Mục lục
“Phát triển toàn diện của trẻ em là gì” đang là vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm. Vậy làm thế nào để giúp trẻ phát triển một cách toàn diện? Nên áp dụng những mô hình và phương pháp giáo dục nào? Để giải đáp thắc mắc này, mời quý phụ huynh tham khảo bài viết dưới đây của iSchool.
1. Phát triển toàn diện của trẻ em là gì?
Theo điều 4 Luật trẻ em năm 2016 quy định “Sự phát triển toàn diện của trẻ em là sự phát triển đồng đều về các yếu tố như thể chất, tinh thần, trí tuệ và các mối quan hệ xung quanh của trẻ”. Từ đó, phụ huynh và nhà trường sẽ cùng phối hợp tổ chức những hoạt động phù hợp nhằm giúp trẻ phát triển nhiều lĩnh vực khác nhau. Sự phát triển đồng đều sẽ tạo nền móng vững chắc để trẻ phát triển tốt nhất về tinh thần, đạo đức, trí tuệ và thể chất.
2. Giáo dục phát triển toàn diện của trẻ em gồm những mặt nào?
Dưới đây là tổng hợp những khía cạnh của giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ mà phụ huynh và các thầy cô giáo có thể tham khảo.
2.1. Thể chất
Thể chất là một trong những yếu tố quan trọng giúp trẻ phát triển bền vững trong tương lai. Trẻ có thể trạng tốt sẽ đáp ứng được các nhu cầu về hoạt động vui chơi, học tập. Ngược lại, trẻ có thể trạng yếu, việc học tập, sinh hoạt và rèn luyện hàng ngày của bé sẽ bị ảnh hưởng rất lớn.
Yếu tố thể chất không chỉ liên quan đến các hoạt động vận động, thể dục thể thao mà còn liên quan đến chế độ dinh dưỡng. Vậy nên, việc lựa chọn và xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý, điều độ sẽ giúp trẻ cân bằng giữa việc rèn luyện và ăn uống, từ đó trẻ sẽ có thể trạng tốt hơn.
>> Tham khảo thêm:
2.2. Tinh thần
Khi trẻ được dạy dỗ và nuôi dưỡng trong môi trường vui vẻ, tràn ngập tình yêu thương, suy nghĩ của trẻ sẽ lạc quan, tích cực và yêu đời hơn so với các bạn có hoàn cảnh đặc biệt khác. Chính vì vậy, bố mẹ và thầy cô cần có những hoạt động tích cực tác động đến tinh thần của trẻ, giúp trẻ hình thành nhân cách tốt, suy nghĩ tích cực và có lối sống lành mạnh.
>> Xem thêm:
2.3. Đạo đức
Đạo đức thuộc một phần nhân cách của mỗi con người, được đánh giá qua nhiều mặt khác nhau. Mỗi người cần được rèn luyện ngay từ nhỏ, bắt đầu từ những hành động nhỏ nhất như chào hỏi người lớn, biết nói cảm ơn và xin lỗi đúng lúc… để từ đó hình thành những phẩm chất tốt phù hợp với chuẩn mực của xã hội. Vì vậy, gia đình, nhà trường và xã hội cần phối hợp với nhau để tạo cơ hội cho trẻ tìm hiểu và rèn giũa những đức tính tốt đẹp từ sớm. Điều này sẽ giúp ích cho sự phát triển toàn diện của trẻ khi lớn lên.
2.4. Mối quan hệ xã hội
Mối quan hệ xã hội là mắt xích quan trọng giúp quá trình phát triển cảm xúc và xử lý cảm xúc tiêu cực tốt hơn. Trẻ nhỏ thường bị ảnh hưởng bởi những hành động, cảm xúc từ người lớn. Vì vậy, người lớn cần dẫn dắt và khơi nguồn cảm xúc tích cực cho trẻ. Từ đó, trẻ sẽ luôn thấy hạnh phúc, lạc quan và tự tin hơn trong việc xây dựng các mối quan hệ xung quanh mình.
3. Vì sao cần giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ em?
3.1. Tăng cường sức khỏe thể chất và tinh thần
Trẻ sẽ có cơ hội học tập và rèn luyện những thói quen tốt, từ đó biết tự nhận thức, đánh giá vấn đề. Đồng thời, trẻ cũng trở nên tự tin và có trách nhiệm hơn với bản thân, gia đình và xã hội. Bên cạnh đó, việc xây dựng chế độ dinh dưỡng, tập luyện một cách khoa học và sự yêu thương, săn sóc của bố mẹ là điều cần thiết. Việc này không chỉ giúp bé tăng cường sức khỏe mà còn nuôi dưỡng tâm hồn, hình thành những đức tính tốt đẹp, lối sống tích cực cho bé trong tương lai.
3.2. Phát triển tư duy
Theo nghiên cứu của Viện Chính sách Học tập Mỹ, năng lực bộ não sẽ được tăng lên khi trẻ được an toàn về tình cảm và thể chất, đặc biệt là khi có những mối quan hệ xã hội tốt. Do đó, việc giáo dục toàn diện không những giúp trẻ phát triển tốt về thể chất mà còn rèn luyện tư duy trong học tập, giúp trẻ xây dựng được nền tảng kiến thức vững chắc trong tương lai.
3.3. Rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề
Việc giáo dục phát triển toàn diện sẽ giúp cho trẻ cảm nhận về cuộc sống tốt hơn, rèn luyện khả năng giải quyết vấn đề và dễ dàng vượt qua mọi thách thức với tinh thần lạc quan. Qua đó, trẻ sẽ tự biết cách giải quyết vấn đề khó khăn mà không cần phải dựa dẫm vào cha mẹ hay thầy cô.
3.4. Hạn chế bất bình đẳng
Giáo dục toàn diện có khả năng làm giảm tâm lý tiêu cực của trẻ về các vấn đề liên quan đến nghèo đói, bạo lực… Từ đó, trẻ sẽ tích cực hơn và hạn chế được sự ảnh hưởng lên thành tích học tập. Khi trẻ phát triển mối quan hệ xã hội tốt, trẻ sẽ có những góc nhìn tích cực về cuộc sống, cách hành xử thông minh khi gặp hiểu lầm, khúc mắc với những người xung quanh.
4. Các cách giáo dục phát triển toàn diện trẻ em
Sau khi bố mẹ đã hiểu được khái niệm phát triển toàn diện của trẻ em là gì? Để giúp trẻ phát triển toàn diện, bố mẹ cần nghiên cứu và lựa các cách giáo dục phù hợp với từng bé.
4.1. Cho bé học tập trải nghiệm
Với phương châm “Học đi đôi với hành” bố mẹ nên tạo điều kiện cho con được thực hành những kiến thức, trải nghiệm những phương pháp học tập khác nhau, qua đó sẽ giúp trẻ tìm được phương pháp phù hợp. Việc trải nghiệm bao gồm các bài tập rèn luyện khả năng sáng tạo và giải quyết vấn đề liên quan đến xã hội.
4.2. Hỗ trợ và hướng dẫn
Đây là phương pháp giáo dục mà bố mẹ đóng vai trò là người hướng dẫn, hỗ trợ trẻ. Với phương pháp này, trẻ sẽ học theo tốc độ và khả năng phù hợp với bản thân. Bên cạnh đó, trẻ cũng sẽ phát triển được khả năng tự lập, tư duy một cách tốt nhất.
4.3. Trường học cộng đồng
Cách giáo dục phát triển kết nối cộng đồng giúp trẻ tự tin hơn trong giao tiếp. Vì vậy, bố mẹ nên tạo điều kiện để trẻ tiếp xúc nhiều với mọi người xung quanh như: bạn bè, người thân, thầy cô… Trường học là một trong những trung tâm của cộng đồng giúp trẻ phát triển toàn diện qua các hoạt động, vận động và gắn kết tình yêu thương.
4.4. Tham gia khóa học
Kết hợp nhiều môn học có sự liên quan mật thiết với nhau là cách giáo dục giúp trẻ phát triển toàn diện tốt nhất. Bố mẹ có thể tạo các tình huống giả định để trẻ tự suy nghĩ và giải quyết vấn đề đưa ra theo nhiều khía cạnh, góc nhìn khác nhau. Từ đó, trẻ sẽ tự nhận thức được sự liên quan, ràng buộc của những kiến thức đã được học.
>> Xem thêm: Tổng quan về chương trình dạy học tích hợp ở tiểu học
5. Bố mẹ cần chú ý những gì khi giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ?
5.1. Tạo dựng mối quan hệ giữa bố mẹ và con
Một trong những lưu khi đầu tiên khi giáo dục trẻ em phát triển toàn diện chính là tạo dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa bố mẹ và con. Điều này không chỉ giúp trẻ cảm thấy yên tâm mà còn giúp tình cảm gia đình ngày càng gắn kết.
5.2. Tạo động lực tự tin cho con
Tự tin là yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển bản thân, giúp trẻ truyền đạt, dám thể hiện bản thân trước đám đông. Sự tự tin giúp trẻ mở ra nhiều cánh cửa trong tương lai. Vậy nên, bố mẹ nên tạo động lực giúp trẻ tự tin hơn bằng cách khích lệ thể hiện điểm mạnh bản thân. Ngoài ra, bố mẹ có thể xây dựng thêm các bài tập phù hợp với các vấn đề trong cuộc sống.
5.3. Thấu hiểu cảm xúc
Trong quá trình giáo dục trẻ phát triển toàn diện, bố mẹ không nên quá áp đặt vào thành tích học tập mà hãy dành thời gian để học tập, vui chơi cùng con. Qua đó, bố mẹ sẽ hiểu hơn về tính cách, suy nghĩ và những cảm xúc vui buồn của con. Điều này không chỉ giúp bố mẹ thấu hiểu con hơn mà còn giúp tăng sự gắn kết của con với bố mẹ.
5.4. Tạo môi trường tự do, thoải mái
Bố mẹ nên hạn chế việc kiểm soát hành động của trẻ, vì điều này sẽ khiến trẻ cảm thấy bị gò bó và thiếu không gian riêng. Đồng thời, sự phát triển tự nhiên và khả năng sáng tạo của trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng.Do đó, bố mẹ chỉ nên quan sát và hướng dẫn trẻ khi cần, vừa đảm bảo an toàn cho trẻ khi vui chơi vừa thể hiện sự tôn trọng của bố mẹ dành cho con.
5.5. Cho bé gần gũi và hòa nhập với thiên nhiên
Trẻ thường xuyên được tiếp xúc, vui đùa và gần gũi với thiên nhiên sẽ phát triển tốt hơn về khả năng sáng tạo, trí tưởng tượng. Đồng thời, cảm xúc của trẻ cũng trở nên tích cực hơn.Để giúp trẻ khám phá thiên nhiên, bố mẹ hãy cho trẻ tham gia vào các hoạt động ngoại khóa do nhà trường tổ chức hoặc những khóa học tại các trung tâm phát triển kỹ năng.
Trên đây là khái niệm về sự phát triển toàn diện của trẻ em là gì, phương pháp giáo dục và một số lưu ý bố mẹ cần biết khi dạy con mà iSchool tổng hợp và phân tích. Hy vọng rằng bài viết đã giúp phụ huynh có thêm thông tin hữu ích để hỗ trợ cho quá trình giáo dục con phát triển toàn diện trong mọi mặt. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, quý phụ huynh có thể liên hệ với iSchool để được tư vấn chi tiết hơn thông qua:
- Điện thoại: 0789 166 588
- Email: info@ischool.edu.vn
>> Có thể bố mẹ quan tâm:
- Các phương pháp dạy học ở tiểu học
- Cách dạy bé học chữ cái tiếng Việt
- Các phương pháp dạy học tích cực hiệu quả
- Cách dạy bé học số đếm hiệu quả nhất
Tags: phát triển tư duy cho trẻ, kích thích não phải phát triển, phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non, phát triển nhận thức cho trẻ mầm non, sách phát triển EQ cho trẻ, sách phát triển tư duy