Mục lục
Bên cạnh giáo dục trí tuệ, giáo dục cảm xúc cũng là nội dung được nhiều bậc phụ huynh sớm quan tâm. Trong bài viết dưới đây, iSchool sẽ giải đáp chi tiết cho bố mẹ về mục tiêu, nguyên tắc cũng như phương pháp giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non, từ đó giúp trẻ phát triển toàn diện.
>> Xem thêm: 5 lĩnh vực phát triển của trẻ mầm non
1. Giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non là gì?
Cảm xúc là những phản ứng tự nhiên được bộ não phát ra giúp cơ thể và tâm trí chuẩn bị hành động thích hợp khi phát hiện ra điều gì đó xảy ra liên quan đến bản thân. Theo nghiên cứu năm 1972 của nhà Tâm lý học Paul Eckman, ông cho rằng có 6 loại cảm xúc cơ bản gồm: hạnh phúc, nỗi buồn, sợ hãi, ghê tởm, giận dữ, ngạc nhiên. Đến năm 1999, ông đã bổ sung thêm vào danh sách này gồm: phấn khích, bối rối, xấu hổ, khinh miệt, tự hào, hài lòng và vui chơi.
Theo đó, giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non là cách dạy con biết đến từng loại cảm xúc, biết phân biệt cảm xúc tích cực và cảm xúc tiêu cực. Từ đó, trẻ có thể gọi tên cảm xúc, phản ứng và kiểm soát cảm xúc của mình tốt hơn.
>> Xem thêm:
- 12 kỹ năng sống cho trẻ mầm non
- Kỹ năng sống cho trẻ cần thiết nhất
- Các phương pháp dạy học tích cực hiệu quả
- Các kỹ thuật dạy học tích cực hiệu quả
2. Mục tiêu và vai trò của giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non
Cảm xúc có vai trò quan trọng trong cách trẻ tư duy và hành động. Cụ thể, cảm xúc thường xuất hiện trước nhận thức (trước những suy nghĩ). Do đó chúng kích hoạt các phản ứng, hỗ trợ việc đưa ra quyết định giúp trẻ có hành động phù hợp. Giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non giúp trẻ có các kỹ năng cần thiết để thể hiện cũng như kiểm soát tâm trạng vui, buồn… của bản thân.
Trẻ được trang bị những kỹ năng cảm xúc sẽ có nhận thức tốt hơn, biết đồng cảm với mọi người và hiểu bản thân hơn. Nhờ vậy, bé sẽ nhanh chóng thích nghi với từng hoàn cảnh, có những quyết định, hành vi, lời nói đúng mực và xây dựng được nhiều mối quan hệ tốt. Bố mẹ hoàn toàn có thể giáo dục cảm xúc cho con ngay từ khi trẻ học mầm non và theo suốt đến khi trẻ lớn.
3. Nguyên tắc khi giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non
Để đạt hiệu quả khi giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non, phụ huynh cần hướng tới trẻ, lấy trẻ làm trung tâm. Nghĩa là, tùy vào tính cách của từng bé để xây dựng phương pháp giáo dục riêng. Nguyên tắc khi giáo dục cảm xúc cho con cần thực hiện như sau:
Mỗi trẻ có một phương pháp giáo dục cảm xúc riêng
Nếu giáo dục cảm xúc cho tất cả các bé đều như nhau thì trẻ không thể tìm ra điểm mạnh của bản thân. Ví dụ: Với những bé nóng tính, phụ huynh cần hướng dẫn con cách kiểm soát tâm trạng, cùng bé rèn luyện tính kiên nhẫn. Với những bé nhút nhát rụt rè, bố mẹ cần hỏi han bé, gợi nhiều câu chuyện để bé thể hiện quan điểm của mình.
Giáo dục cảm xúc cần thực hiện mọi lúc và mọi nơi
Ở độ tuổi mầm non, trẻ chưa nhận thức được nhiều và dễ bắt chước những phản ứng của mọi người xung quanh. Do đó, bố mẹ cần theo dõi những hành vi, thái độ của con và nhẹ nhàng uốn nắn, phân tích để con có phản ứng phù hợp. Kỹ năng này không chỉ cần duy trì ở nhà, ở trường mà còn cần mở rộng bằng cách cho bé tham gia nhiều hoạt động xã hội. Những trải nghiệm sẽ giúp làm giàu cảm xúc của trẻ, cho trẻ môi trường để thực hành kỹ năng quản lý cảm xúc của mình.
Bố mẹ cần làm gương khi giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non
Người lớn là hình mẫu để con học hỏi cách thể hiện cảm xúc, hành vi giao tiếp và ứng xử trong cuộc sống. Do đó, mỗi cử chỉ, thái độ của bố mẹ cần có chuẩn mực và phù hợp với từng hoàn cảnh, từ đó gián tiếp giáo dục con. Bên cạnh việc uốn nắn và làm gương cho con, bố mẹ cũng cần đồng cảm với con, khen ngợi và khuyên nhủ con đúng lúc để trở thành người bạn đồng hành, giúp con có môi trường phát triển tốt nhất.
4. Phương pháp giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non
4.1. Giáo dục cảm xúc thông qua các trò chơi, hoạt động trải nghiệm
Gọi tên cảm cảm xúc của bé
Bố mẹ hãy cùng con thực hành gọi tên cảm xúc từ những điều đơn giản nhất. Ví dụ, khi thấy trẻ buồn, bố mẹ có thể nói: “Con đang buồn à? Mẹ có thể lắng nghe nỗi buồn của con được không?”. Tương tự, bố mẹ có thể ôm trẻ và thay lời trẻ giao tiếp, bày tỏ cảm xúc với người khác để con ghi nhớ và học tập. Lúc này, sự tiếp nhận vốn từ của trẻ khá thụ động. Vì vậy, bằng cách nghe, nhìn những lời nói, hành vi của bố mẹ, trẻ có thể thu nạp và phản xạ một cách tự nhiên nhất.
Tổ chức trò chơi “Đặt tên cảm xúc”
Trò chơi “Đặt tên cảm xúc” được diễn ra bằng cách bố mẹ diễn tả cảm xúc thông qua biểu cảm trên khuôn mặt và trẻ sẽ gọi tên cảm xúc đó. Bố mẹ cũng có thể dùng gấu bông để tăng phần thú vị cho trò chơi. Sau khi trẻ đoán đúng, hãy thể hiện cảm xúc tích cực với con để tăng sự gắn kết và thấu hiểu cảm xúc của bé. Trẻ mầm non rất hứng thú với trò chơi này. Ty nhiên các bé từ 2 tuổi trở lên mới có thể sử dụng ngôn từ để chơi tốt được.
Nhận biết cảm xúc qua bài hát
Một số bài hát thú vị thường được sử dụng trong giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non, ví dụ như bài hát “Everything is going to be alright” hay “If you’re happy and you know it”, cụ thể như:
“If you’re happy and you know it – clap your hands” (Nghĩa là, nếu con thấy vui, hãy vỗ tay).
“If you’re mad and you know it – stomp your feet” (Nghĩa là, nếu con thấy giận, hãy dậm chân).
“If you’re sad and you know it – cry a tear” (Nghĩa là, nếu con thấy buồn, hãy khóc nhé).
“If you’re hungry and you know it – pat your belly” (Nghĩa là, nếu con thấy đói, hãy xoa bụng).
“If you’re tired and you know it – stretch and yawn” (Nghĩa là, nếu con thấy mệt, vươn vai và ngáp).
“If you’re funny and you know it – giggle and twist” (Nghĩa là, nếu con thấy hài, hãy cười khúc khích).
“If you’re angry and you know it, take a breath!” (Nghĩa là, nếu con thấy giận, hãy hít thật sâu).
“If you’re loved and you know it – hug your mom” (Nghĩa là, nếu con được yêu thương, hãy ôm mẹ).
Khuyến khích con chia sẻ về cảm xúc của bản thân
Bố mẹ hãy khuyến khích con chia sẻ về cảm xúc của bản thân sau mỗi ngày, đặc biệt là khi trẻ vừa trải qua một cảm xúc mãnh liệt nào đó. Chỉ với câu hỏi đơn giản như “ngày hôm nay của con như thế nào?”, bố mẹ sẽ giúp con có cơ hội được thể hiện cảm xúc của mình. Mục đích chính của phương pháp này là nhắc lại câu chuyện đã cho con cảm xúc đó và cách cha mẹ cùng con trải qua chúng.
Giúp con đặt câu hỏi về cảm xúc của bản thân và người khác
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi bố mẹ thắc mắc với trẻ về cảm xúc của những người xung quanh, trẻ sẽ có sự liên hệ và đồng cảm với cảm xúc của người đó. Ví dụ, khi trẻ thấy em bé khóc, con có thể nhận ra em bé khóc là do em đói, em muốn được bế… Trẻ được rèn luyện khả năng quan sát và quan tâm đến cảm xúc của mọi người sẽ là cách làm giàu cảm xúc của con, đồng thời giúp con trở thành người tinh tế, lịch sự hơn.
4.2. Giáo dục cảm xúc thông qua sách, tài liệu
Sách và các tài liệu liên quan là công cụ không thể thiếu khi giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non. Sách không chỉ chứa nội dung cần thiết giúp bố mẹ hướng dẫn con dễ dàng hơn mà còn là “không gian” giúp con nuôi dưỡng cảm xúc của mình. Cụ thể, thông qua những câu chuyện, những hình ảnh minh họa trong sách, bố mẹ vừa tập thói quen đọc sách cho trẻ vừa giúp trẻ có nguồn cảm hứng để bộc lộ cảm xúc. Đó là giá trị tuyệt vời mà những cuốn sách mang lại.
Bên cạnh đó, bố mẹ cũng có thể tham khảo các tài liệu thông qua internet. Những phương pháp giáo dục tích cực sẽ giúp bố mẹ thông thái hơn khi giáo dục cảm xúc cho con.
4.3. Đưa bé đến các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp
Trường mầm non iSchool với môi trường giáo dục hiện đại và phương pháp giảng dạy khoa học, giúp trẻ có không gian học sáng tạo, từ đó bồi dưỡng và phát huy những tố chất của trẻ. Phương pháp giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non tại trường áp dụng kiến thức chuyên môn cùng các hoạt động thực tiễn, giúp trẻ nắm rõ kiến thức và có môi trường thực hành để nâng cao khả năng kiểm soát cảm xúc.
Trên đây, bài viết đã chia sẻ những phương pháp giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non, giúp trẻ nuôi dưỡng và kiểm soát cảm xúc. Trẻ được giáo dục cảm xúc từ sớm sẽ trưởng thành và gắn kết với mọi người tốt hơn. Hiểu được điều đó, trường Hội nhập Quốc tế iSchool luôn có các bài học tập trung đến giáo dục cho bé. Chương trình giảng dạy ở đây được thiết kế chuyên nghiệp, tạo hứng thú và giúp con tiếp thu hiệu quả. Để tìm hiểu thêm thông tin chi tiết, phụ huynh có thể liên hệ với iSchool thông qua:
- Điện thoại: 0789.166.588
- Email: info@ischool.edu.vn
>> Bài viết liên quan:
- Dạy trẻ kỹ năng bảo vệ môi trường
- Kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em
- Phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non
- Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non
Tags: trí thông minh cảm xúc, giáo dục an toàn giao thông cho trẻ mầm non, giáo dục giới tính cho trẻ mầm non, phương pháp giáo dục stem cho trẻ mầm non, phát triển thể chất cho trẻ mầm non, phát triển nhận thức cho trẻ mầm non