Mục lục
- 1. Sắp xếp thời gian học đánh vần hợp lý
- 2. Bố mẹ cần phải kiên nhẫn khi dạy bé
- 3. Nắm vững các quy tắc đánh vần
- 4. Cho bé làm quen với bảng chữ cái
- 5. Dạy bé đánh vần bằng cách ghép chữ
- 6. Dạy bé những chữ cái đơn giản
- 7. Dạy trẻ cách phân biệt tên gọi và âm đọc chữ cái
- 8. Cách dạy bé đánh vần qua trò chơi
- 9. Cách dạy bé học đánh vần qua hình ảnh
- Một số lưu ý ba mẹ cần biết khi dạy bé đánh vần
Dạy trẻ đánh vần rất quan trọng trong việc chuẩn bị cho bé vào lớp 1 với nền tảng kiến thức thật vững chắc. Tuy nhiên, không phải bất cứ phụ huynh nào cũng biết cách dạy bé đánh vần đúng. Bài viết dưới đây là những chia sẻ về các phương pháp dạy trẻ đánh vần chữ cái hiệu quả mà bố mẹ nên tham khảo.
1. Sắp xếp thời gian học đánh vần hợp lý
Bé thường khó có thể tập trung một khoảng thời gian dài khi ở tuổi mầm non và ngay trước khi bước vào lớp 1. Vì vậy, bố mẹ cần sắp xếp thời gian phù hợp để dạy bé đánh vần. Điều này sẽ giúp bé trở nên tập trung và hứng thú với việc học đánh vần hơn. Bố mẹ có thể tranh thủ cho bé đánh vần tên các con vật, đồ vật… trong khoảng thời gian bé đi tắm hoặc chuẩn bị đi ngủ.
2. Bố mẹ cần phải kiên nhẫn khi dạy bé
Nhiều bố mẹ hay nóng vội, thiếu kiên nhẫn trong cách dạy bé đánh vần, thậm chí là ép buộc, dọa nạt khiến bé cảm thấy lo lắng, sợ hãi. Thay vì gây áp lực cho con, bố mẹ nên dạy con từ từ, nhẹ nhàng hướng dẫn cho con từng chút một. Điều này sẽ giúp bé sẽ dễ tiếp thu và ghi nhớ tốt hơn.
Để con vừa chơi vừa học là cách dạy bé đánh vần vô cùng hiệu quả. Bố mẹ cần chuẩn bị sẵn tâm lý, không nên đặt nặng việc con mình phải giỏi và học đánh vần thật nhanh. Bé sẽ dễ tiếp thu và học nhanh hơn thông qua các cách dạy bé đánh vần đơn giản như cho con đánh vần tên đồ dùng, tên con vật, tên gọi của bố mẹ hay các thành viên khác trong gia đình…
3. Nắm vững các quy tắc đánh vần
Tuân thủ các quy tắc đánh vần trong sách giáo khoa là cách dạy bé đánh vần đúng, chuẩn nhất. Vì thế, bố mẹ cần phải tìm hiểu và nắm vững các quy tắc đánh vần để có thể dễ dàng truyền đạt cho bé, tránh các sai sót không đáng có.
4. Cho bé làm quen với bảng chữ cái
Khi bé mới chập chững bước vào lớp 1, mọi thứ xung quanh đều mới mẻ và xa lạ. Do đó, bố mẹ nên cho trẻ làm quen với bảng chữ cái trước để việc dạy trẻ đánh vần trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Thay vì cho bé nhìn chằm chằm vào sách vở… bố mẹ nên tạo cho con không gian học tập thú vị, thu hút con như: sử dụng các thẻ chữ cái, chọn một chữ bất kỳ từ truyện hay các chương trình trên tivi để hướng dẫn cho con, các chữ cái trên các bảng hiệu…
5. Dạy bé đánh vần bằng cách ghép chữ
Ghép chữ là bước cuối cùng đóng vai trò quan trọng trong quá trình dạy bé đánh vần. Bố mẹ cần dạy cho bé thứ tự đánh vần. Trong tiếng Việt, mỗi tiếng sẽ bao gồm: âm đầu, vần và thanh. Bố mẹ cần hướng dẫn cho bé đánh vần theo thứ tự “vần” trước, sau đó ghép “âm đầu” với “vần” và cuối cùng là thêm “thanh”.
Bố mẹ chỉ nên chọn cho con những từ đơn giản và gần gũi để giúp con dễ tiếp thu và ghi nhớ một cách nhanh chóng. Bố mẹ có thể cho con đọc câu ngắn sau khi con đã có thể tự ghép chữ một cách thuần thục.
>> Tham khảo thêm: 8 cách dạy bé ghép chữ cái tiếng Việt trước khi vào lớp 1
6. Dạy bé những chữ cái đơn giản
Bố mẹ nên dạy bé học chữ cái đơn giản trước khi cho con học những chữ cái phức tạp hơn, ví dụ như: ông, bà, bố, mẹ, anh, chị… Với cách làm này sẽ giúp cho bé dễ dàng liên tưởng và tiếp thu những từ khó nhanh hơn.
7. Dạy trẻ cách phân biệt tên gọi và âm đọc chữ cái
Khi trẻ đã tự nhận biết được các mặt chữ, bố mẹ cần hướng dẫn cho trẻ phân biệt giữa tên gọi và âm đọc của chữ cái. Bố mẹ nên chuyển sang phần tiếp theo khi bé đã thuần thục và không còn bị nhầm lẫn. Ví dụ như chữ “D” có tên gọi là “dê” và cách đọc là “dờ”.
8. Cách dạy bé đánh vần qua trò chơi
Ở độ tuổi này, bé thường thích các trò chơi hơn là việc học chữ. Vì thế, bố mẹ có thể dạy bé đánh vần thông qua các trò chơi đơn giản như: ô chữ bí mật, ô ăn quan, ghép tên con vật… Với cách dạy bé đánh vần qua trò chơi bé sẽ tiếp thu và học chữ nhanh chóng hơn. Bố mẹ nên động viên và dành cho bé lời khen trong quá trình chơi cùng con. Điều này sẽ giúp con tự tin và hào hứng hơn khi tham gia.
>> Tham khảo thêm:
9. Cách dạy bé học đánh vần qua hình ảnh
Dạy trẻ đánh vần thông qua hình ảnh cũng là một phương pháp giáo dục vô cùng hiệu quả. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ có khả năng ghi nhớ tốt hơn thông qua các hình ảnh sinh động. Do đó, bố mẹ có thể áp dụng theo phương pháp này để giúp cho trẻ ghi nhớ tốt hơn.
Một số lưu ý ba mẹ cần biết khi dạy bé đánh vần
Hướng dẫn cho trẻ đánh vần có hiệu quả hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó phải nhắc đến là thái độ dạy dỗ của bố mẹ và sự hợp tác của con trẻ. Cho nên bố mẹ cần lưu ý một số vấn đề dưới đây để dạy bé đánh vần hiệu quả hơn:
- Không nên cho bé học trong thời gian quá dài, bố mẹ nên chỉ nên cho bé học 5 – 10 phút/ ngày hoặc ngẫu nhiên bất kỳ lúc nào khi bé đang ở gần bảng chữ cái.
- Nên chọn thời gian phù hợp nhất để dạy bé học đánh vần, đặc biệt là những lúc bé tập trung tốt nhất.
- Tuyệt đối không ép buộc trẻ mà cần kiên nhẫn, chỉ bảo trẻ một cách nhẹ nhàng, từ tốn để bé tiếp thu nhanh và hiệu quả.
- Bố mẹ có thể dạy cho bé ghi nhớ mặt chữ và các dấu câu trước khi dạy bé học đánh vần để giúp bé thấy thích thú hơn.
Bài viết trên đây là những cách dạy bé đánh vần hiệu quả mà iSchool đã tổng hợp. Hy vọng với những chia sẻ này bố mẹ sẽ chọn lựa được cách dạy bé học đánh vần nhanh chóng và ghi nhớ lâu hơn.
Nếu quan tâm, quý phụ huynh có thể liên hệ với iSchool để được tư vấn và hỗ trợ:
- Điện thoại: 0789 166 588
- Email: info@ischool.edu.vn
>> Tham khảo thêm:
- Phương pháp dạy tiếng anh cho bé hiệu quả ba mẹ cần biết
- Các cách dạy bé học số đếm nhanh nhớ hiệu quả nhất
- Các phương pháp dạy học tích cực hiệu quả nhất hiện nay
- Dạy trẻ học toán theo phương pháp Glenn Doman
Tags: dạy bé viết chữ cái, dạy bé viết số, dạy bé 4 tuổi học chữ cái, dạy bé học toán lớp 1, dạy chữ cái cho bé 3 tuổi, dạy chữ cái cho trẻ 5 tuổi, cách dạy trẻ 4 tuổi tập viết