Mục lục
- 1. Thí nghiệm với giấy cho trẻ mầm non
- 2. Phân biệt trứng sống với trứng chín
- 3. Làm đàn bằng nước
- 4. Thí nghiệm khoa học nước với dầu
- 5. Bóng bay không bị cháy khi đốt
- 6. Thí nghiệm về cát cho trẻ mầm non
- 7. Thí nghiệm về thực vật: hoa cầu vồng
- 8. Trứng nổi trên mặt nước
- 9. Thí nghiệm tạo màu với cải thảo
- 10. Bài thí nghiệm khoa học với nam châm
- 11. Mực vô hình từ nước chanh
- 12. Kẹo dẻo nhảy múa
- 13. Thí nghiệm hòa tan với nước
- 14. Lửa que diêm cháy không có bóng
Trẻ em luôn tò mò và mong muốn tìm hiểu về những điều xảy ra xung quanh. Việc dạy trẻ thực hiện các thí nghiệm khoa học sẽ giúp bé cho quá trình học hỏi và khám phá những kiến thức bổ ích dễ dàng hơn. Để biết cách hướng dẫn trẻ bố mẹ có thể tham khảo ngay những thí nghiệm cho trẻ mầm non được iSchool tổng hợp dưới đây.
>> Tham khảo thêm:
- Thí nghiệm stem cho trẻ mầm non
- Các phương pháp dạy học tích cực hiệu quả
- Các kỹ thuật dạy học tích cực hiệu quả
1. Thí nghiệm với giấy cho trẻ mầm non
Để thực hiện thí nghiệm với giấy trẻ cần chuẩn bị giấy, nước và sáp màu. Sau đó tiến hành thực hiện thí nghiệm theo các bước sau:
- Tiến hành tô/vẽ màu lên toàn bộ tờ giấy trắng
- Sau đó hãy đổ nước lên tờ giấy vừa mới tô
Hiện tượng: Tờ giấy sẽ không bị thấm nước hay bị ướt.
Giải thích hiện tượng: Vì trong sáp màu có chứa dầu, cho nên khi đổ nước lên sẽ không bị ướt.
Thông qua thí nghiệm cho trẻ mầm non này, trẻ sẽ có thêm nhiều bài học hơn, ví dụ như trẻ sẽ bị ướt nếu như không mặc áo mưa khi trời mưa… Đồng thời, thí nghiệm đơn giản với giấy cũng sẽ giúp trí não của trẻ được kích thích hoạt động và phát triển tốt hơn.
2. Phân biệt trứng sống với trứng chín
Trẻ sẽ cần chuẩn bị 1 quả trứng sống, 1 quả trứng chín và bút lông để thực hiện thí nghiệm này.
Các bước tiến hành thí nghiệm như sau:
- Đánh số 1 và 2 bằng bút dạ lên hai vỏ trứng để dễ phân biệt. Về cơ bản, hai quả trứng này giống hệt nhau từ hình dáng, kích thước cho đến màu sắc.
- Tác động lực vào quả trứng bằng tay để nó quay tại chỗ, tập trung để nhìn thấy điểm khác biệt. Sau đó, tiến hành chạm tay vào 2 quả trứng đang quay. Quả trứng nào ngừng quay quay chính là quả trứng chín, còn quả trứng vẫn tiếp xúc xoay là quả trứng sống.
- Hãy tiếp tục dựng đầu nhọn của từng quả trứng lên và xoay nó theo chuyển động của con quay. Trong lần này, vẫn sẽ xảy ra 2 trường hợp là quả trứng chín sẽ quay khá nhanh, còn quả trứng sống sẽ quay khá khó khăn, dễ dàng đổ ngang xuống và không di chuyển theo mong muốn của người thực hiện.
Giải thích thí nghiệm: Vì quả trứng chín là là một vật thể rắn và đặc, cho nên trọng tâm được giữ nguyên. Trong khi, bên trong quả trứng sống có chứa chất lỏng, dẫn đến trong lúc di chuyển trọng tâm sẽ thay đổi liên tục gây khó khăn khi quay. Trong trường hợp chạm tay vào 2 quả trứng đang quay cũng tương tự như vậy.
3. Làm đàn bằng nước
Những vật dụng cần chuẩn bị:
- 7 chai hoặc cốc thuỷ tinh
- Đũa gõ
Tiến hành thí nghiệm:
- Đổ nước vào cốc hoặc chai thuỷ tinh theo thứ tự từ 1 – 7, lưu ý mức nước được đổ theo thứ tự tăng dần
- Dùng đũa để gõ vào từng cốc
Hiện tượng của thí nghiệm: Trẻ sẽ nghe được những âm thanh khác nhau phát ra. Đây là thí nghiệm cho trẻ mầm non hay và dễ thực hiện. Qua đó, trẻ có thể tự tạo chiếc đàn tự chế có âm sắc cực hay.
4. Thí nghiệm khoa học nước với dầu
Để thực hiện thí nghiệm này, trẻ cần chuẩn bị những dụng cụ sau:
- Nước và vỏ chai nước
- Màu thực phẩm
- Nước rửa bát và dầu ăn
Thí nghiệm được tiến hành như sau:
- Tiến hành cho màu thực phẩm vào trong nước, sau đó cho dầu ăn vào
- Đóng nắp chai lại và lắc
- Đặt cho chai đứng yên sẽ thấy hiện tượng dầu nổi trên mặt nước
Giải thích hiện tượng:
- Các phân tử dầu có lực đẩy nước mạnh hay còn gọi là lực đẩy nước tầm xa. Chính vì thế, phân tử dầu không thể hoà tan với nước.
- Điều này chứng minh, nhũ tương dầu – nước chỉ có thể được tạo ra bằng cách lắc hỗn hợp này và cho những chất ổn định.
5. Bóng bay không bị cháy khi đốt
Để thực hiện thí nghiệm với bóng bay, trẻ cần chuẩn bị nến, 2 quả bóng bay, nước và diêm.
Thực hiện thí nghiệm:
- Thổi bóng bay và tiến hành hơ trên ngọn nến đang cháy để cho trẻ nhìn thấy và biết rằng bóng bay sẽ bị vỡ.
- Sau đó, tiến hành bơm đầy nước vào một quả bóng khác, thực hiện lại thao tác hơ bóng trên ngọn nến. Trong trường hợp này, bóng sẽ không bị vỡ hay cháy nổ.
Giải thích hiện tượng xảy ra:
- Vì nước có trong quả bóng đã hút đi lượng nhiệt có trong nến thông qua lớp vỏ, điều này làm cho bóng bay không bị vỡ. Qua thí nghiệm này, bố mẹ có thể dạy cho bé hiểu rõ là dùng nước có thể dập tắt lửa.
- Tuy nhiên, quả bóng sẽ bị vỡ nếu như lượng nhiệt hấp thụ quá lớn, dẫn đến tình trạng nước trong bóng sôi và lớp cao su quá nóng. Vì thế, bố mẹ cần cẩn thận và theo dõi sát sao khi cho bé thực hiện thí nghiệm này.
6. Thí nghiệm về cát cho trẻ mầm non
Mục đích của thí nghiệm là giúp trẻ phân biệt được cát đen và trắng, đây là thí nghiệm về từ tính. Vật liệu cần chuẩn bị bao gồm: cát đen (loại cát có từ tính), cát trắng và nam châm.
Cách thức thực hiện:
- Bố mẹ tiến hành trộn lẫn hai loại cát đen và trắng lại với nhau.
- Sau đó để nam châm gần cát sẽ thấy hiện tượng cát đen bị nam châm hút do có từ tính.
Với thí nghiệm phân biệt 2 loại cát đen và trắng, bố mẹ có thể giải thích cho bé hiểu về từ tính một cách đơn giản và thú vị ngay tại nhà.
7. Thí nghiệm về thực vật: hoa cầu vồng
Với thí nghiệm hoa cầu vồng, bố mẹ cần chuẩn bị cho trẻ bông hoa màu trắng (ví dụ: hoa hồng trắng, cúc trắng…), kéo, nước, cốc và màu thực phẩm.
Cách thức tiến hành thí nghiệm:
- Nhỏ vài giọt màu thực phẩm vào trong cốc nước, lưu ý với mỗi cốc sẽ là một màu khác nhau.
- Cắt dọc cành hoa bằng kéo, số lượng tùy thuộc vào lượng màu có sẵn. Chẳng hạn như phần cuống hoa sẽ được cắt thành 5 phần nếu bạn chỉ có 5 cốc màu.
- Đặt các cốc màu lại gần nhau, sau đó cho phần cuống hoa đã cắt vào từng cốc màu.
- Hoa sẽ mất vài ngày đến vài tuần để có thể hấp thụ màu thực phẩm. Hãy lấy hoa ra khỏi cốc màu và cắm vào lọ sau khi chúng đã hấp thụ màu xong.
Thông qua thí nghiệm về hoa cầu vồng, trẻ sẽ có hiểu hơn về quá trình hấp thụ của thực vật như việc thay đổi màu sắc khi gặp nguồn nước khác nhau.
8. Trứng nổi trên mặt nước
Dụng cụ cần chuẩn bị: 2 ly nước, 2 quả trứng (trứng vịt hoặc trứng gà) và một ít muối.
Tiến hành thí nghiệm:
- Ly thứ nhất: Đổ nước bình thường (nước tinh khiết) vào
- Ly thứ hai: Cho nước nóng vào, sau đó cho 4 – 5 thìa muối và khuấy đều để muối tan. Tiến hành thí nghiệm sau khi nước nguội và quan sát hiện tượng xảy ra.
Hiện tượng xảy ra: Khi bạn thả quả trứng vào ly thứ 1, quả trứng sẽ chìm xuống nhanh chóng. Tuy nhiên, quả trứng sẽ nổi lên khi thả vào ly thứ 2.
Giải thích hiện tượng:
- Hiện tượng trứng chìm ở ly thứ nhất: Là vì mật độ phân tử trong nước tinh khiết nhỏ hơn nhiều so với vỏ trứng, do vậy trứng sẽ chìm xuống đáy ly.
- Hiện tượng trứng nổi ở ly thứ hai: Là vì mật độ phân tử có trong vỏ trứng nhỏ hơn nhiều so với nước muối, do đó trứng được nâng đỡ bởi những phân tử nước muối nên có thể nổi lên.
9. Thí nghiệm tạo màu với cải thảo
Vật dụng cần chuẩn bị:
- 4 chiếc ly (cốc)
- Phẩm màu
- 1 bắp cải thảo
- 1 bình nước và 1 cái thìa
Thí nghiệm được thực hiện như sau:
- Đổ nước vào 4 chiếc ly đã chuẩn bị, sau đó nhỏ phẩm màu vào và khuấy đều.
- Cắt vài lá cải thảo và đặt vào trong ly
Hiện tượng: Đợi 12 tiếng bạn sẽ thấy những chiếc lá đổi màu.
Giải thích hiện tượng:
- Trong lá cải thảo có hệ thống mao dẫn hút chất lỏng theo hướng từ dưới lên trên. Các ống mao dẫn càng hẹp sẽ làm tăng lực hút dẫn đến mực nước càng dâng cao.
- Nước sẽ được các mao quản của lá cây cải thảo đưa đến các ống nhỏ và làm cho lá cây cắm vào ly có phẩm màu, sau đó những chiếc lá này sẽ chuyển màu theo đúng màu của những chiếc ly đó. Đây là hiện tượng thường xảy ra ở hoa, cỏ hay thân cây.
10. Bài thí nghiệm khoa học với nam châm
Để thực hiện thí nghiệm với nam châm bố mẹ cần chuẩn bị cho trẻ những vật dụng sau: Đồng, nhôm, sắt và nam châm.
Các bước thực hiện thí nghiệm:
- Để nam châm gần với những vật dụng đã chuẩn bị là nhôm, đồng và sắt. Vật bị hút lại gần chính là vật có từ tính.
- Sắt chính là vật được hút bởi nam châm, còn đồng với nhôm sẽ không bị hút, chứng tỏ 2 vật này không có từ tính.
Với thí nghiệm này, trẻ sẽ hiểu hơn về tính chất, đặc điểm của kim loại.
11. Mực vô hình từ nước chanh
Vật dụng cần chuẩn bị:
- Tăm bông
- Nến hoặc bóng đèn điện
- Nước chanh
- Giấy trắng
Tiến hành thí nghiệm:
- Vắt chanh vào bát, nhỏ vài giọt nước và khuấy đều bằng thìa.
- Nhúng tăm bông vào hỗn hợp nước chanh vừa pha. Sau đó viết chữ lên giấy trắng đã chuẩn bị.
- Đợi một khoảng thời gian cho nước chanh khô, lúc này trên mẩu giấy sẽ trắng tinh hay còn gọi là “vô hình”.
- Tiến hành hơ nóng trên ngọn nến hoặc ánh đèn điện, dòng chữ đã viết sẽ hiện lên nhờ vào sức nóng của lượng nhiệt tỏa ra từ đèn và nến.
12. Kẹo dẻo nhảy múa
Vật dụng cần chuẩn bị: Baking soda, dao, thớt, kẹo dẻo, giấm và 2 chiếc ly sạch.
Thí nghiệm được tiến hành như sau:
- Cắt thanh kẹo dẻo ra làm 4 miếng. Để dao không bị dính kẹo, trước khi cắt nên nhúng vào nước.
- Hoà tan 3 muỗng baking soda với nước ấm.
- Đặt những sợi kẻo dẻo vừa cắt vào dung dịch baking soda. Đợi khoảng 15 phút, sau đó lấy ra và cho vào ly có giấm, bạn sẽ thấy có hiện tượng sủi bọt, bắt đầu “nhảy múa và nổi lên trên bề mặt.
Giải thích hiện tượng:
- Khi cho những sợi kẻo dẻo đã ngâm trong dung dịch baking soda vào giấm, lập tức axit axetic trong giấm sẽ phản ứng với bicacbonat trong baking soda.
- Bọt cacbon dioxit sẽ kéo những sợi kẹo dẻo này và khiến chúng nổi trên bề mặt. Lúc này, các bọt bóng sẽ vỡ ra và sau đó sợi kẹo dẻo sẽ dần chìm xuống đáy, rồi lại tiếp tục sản xuất bọt bóng mới khiến kẹo dẻo lại nổi lên mặt nước. Điều này trông như kẹo dẻo đang “nhảy múa”.
13. Thí nghiệm hòa tan với nước
Dụng cụ cần chuẩn bị: Đường, muối, baking soda, một vài ly nước, hạt tiêu và cát.
Cách thức tiến hành thí nghiệm:
- Cho nước vào ly, sau đó cho những vật liệu đã chuẩn bị vào và khuấy đều lên.
- Cho trẻ quan sát hiện tượng xảy ra trong mỗi ly.
Hiện tượng xảy ra:
- Những ly chứa muối, đường và baking soda sẽ hoà tan với nước.
- Những ly chứa hạt tiêu và cát sẽ không hoà tan được với nước.
Thông qua thí nghiệm này, bố mẹ có thể dạy cho trẻ hiểu thêm về các hiện tượng khoa học và sự hoà tan. Hiểu được khi chất đó hoà tan thì sẽ biến mất, còn không hoà tan thì vẫn sẽ tồn tại trong ly ở hình dạng ban đầu.
14. Lửa que diêm cháy không có bóng
Chuẩn bị 1 chiếc đèn điện và 1 que diêm để tiến hành thí nghiệm.
Các bước tiến hành:
- Đốt cháy que diêm, sau đó để cách tường tầm 15 cm.
- Thực hiện thao tác chiếu đèn vào tay đang giữ que diêm. Lúc này, bạn chỉ nhìn thấy bóng của que diêm và bàn tay trên tường và không thấy bóng ngọn lửa.
Hiện tượng này xảy ra là do lửa không thể cản được ánh sáng xuyên qua nên không thể tạo bóng trên tường. Lửa chỉ là nguồn sáng, vì thế ánh sáng sẽ xuyên qua nó.
Bài viết trên đây là những chia sẻ về một số thí nghiệm cho trẻ mầm non vui nhộn, giúp bé phát triển nhận thức và tư duy. Hy vọng với những thông tin được đề cập đến trong bài sẽ giúp quý phụ huynh biết cách hướng dẫn bé thực hiện thí nghiệm dễ dàng và hiệu quả hơn.
Nếu quý phụ huynh quan tâm đến cách thức đăng ký nhập học hay các phương pháp giáo dục tại iSchool, hãy liên hệ với đội ngũ tư vấn để được giải đáp thắc mắc thông qua 2 hình thức sau:
- Số điện thoại: 0789 166 588
- Email: info@ischool.edu.vn
>> Xem thêm:
- Top 10 đồ chơi cho bé 5 tuổi kích thích trí thông minh
- 9 trò chơi cho trẻ mầm non giúp phát triển trí tuệ
Tags: trò chơi dân gian cho trẻ mầm non, kỹ năng sống cho trẻ mầm non, toán tư duy cho trẻ mầm non, phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non, giáo dục giới tính cho trẻ mầm non, kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non