợi ích của trò chơi vận động cho trẻ mầm non, phụ huynh và học sinh có thể tham khảo:
- Phát triển về mặt kỹ năng: Trẻ mầm non sẽ phát triển được các kỹ năng cơ bản khi chơi trò chơi vận động như chạy nhảy, đi, các động tác phối hợp chân tay nhuần nhuyễn và nhanh nhạy hơn. Các kỹ năng này sẽ là bước đệm giúp phát triển những trò chơi vận động phức tạp hơn.
- Phát triển về mặt thể chất: Tham gia các trò chơi vận động sẽ giúp trẻ tăng sự linh hoạt, dẻo dai, tăng sức đề kháng và phát triển cơ bắp.
- Phát triển về tư duy logic, sáng tạo: Trò chơi vận động mầm non giúp kích thích sự sáng tạo và khả năng tưởng tượng của trẻ. Các bé sẽ có thể tự bản thân tạo ra trò chơi và tìm phương pháp để vượt qua những thử thách.
- Kích thích sự phát triển của não bộ: Việc tham gia các trò chơi vận động sẽ giúp bộ não của trẻ hoạt động tốt hơn, các liên kết thần kinh cũng được nâng cao, từ đó giúp phát triển trí thông minh.
- Nâng cao các kỹ năng xã hội: Trẻ sẽ học được các làm việc nhóm, hợp tác, chia sẻ và tôn trọng bạn bè.
Các trò chơi vận động cho trẻ mầm non từ 3 – 4 tuổi thú vị nhất
1. Chi chi chành chành
Dụng cụ cần chuẩn bị:
- Chia theo đội từ 5-6 người
- Có thể yêu cầu các bé rửa tay sạch trước khi chơi giúp rèn luyện thói quen rửa tay và rửa tay đúng cách
Cách chơi trò “Chi chi chành chành” dành cho trẻ từ 3 tuổi trở lên:
- Bố mẹ làm quản trò, xòe bàn tay ra và hướng dẫn con đặt một ngón tay trỏ vào lòng bàn tay.
- Đọc bài đồng dao “chi chi chành chành, cái đanh thổi lửa, con ngựa đứt cương, ba vương lập đế, bắt dế đi tìm, ù à ù ập”.
- Kết thúc từ ập, người quản trò sẽ bất ngờ nắm tay lại thật nhanh, bạn nhỏ nào ko rút ngón tay ra kịp sẽ là người bị thua và sẽ phải xòe tay ra để trò chơi tiếp tục.
2. Trò chơi chuyền bóng
Luật chơi của trò chơi chuyền bóng: Khi trẻ làm rơi bóng thì ngay lập tức phải ra ngoài một lần chơi.
Cách chơi trò chơi như sau:
- Chuẩn bị khoảng 2 hoặc 3 quả bóng
- Trẻ xếp thành hình vòng tròn, nếu lớp đông có thể chia thành nhiều vòng tròn.
- Cứ 10 trẻ sẽ cử ra một trẻ cầm bóng, khi có khẩu lệnh “bắt đầu”, trẻ sẽ bắt đầu chuyền bóng cho bạn bên cạnh, lần lượt theo chiều kim đồng hồ.
- Khi chuyền trẻ sẽ hát theo nhịp:
”Không có cánh
Mà bóng biết bay
Không có chân
Mà bóng biết chạy
Nhanh nhanh bạn ơi
Nhanh nhanh bạn ơi
Xem ai tài, ai khéo
Cùng thi đua nào.”
- Sau khi trẻ đã biết cách chơi, thầy cô có thể cho các đội thi đua với nhau để xem nhóm nào ít người làm rơi bóng nhất sẽ chiến thắng.
3. Ô tô vào bến
Luật chơi trò “ô tô vào bến” dành cho bé từ 2 tuổi trở lên:
- Ô tô cần lựa chọn đúng bến của mình để đi vào
- Trẻ đi nhầm sẽ phải ra ngoài một lần chơi
Cách chơi như sau:
- Thầy cô chuẩn bị từ 4 đến 6 lá cờ với các màu sắc khác nhau.
- Chia sân chơi thành 4 -6 chỗ tương ứng theo từng màu lá cờ.
- Sau đó, thầy cô phát cho trẻ lá cờ hoặc giấy màu có cùng màu cơ.
- Trẻ làm ô tô với nhiều màu khác nhau.
- Trẻ có thể chạy tự do trong phòng, vừa chạy vừa quay tay trước ngực như lái ô tô.
- Khi cô giáo nói “Ô tô chuẩn bị vào bến” cô đưa ra hiệu lệnh cờ màu nào thì ô tô màu đó sẽ vào bến. Các ô tô khác tiếp tục chạy nhưng chạy chậm lại.
- Trẻ nào vào nhầm bến sẽ phải ra ngoài một lần chơi.
4. Bắt chước tạo dáng
Luật chơi của trò chơi “Bắt chước tạo dáng” như sau: Khi có hiệu lệnh của quản trò, trẻ phải đứng ngay lại và nói đúng dáng đứng của mình đang tượng trưng cho con vật nào.
Cách chơi như sau:
- Quản trò sẽ gợi ý một số hình ảnh động vật quen thuộc cho trẻ trước khi chơi
- Trẻ sẽ tự suy nghĩ nên làm dạng con vật nào
- Khi có hiệu lệnh của quản trò, trẻ tạo dáng và cô giáo sẽ hỏi về kiểu dáng đang đứng tượng trưng cho con vật nào.
- Để khuấy động không khí, cô giáo nên cho bé chạy tự do trong phòng, khi có hiệu lệnh trẻ sẽ dừng lại và tạo dáng.
5. Trò chơi hái quả
Trò chơi cần chuẩn bị: Phấn vẽ, sọt đựng, cây nấm, chậu cây có 10 quả.
Cách chơi như sau:
- Quản trò sẽ chia các bạn nhỏ thành nhóm từ 3 đến 4 người.
- Mỗi đội xếp thành hàng dọc sau vạch xuất phát, khi nghe hiệu lệnh của quản trò, trẻ sẽ làm gấu bò qua đường hẹp, tiếp đó “gấu” sẽ bật lên các vòng tròn, chạy dích dắc qua các chướng ngại vật đến cây hái quả chạy về bỏ bỏ vào sọt đựng quả.
- Thành viên tiếp theo sẽ tiếp tục thực hiện, đội nào nhanh nhất và lấy nhiều quả nhất sẽ là đội chiến thắng.
6. Cáo và thỏ
Luật chơi của trò “cáo và thỏ” như sau:
- Thỏ sẽ đứng nấp trong hang của mình
- Nếu thỏ chạy chậm sẽ bị cáo bắt hoặc nếu vào nhầm hang cũng phải ra ngoài một lần chơi.
Cách chơi của trò “Cáo và thỏ”:
- Quản trò sẽ chọn một bạn nhỏ làm cáo ngồi ở góc lớp, các bạn còn lại sẽ làm thỏ và chuồng thỏ (Mỗi một bạn nhỏ thì sẽ có hai bạn làm chuồng).
- Quản trò sẽ yêu cầu thỏ phải nhớ chuồng mình và đi kiếm ăn (vừa nhảy vừa giơ 2 tay lên đầu vẫy vẫy), đọc bài thơ:
”Trên bãi cỏ
Các chú thỏ
Tìm rau ăn
Rất vui vẻ
Thỏ nhớ nhé
Có cáo gian
Đang rình đấy
Thỏ nhớ nhé
Chạy cho nhanh
Kẻo cáo gian
Tha đi mất.”
- Khi thỏ đọc hết bài thơ, cáo sẽ xuất hiện và đuổi bắt thỏ.
- Thỏ sẽ phải chạy nhanh về chuồng nếu bị bắt phải ra ngoài 1 lần chơi, sau đó đổi vai cho nhau.
7. Trò chơi tàu hoả
Trò chơi tàu hỏa có luật chơi như sau:
- Các bạn nhỏ sẽ theo hiệu lệnh của quản trò: dừng hoặc đi
- Thực hiện sai sẽ ra ngoài không chơi 1 vòng
Cách chơi đơn giản như sau:
- Quản trò vẽ 2 đường thẳng song song với nhau hoặc dùng hàng gạch lát nền làm vạch
- Các bạn nhỏ sẽ xếp thành đoàn tàu bằng cách đặt tay lên vai nhau thành một hàng dọc, đi trong 2 đường thẳng đã vạch sẵn
- Khi quản trò ra hiệu lệnh cờ xanh (trẻ vừa di chuyển vừa kêu “xình xịch”)
- Khi quản trò nói “Tàu lên dốc”, đoàn tàu phải đi bằng gót chân và miệng kêu: “tu tu”
- Khi quản trò nói: “Tàu xuống dốc”, đoàn tàu phải đi bằng mũi chân, miệng kêu: “tu tu”
8. Bịt mắt bắt dê
Đây là một trong những trò chơi dân gian không giới hạn số người tham gia, tuy nhiên để trò chơi này diễn ra vui nhộn hơn thì chỉ nên có từ 3 – 15 người tham gia.
Cách chơi như sau:
- Trước khi bắt đầu chơi, quản trò tìm ra người bịt mắt và người trốn
- Người bị bịt mắt: Dung vải che mắt, không được để hở trong suốt khoảng thời gian chơi và tìm kiếm. Người bịt mắt sẽ bắt lấy một bạn và đoán đúng tên của bạn đó.
- Người làm dê: Cần di chuyển để không bị bắt và tuyệt đối không được rời khỏi khu vực đã phân chia từ trước.
- Người nào bị bắt và bị đoán đúng tên đầu tiên là người thua cuộc.
9. Mèo đuổi chuột
Mèo đuổi chuột là một trò chơi được mô phỏng dựa trên thói quen bắt chuột của mèo. Khác với trò đuổi bắt bình thường, mèo bắt chuột sẽ có những lỗ ngã rẽ, lỗ chui mô phỏng như đường đi hay hang của chuột hay trốn. Ngoài ra, mèo đuổi chuột là trò chơi không chỉ yêu cầu cần có sự tương tác giữa các bé, mà còn phải cổ vũ tinh thần để nâng cao tính đồng đội, đoàn kết.
10. Ếch ở dưới ao
Chuẩn bị:
- 1 cần câu đồ chơi hoặc 1 cây que nhỏ.
- Số lượng thành viên tham gia: Khoảng 10 người trở lên
Cách chơi:
- Quản trò vẽ 1 vòng tròn lớn trên sân làm ao. Các bạn khác sẽ đứng ở trong vòng tròn để làm ếch
- Cho một bé cầm que nhỏ giả làm người câu ếch, đứng cách vòng tròn từ 3 – 4 mét. Khi quản trò vỗ tay thì những bạn làm ếch sẽ bắt đầu hát:
“Ếch ở dưới ao
Vừa ngớt mưa rào
Nhảy ra bì bọp
Ếch kêu ộp ộp”
- Các bạn vừa hát vừa nhảy ra khỏi vòng tròn lên bờ. Trong thời gian này, bé làm người câu ếc sẽ đuổi theo để câu, khi dây câu chạm vào vai bạn nào thì bạn đó sẽ trở thành người đi câu ếch mới.
Các trò chơi vận động cho trẻ mầm non từ 5 – 6 tuổi thú vị nhất
1. Vượt chướng ngại vật
Trò chơi cần chuẩn bị: Hầm chui (bìa carton), phấn vạch, dây đeo vòng, chai nhựa có cổ chai hình cổ vịt hoặc các hình khác.
Cách chơi trò chơi như sau:
- Quản trò sẽ chia các bạn nhỏ thành nhiều nhóm khác nhau (mỗi nhóm tối đa 5 bạn).
- Mỗi đội chơi đứng sau vạch xuất phát.
- Khi có hiệu lạnh: trẻ sẽ bắt đầu bật chân qua suối, chạy và bò qua đường hầm, tiếp đến chạy đến dây đeo vòng nhảy lên cao lấy vòng bằng 2 tay. Sau đó, trẻ sẽ đứng tại chỗ, ném vòng vào cổ chai có săn và chạy về xếp cuối hàng.
- Đội nào hoàn thành đầu tiên sẽ dành chiến thắng.
2. Nhảy lò cò
Luật chơi của trò “nhảy lò cò”: Trẻ chỉ cần nhảy đúng vào ô mà bản thân lựa chọn.
Cách chơi như sau:
- Trẻ vẽ các ô trên sàn với số lượng mong muốn, ghi số và chữ vào các ô đã vẽ.
- Trẻ đứng ở vị trí xuất phát, nhảy vào các ô mà mình chọn hoặc quản trò có thể chỉ định ô cho trẻ nhảy vào.
3. Trò chơi ai nhanh hơn
Trò chơi cần chuẩn bị: Các chướng ngại vật, hầm chui, thang leo, bục bật sau, vòng thể dục.
Cách chơi như sau:
- Quản trò sẽ chia các bạn nhỏ thành nhiều nhóm khác nhau (mỗi nhóm tối đa 5 bạn).
- Mỗi đội sẽ xếp thành hàng dọc sau vạch xuất phát.
- Khi nghe hiệu lệnh của quản trò, trẻ đầu tiên sẽ ngồi xổm đi dích dắc qua các chướng ngại vật, tiếp đó vượt qua bục và bật sâu xuống, bò qua đường hầm, treo xuống thang và chạy lên lấy vòng rồi quay về xếp cuối hàng.
- Tiếp tục từng thành viên sẽ thực hiện. Đội nào nhanh hơn đối đấy sẽ là người chiến thắng.
4. Trò chơi vận động: Hô màu
Trò chơi cần chuẩn bị những vật dụng như sau: Đồ vật trẻ yêu thích với nhiều màu sắc khác nhau, vạch kẻ xuất phát và vạch kẻ tiến về địch.
Luật chơi: Nghe hiệu lệnh chọn màu, người chơi sẽ chạy đến đồ vật có cùng màu.
Cách chơi như sau:
- Tìm những đồ vật có những màu sắc khác nhau
- Khi nghe hiệu lệnh, người chơi sẽ đi tìm đồ vật có màu đã được lựa chọn
- Ai có nhiều màu nhất sẽ được tiến liên tục về đích, người thắng cuộc sẽ giành chiến thắng
5. Di chuyển thành hàng
Trò chơi cần chuẩn bị các đạo cụ như sua: băng keo, dây ruy băng màu
Cách chơi:
- Sử dụng băng dính để dán ruy băng lên sàn thành một đường thẳng. Tạo đường vuông góc và đường song song với nhau.
- Các bạn nhỏ đi bộ theo đường ruy băng.
- Nếu chơi nhiều người, các bạn nhỏ sẽ nối đuôi nhau thành một đoàn tàu.
6. Trò chơi làm theo tín hiệu đèn (đèn xanh, đèn đỏ)
Luật chơi như sau:
- Theo tín hiệu đèn giao thông, trẻ sẽ mô phỏng lại đúng động tác các phương tiện giao thông khi tham gia “chạy và dừng lại”
- Nếu làm sai sẽ phải ra ngoài
Chuẩn bị: 3 tấm thẻ: xanh – vàng – đỏ.
- Quản trò sẽ lựa chọn phương tiện. Ví dụ: “ô tô” – trẻ sẽ mô phòng bằng cách xoay tròn trước ngực, “máy bay” sẽ dang cánh tay hai bên, “thuyền ra khơi” – trẻ sẽ ngồi xuống…
- Nghe hiệu lệnh của quản trò: “Đèn đỏ” – Dừng, “Đèn vàng” – đi chậm, “Đèn xanh” – Tiếp tục đi.
- Nếu bạn nhỏ nào làm sai sẽ bị loại ra ngoài một vòng.
7. Trời nắng trời mưa
Luật chơi như sau:
- Khi có hiệu lệnh “trời mưa”, các bạn nhỏ phải trú mưa, “trời nắng”, các bạn nhỏ có thể ra ngoài chơi.
- Nếu sai sẽ phải ra ngoài một lần chơi.
Cách chơi như sau:
- Quản trò vẽ vòng tròn trên sân (30-40cm) làm nơi trú mưa. Số lượng vòng sẽ ít dẫn khi trẻ bị loại nhiều.
- Khi có hiệu lệnh của quản trò “Trời mưa”, các bạn nhỏ phải chạy vào “nơi trú mưa”, nếu “bị ướt” trẻ sẽ ra ngoài một vòng.
- Khi có hiệu lệnh “Trời nắng”, các bạn nhỏ tiếp tục chạy ra ngoài chơi lần mới.
8. Trò chơi chim sẻ và ô tô
Luật chơi trò “chim sẻ và ô tô”: Khi chim sẻ nghe thấy tiếng còi xe, sẽ phải ngay lập tức nhảy sang hai bên vệ đường.
Cách chơi như sau:
- Quản trò hướng dẫn và chuẩn bị 1 hoặc 2 vòng tròn nhỏ đường kính khoảng 20cm.
- Quy định chỗ chơi ở giữa sân chơi và vẽ hai cạnh đường giới hạn làm đường ô tô, hai bên là vỉa hè.
- Quản trò hướng dẫn trẻ cầm vòng tròn xoay xoay như động tác đang lái ô tô, các bạn đóng chim sẻ sẽ giả vờ mổ thóc trên đường.
- Khi ô tô kêu “bim bim” và chạy đến, chim sẻ phải nhanh chây bay lên vào các vòm cây bên đường. Khi ô tô chạy qua rồi, chim sẻ tiếp tục sa vào lòng đường kiếm ăn.
9. Trò chơi lá và gió
Luật chơi:
- Gió sẽ thổi lá bay
- Gió ngừng lá sẽ dùng
- Nếu bạn nhỏ nào làm sai sẽ bị phạt.
Cách chơi như sau:
- Quản trò đóng vai gió
- Các bạn nhỏ đóng vai những chiếc lá rụng ngoài sân
- Gió thổi mạnh vù vù tất cả lá trên sân sẽ bay theo chiều gió
- Gió thổi nhẹ thì bay chậm
- Gió ngừng thổi là dừng hẳn
10. Trò chơi vận động: Cướp cờ
Trò chơi cần chuẩn bị: Khăn tượng trưng cho cờ, vòng tròn, vạch xuất phát làm đích hai đội.
Luật chơi:
- Khi cầm cờ nếu bị đối phương vỗ vào người sẽ thua cuộc.
- Khi lấy được cờ sẽ chạy về vạch xuất phát của đội mình, nếu có nguy cơ bị vỗ vào người thì được phép bỏ cờ xuống đất để tránh bị thua cuộc.
Cách chơi như sau:
- Quản trò phân chia các bạn nhỏ thành hai đội chơi với số lượng bằng nhau từ 5 đến 6 bạn.
- Đếm số thành viên theo tứ tự: 1,2,3,4…
- Quản trò mỗi lần chân được phép gọi nhiều số.
- Khi quản trò gọi đến số nào số đó của hai đội sẽ nhanh chóng chạy đến vòng tròn và cướp cờ.
- Khi quản trò gọi số nào về số đó phải về vạch xuất phát của đội.
Thời đại công nghệ phát triển, trẻ nhỏ thường chọn những trò chơi trên máy tính bảng, điện thoại và lười vận động hơn. Không chỉ vậy, điều này còn làm ảnh hưởng đến thể chất và sự phát triển tư duy, phản xạ của trẻ. Vì vậy, bố mẹ nên tìm hiểu về các trò chơi vận động mầm non để có thể hướng dẫn bé cách chơi, từ đó tạo cho bé thói quen vận động, suy nghĩ và nâng cao khả năng phản xạ.
Trên đây là các trò chơi vận động mầm non mà iSchool chia sẻ đến quý phụ huynh. Hy vọng rằng, qua những trò chơi trên không chỉ giúp trẻ phát triển tốt về thể lực, trí tuệ, phản xạ mà còn giúp trẻ có thêm trải nghiệm thú vị và gắn kết tình cảm gia đình.
Bên cạnh đó, nếu quan tâm đến các chương trình học, phương pháp giáo dục cũng như cách thức đăng ký nhập học tại iSchool, quý phụ huynh có thể liên hệ với Phòng Tuyển sinh qua 2 hình thức dưới đây:
- Số điện thoại: 0789 166 588
- Email: info@ischool.edu.vn
-
>> Tham khảo thêm:
- Đồ chơi phát triển trí tuệ cho bé thông minh, sáng tạo hơn
- Đồ chơi cho bé 5 tuổi kích thích trí thông minh tốt nhất
- Tổng hợp các phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non
Tags: kỹ năng sống cho trẻ mầm non, thí nghiệm stem cho trẻ mầm non, thí nghiệm cho trẻ mầm non, phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non, phát triển thẩm mỹ cho trẻ mầm non, giáo dục giới tính cho trẻ mầm non