Mục lục
- 1. Giáo dục phát triển thẩm mỹ cho trẻ mầm non là gì?
- 2. Lợi ích và ý nghĩa giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non
- 3. Mục tiêu phát triển thẩm mỹ của trẻ mầm non
- 4. Nguyên tắc giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non
- 5. Các phương pháp giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non
- 6. Các lưu ý khi giáo dục phát triển thẩm mỹ cho trẻ mầm non bố mẹ nên biết
Hằng ngày, nếu có thể, mỗi người đều nên nghe chút âm nhạc, đọc chút thơ văn hay xem tranh ảnh để “hạt mầm” của cái đẹp được lớn lên trong tâm hồn. Bởi, biết yêu cái đẹp là sự khởi nguồn giúp hình thành nên nhân cách tích cực. Hiểu được điều đó, nhiều bố mẹ luôn mong muốn có thể giáo dục thẩm mỹ cho bé từ sớm để giúp con phát triển toàn diện. Tuy nhiên, không giống như người lớn, các con cần có những nội dung và phương pháp riêng. Cùng iSchool tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề phát triển thẩm mỹ cho trẻ mầm non trong bài viết sau.
>> Tham khảo thêm: 5 lĩnh vực phát triển của trẻ mầm non
1. Giáo dục phát triển thẩm mỹ cho trẻ mầm non là gì?
Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non là quá trình hướng dẫn, rèn luyện giúp bé nhận ra và hướng đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Những điều tốt đẹp này bao gồm cả về thẩm mỹ cũng như điều hay, lẽ phải. Ví dụ: bé sẽ có thể phân biệt được rạch ròi đúng – sai, tốt – xấu hay cái mới – cái cũ, cái xấu – cái đẹp. Từ đó, con sẽ thấu hiểu và có cách ứng xử phù hợp với gia đình và những người xung quanh.
Bên cạnh đó, phát triển thẩm mỹ còn giúp các bé cảm nhận cái đẹp về thị giác và cảm xúc. Những hoạt động này sẽ bắt đầu từ những việc cơ bản nhất như dạy trẻ sắp xếp đồ đạc ngăn nắp, gọn gàng, dọn vệ sinh sạch sẽ và trang trí góc học tập… Điều này sẽ giúp bé hình thành nên lối sống lành mạnh và nhân cách tích cực để trẻ phát triển toàn diện từ tâm – trí – thể.
>> Xem thêm:
- Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
- Đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học
- Giáo dục thông minh là gì? Ứng dụng mô hình giáo dục thông minh
2. Lợi ích và ý nghĩa giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non
Giáo dục phát triển thẩm mỹ cho trẻ mầm non đem đến rất nhiều lợi ích vượt trội. Không chỉ tạo thành các thói quen tốt mà còn làm nền tảng vững chắc để bé phát triển toàn diện, hình thành nhân cách đẹp trong tương lai. Cụ thể:
- Biết bộc lộ cảm xúc cá nhân: Khi được giáo dục thẩm mỹ, bé sẽ nảy sinh những cảm xúc trước các sự vật, hiện tượng xung quanh như: biết phê phán điều xấu, khen ngợi và làm theo việc tốt… Bé sẽ thể hiện những cảm xúc của mình một cách đúng đắn.
- Kích thích khả năng sáng tạo: Nhờ phát triển thẩm mỹ từ sớm, bé sẽ được vận dụng tối đa năng lực sáng tạo của bản thân, đặc biệt là trong các lĩnh vực nghệ thuật. Điều này giúp ích rất nhiều cho con trong quá trình học tập.
- Phát triển các kỹ năng cần thiết khác: Thẩm mỹ có mối liên hệ gần gũi với thể chất, trí tuệ và đạo đức. Vì vậy, khi bé được giáo dục thẩm mỹ thì con cũng sẽ phát triển toàn diện với các khía cạnh còn lại.
- Hình thành nên những nhân cách tích cực: Bé sẽ nhận biết được cái đẹp của cuộc sống như: tình yêu, lòng vị tha, nhân ái… Từ đó, trẻ cũng dần hình thành nên những mặt tích cực này. con sẽ biết phân biệt đúng sai, tốt xấu và tự tin, có thái độ ứng xử chuẩn mực trong tương lai.
>> Có thể bố mẹ quan tâm:
3. Mục tiêu phát triển thẩm mỹ của trẻ mầm non
Mang lại rất nhiều lợi ích tốt đẹp nhưng với lứa tuổi của trẻ mầm non, bố mẹ chỉ nên rèn luyện và hướng đến những mục tiêu cơ bản nhất cho con bao gồm:
- Phát triển năng lực cảm nhận cái đẹp: Tạo điều kiện để trẻ tiếp cận nhiều hơn về thế giới xung quanh để từ đó con có những trải nghiệm, giúp phát triển khả năng thẩm mỹ.
- Hình thành cảm xúc thẩm mỹ: Tạo hứng thú về các bộ môn nghệ thuật cho bé để con có độ “nhạy” về các khía cạnh thẩm mỹ.
- Kích thích khả năng sáng tạo: Tổ chức các hoạt động nghệ thuật để khơi dậy tiềm năng của bé.
4. Nguyên tắc giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non
Để có thể thực hiện giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non một cách hiệu quả, bố mẹ nên chú ý đến các nguyên tắc sau:
- Kiên nhẫn với con: Vì lứa tuổi còn nhỏ nên sẽ có nhiều điều bé chưa thực sự nhận thức một cách rõ ràng được, vì vậy bố mẹ không nên nóng vội mà phải thật kiên nhẫn. Vì ở độ tuổi này bé đang trong giai đoạn phát triển và nhận thức vì những điều tốt xấu chưa được rõ ràng do đó ba mẹ phải thật kiên nhẫn để hướng dẫn con tốt nhất.
- Kết hợp với các hoạt động hằng ngày: Để bé cảm thấy dễ hiểu và vận dụng được tốt hơn, bố mẹ nên kết hợp giáo dục phát triển thẩm mỹ vào các hoạt động hằng ngày như: trang trí nhà cửa, sắp xếp đồ đạc, ăn mặc gọn gàng…
- Khích lệ và khen thưởng bé: Khi con thực hiện và hoàn thành tốt bài học được giao, người lớn hãy khích lệ bé bằng những lời khen để trẻ có thêm động lực.
5. Các phương pháp giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non
Hiểu được tầm quan trọng của việc phát triển thẩm mỹ cho trẻ mầm non, bố mẹ nên thực hiện giáo dục từ sớm để mang lại kết quả tốt nhất. Dưới đây là một số phương pháp giáo dục thẩm mỹ phụ huynh có thể ứng dụng:
5.1. Tạo cảm hứng cho trẻ quan sát và cảm thụ vẻ đẹp thiên nhiên
Thiên nhiên chính là nơi gần gũi, thân thuộc nhất đồng thời cũng là một “kho tàng vô tận” ẩn chứa nhiều điều mới lạ để bé khám phá và trải nghiệm. Từ khung cảnh kỳ vĩ của trời xanh, mây trắng, nắng vàng, biển rộng, núi cao… đến từng điều nhỏ bé của nụ hoa hé nở, tiếng chim hót véo von, giọt mưa rơi trên lá… Tất cả những vẻ đẹp của tạo hoá đều là một bài học nhẹ nhàng mà bổ ích nhất dành cho bé.
Khi được hòa nhập cùng thiên nhiên, bé sẽ có thể tiếp thu các kiến thức về thế giới xung quanh một cách thú vị nhất, đồng thời phát triển các giác quan. Điều này sẽ khơi gợi nguồn cảm hứng, giúp bé phát triển thẩm mỹ một cách tinh tế và nhạy bén hơn.
Người lớn có thể tạo điều kiện cho trẻ cảm thụ vẻ đẹp của thiên nhiên bằng cách tổ chức các hoạt động ngoài trời, khuyến khích trẻ tham gia các chương trình ngoại khóa hay chỉ đơn giản là thường xuyên dành thời gian thăm thú vườn cây, công viên gần nhà.
5.2. Dạy trẻ cảm nhận cái đẹp từ mối quan hệ với người thân
Gia đình lúc nào cũng có tầm ảnh hưởng lớn trong việc hình thành nên lối sống và tính cách của trẻ, là “tấm gương” thân thuộc nhất để bé noi theo. Vì vậy, người thân cần chú ý và hướng dẫn cho con từ những điều cơ bản ngay từ bé. Phụ huynh có thể dạy bé cách chào hỏi lễ phép, biết nói lời cảm ơn và xin lỗi, biết giúp đỡ người khác… Những điều nhỏ nhoi này sẽ tạo nên thói quen tốt và hình thành nên tính cách tích cực cho con.
Đặc biệt, các thành viên trong gia đình cần giúp trẻ cảm nhận được tình yêu thương và sự chăm sóc. Đây là cách tốt nhất để con tìm thấy được vẻ đẹp từ cuộc sống, từ mối quan hệ với người thân. Khi bé biết yêu thương, cảm thông, chia sẻ… thì con sẽ phát triển một cách lành mạnh, tạo nền tảng để học tập và trải nghiệm thêm nhiều điều trong tương lai.
5.3. Dạy trẻ cảm nhận vẻ đẹp trong cuộc sống hằng ngày
Giúp trẻ nhận ra vẻ đẹp từ những điều giản đơn trong cuộc sống hằng ngày là cách tốt nhất để phát triển thẩm mỹ cho bé. Bố mẹ có thể thường xuyên chia sẻ, trò chuyện về những điều tích cực, tốt đẹp của cuộc sống. Bé sẽ lạc quan, yêu đời hơn khi biết trân trọng những điều nhỏ bé nhất. Từ đó, con sẽ có thái độ và cách ứng xử tích cực trong các tình huống. Điều này giúp bé khám phá được tiềm năng của bản thân, có góc nhìn đa chiều về sự vật, hiện tượng, rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề và sống vui khỏe, hạnh phúc hơn.
5.4. Cho trẻ làm quen với nghệ thuật
Nhắc đến giáo dục phát triển thẩm mỹ chắc hẳn không thể bỏ qua phương pháp cho trẻ làm quen với nghệ thuật. Đây là cách thức truyền thống, được áp dụng rộng rãi nhất. Người lớn có thể cho bé tiếp xúc với thơ văn, âm nhạc, hội hoạ… qua nhiều cách thức khác nhau. Điều này sẽ giúp khơi dậy cảm hứng nghệ thuật, kích thích khả năng sáng tạo và trí tưởng tượng trong con. Với phương pháp này, phụ huynh nên lựa chọn những tác phẩm phù hợp với lứa tuổi và nhận thức của trẻ.
5.5. Giáo dục trẻ cảm nhận vẻ đẹp với đồ vật xung quanh
Với lứa tuổi mầm non, bé thường sẽ hứng thú với các đồ vật có màu sắc rực rỡ và âm thanh sống động. Tận dụng điều này, bố mẹ hãy hướng dẫn cho bé cảm nhận và phân biệt các màu sắc và âm thanh khác nhau, đồng thời chỉ cho con cách ứng xử đúng với các đồ vật xung quanh mình.
Phụ huynh có thể giáo dục qua các cách thức đơn giản như: cùng bé sắp xếp nhà cửa gọn gàng, trang trí góc học tập, phòng chơi theo sở thích của con, hướng dẫn bé chăm sóc cây cảnh, vật nuôi… Những hành động đơn giản này sẽ tạo thói quen và lối sống tích cực, giúp bé phát triển thẩm mỹ.
6. Các lưu ý khi giáo dục phát triển thẩm mỹ cho trẻ mầm non bố mẹ nên biết
Bên cạnh đó, bố mẹ cũng cần chú ý một vài vấn đề khác trong quá trình giáo dục phát triển thẩm mỹ cho trẻ để bé tiếp thu nhanh và hiệu quả nhất:
- Chọn phương pháp phù hợp: Người lớn nên lựa chọn cách tiếp cận phù hợp với độ tuổi, sở thích và tính cách của bé.
- Không so sánh: Mỗi bé sẽ có đặc điểm tính cách, phát triển khác nhau. Do đó, cách con cảm nhận về thẩm mỹ cũng khác nhau. Vì vậy, bố mẹ tuyệt đối không so sánh con với các bé khác để tránh làm con cảm thấy áp lực, tự ti.
- Hướng dẫn bé nhẹ nhàng: Trong quá trình giáo dục sẽ có những trường hợp mâu thuẫn, bố mẹ nên nhẹ nhàng và kiên nhẫn, tránh to tiếng la mắng khiến bé trở nên chán ghét việc học.
Giáo dục phát triển thẩm mỹ cho trẻ mầm non có vai trò vô cùng quan trọng, giúp bé phát triển toàn diện từ tâm – trí – thể. Trẻ sẽ hình thành được tính cách tích cực trong tương lai và nhận được sự yêu quý từ những người xung quanh. Hiểu được điều đó, trường Hội nhập Quốc tế iSchool luôn có các bài học tập trung đến giáo dục về cái đẹp cho bé. Chương trình giảng dạy ở đây được thiết kế chuyên nghiệp, tạo hứng thú và giúp con tiếp thu hiệu quả. Để tìm hiểu thêm thông tin chi tiết, phụ huynh có thể liên hệ với iSchool thông qua:
- Điện thoại: 0789.166.588
- Email: info@ischool.edu.vn
>> Bài viết liên quan:
- Trí thông minh âm nhạc là gì?
- Phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non
- Phát triển thể chất cho trẻ mầm non
Tags: phát triển tư duy cho trẻ, trò chơi dân gian cho trẻ mầm non, kỹ năng sống cho trẻ mầm non, trò chơi cho trẻ mầm non, thí nghiệm stem cho trẻ mầm non, giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non, giáo dục giới tính cho trẻ mầm non