Mục lục
- Kỹ năng thuyết trình là gì?
- Các yếu tố quan trọng làm tăng hiệu quả của buổi thuyết trình
- Bí quyết rèn luyện kỹ năng thuyết trình khoa học, hiệu quả
- 1. Rèn luyện để nâng cao sự tự tin
- 2. Hiểu và kết nối với khán giả là yếu tố quan trọng để luyện tập kỹ năng thuyết trình
- 3. Chuẩn bị thật kỹ tài liệu và nội dung thuyết trình
- 4. Trình bày bài thuyết trình thật tự nhiên
- 5. Luyện tập trước khi thuyết trình
- 6. Kết hợp các ví dụ, câu chuyện hài hước để bài thuyết trình thêm phần thú vị
- 7. Dùng ngôn ngữ cơ thể khi thuyết trình
- 8. Mở đầu và kết thúc một cách ấn tượng
- 9. Lắng nghe ý kiến đóng góp và cải thiện
- 10. Rèn luyện mỗi ngày để nâng cao kỹ năng thuyết trình
- LIÊN HỆ VỚI iSCHOOL
Kỹ năng thuyết trình là một trong những kỹ năng sống cho trẻ cực kỳ quan trọng. Cùng với công cuộc đổi mới giáo dục, khuyến khích học sinh chủ động học tập và bày tỏ quan điểm thì kỹ năng thuyết trình trước đám đông ngày càng được chú trọng. Để trẻ tự tin, mạnh dạn và trình bày thuyết phục, quý phụ huynh đừng bỏ lỡ những bí quyết rèn luyện kỹ năng thuyết trình dưới đây!
>> Tham khảo thêm:
Kỹ năng thuyết trình là gì?
Kỹ năng thuyết trình là khả năng truyền đạt những ý tưởng, thông tin một cách rõ ràng, logic và thuyết phục đến đối tượng mà người thuyết trình muốn hướng tới.
Thông qua lời nói và các đạo cụ đi kèm, người thuyết trình cần giúp người nghe hiểu được những điều mình đang nói, giải quyết một vấn đề nào đó hay chỉ đơn giản là mang đến một thông tin mới mẻ.
Để trình bày tốt, trẻ cần có quá trình chuẩn bị cho bài thuyết trình như: slides, ngôn ngữ cơ thể, giọng điệu… Kỹ năng trình bày có thành công và chuyên nghiệp hay không cũng được nhìn nhận qua khâu chuẩn bị này.
Các yếu tố quan trọng làm tăng hiệu quả của buổi thuyết trình
Để trẻ có buổi thuyết trình hiệu quả, có rất nhiều yếu tố quan trọng tác động đến như:
- Tác phong của trẻ: Sự tự tin, các cử chỉ, hành động, đi lại…
- Mở đầu và kết thúc bài thuyết trình: Tạo ấn tượng, thu hút người nghe
- Cấu trúc bài thuyết trình: Khoa học, mạch lạc, rõ ràng…
- Giọng nói: Dễ nghe, rõ ràng, truyền cảm hứng…
- Sự tương tác với người nghe: Trao đổi thông tin, trả lời câu hỏi…
- Thời gian: Vừa đủ, hợp lý, không quá dài hoặc quá ngắn.
Trên đây là các yếu tố quan trọng làm tăng hiệu quả của buổi thuyết trình mà phụ huynh cần nắm để góp ý và đưa ra các phương pháp giáo dục thích hợp để giúp trẻ rèn luyện, từ đó giúp con luôn tự tin thuyết trình trước đám đông.
>> Xem thêm: Rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ tiểu học
Bí quyết rèn luyện kỹ năng thuyết trình khoa học, hiệu quả
1. Rèn luyện để nâng cao sự tự tin
Sự tự tin là một dạng năng lực quan trọng, đặc biệt là đối với trẻ em – độ tuổi cần ươm mầm và nuôi dưỡng sự tự tin để bứt phá hơn. Tự tin chính là việc xây dựng niềm tin vào bản thân. Khi một đứa trẻ có đủ tự tin thì sẽ đạt được nhiều kết quả tốt trong học tập, từ đó xông xáo hơn trong cuộc sống. Hơn thế, rèn luyện sự tự tin chính là bí quyết quan trọng bậc nhất giúp trẻ mạnh dạn thuyết trình trước đám đông.
2. Hiểu và kết nối với khán giả là yếu tố quan trọng để luyện tập kỹ năng thuyết trình
Nhiều trẻ rất ngại khi đứng trước đám đông, bởi trẻ chưa được rèn luyện kỹ cũng như chưa có đủ kinh nghiệm. Vì thế, phụ huynh nên hướng dẫn trẻ cách kết nối với khán giả/người nghe để thuyết trình hiệu quả hơn. Để tương tác tốt với khán giả, trước hết trẻ phải hiểu người nghe thuyết trình là ai, họ cần gì ở bài thuyết trình… Nhờ đó, trẻ sẽ cảm nhận khán giả rất gần gũi và dễ dàng kết nối hơn.
3. Chuẩn bị thật kỹ tài liệu và nội dung thuyết trình
Công tác chuẩn bị là bước quan trọng nhất khi thuyết trình, chuẩn bị càng kỹ bao nhiêu thì trẻ sẽ có đủ tự tin thuyết trình trước đám đông bấy nhiêu. Đặc biệt, xây dựng tài liệu và nội dung thuyết trình là hai yếu tố giúp trẻ hiểu bài và làm chủ buổi thuyết trình hơn.
Khi đã nắm kỹ nội dung bài thuyết trình, trẻ cần có bước thuyết trình thử để ước lượng và phân chia thời gian sao cho hợp lý, khoa học.
4. Trình bày bài thuyết trình thật tự nhiên
Có công tác chuẩn bị tốt không có nghĩa trẻ thuyết trình dựa hoàn toàn vào kịch bản có sẵn. Thay vào đó, trẻ cần có lối trình bày thật tự nhiên. Một khi trẻ đã hiểu rõ nội dung cần truyền tải và đối tượng cần nghe thì trẻ sẽ dễ dàng thuyết trình lưu loát, tự nhiên hơn. Phụ huynh cần động viên, góp ý giúp trẻ đứng lên thuyết trình mà giống như đang kể một câu chuyện để người nghe cảm nhận bài thuyết trình thú vị, tự nhiên hơn.
5. Luyện tập trước khi thuyết trình
Kỹ năng thuyết trình đối với trẻ là kỹ năng khó, tuy nhiên nếu trẻ chăm chỉ luyện tập và được rèn luyện thuyết trình trước đám đông thường xuyên sẽ giúp trẻ tự tin hơn rất nhiều.
Cách luyện tập trước khi thuyết trình cho trẻ đó chính là phụ huynh trong vai người nghe, còn trẻ sẽ thuyết trình cho bố (mẹ) nghe. Luyện khả năng nói nhiều lần giúp trẻ nhớ lâu hơn và phản xạ tốt hơn.
>> Xem thêm: Các phương pháp học tập hiệu quả dành cho học sinh
6. Kết hợp các ví dụ, câu chuyện hài hước để bài thuyết trình thêm phần thú vị
Ngoài việc nói đúng nội dung cần thuyết trình, trẻ có thể pha trộn vào các ví dụ thực tế cùng những câu chuyện hài hước sẽ là điểm cộng rất lớn. Điều này vừa tạo tinh thần thoải mái cho người nói và người nghe vừa giúp bài thuyết trình ấn tượng hơn.
7. Dùng ngôn ngữ cơ thể khi thuyết trình
Dùng ngôn ngữ cơ thể là cách nhanh nhất để trẻ làm chủ buổi thuyết trình. Các cử chỉ tay, ánh mắt, cái gật đầu là yếu tố giúp trẻ kết nối, giao tiếp tốt hơn với khán giả. Từ đó, trẻ sẽ lôi cuốn người nghe/xem bài thuyết trình của mình hơn và mang đến sự thành công cho buổi trình bày.
>> Tham khảo thêm:
- Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non
- Trí thông minh ngôn ngữ cho trẻ và cách phát triển hiệu quả
8. Mở đầu và kết thúc một cách ấn tượng
Phần mở đầu sẽ là phần tạo ấn tượng đầu tiên cho khán giả. Phần mở đầu gây ấn tượng tốt sẽ kích thích sự chú ý lắng nghe từ khán giả, từ đó người nghe mới có hứng thú với nội dung của bài thuyết trình.
Để có phần mở đầu ấn tượng, người thuyết trình có thể kể một câu chuyện liên quan, trích dẫn một câu nói nổi tiếng hoặc có thể chuẩn bị một video ngắn để gửi thông điệp ban đầu cho người nghe.
Tương tự phần mở đầu, phần kết thúc cũng cần tạo được dấu ấn. Phụ huynh hãy giúp trẻ tóm tắt nội dung quan trọng, nhấn mạnh các lưu ý để bài thuyết trình được súc tích, giúp người nghe ghi nhớ lâu hơn.
9. Lắng nghe ý kiến đóng góp và cải thiện
Để bài thuyết trình ngày càng hoàn thiện hơn, trẻ cần biết cách lắng nghe ý kiến đóng góp của khán giả, đặc biệt là ý kiến của những người có kinh nghiệm. Từ đó, trẻ có được góc nhìn đa chiều và cải thiện khả năng thuyết trình ở các bài sau.
10. Rèn luyện mỗi ngày để nâng cao kỹ năng thuyết trình
Ông cha ta từng nói: “Văn ôn võ luyện”, muốn trẻ thuyết trình tốt thì phụ huynh cần cho con rèn luyện mỗi ngày. Kỹ năng thuyết trình trước đám đông không dễ đối với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, khi trẻ có môi trường và được rèn luyện đúng cách sẽ giúp con trình bày thành thạo, tăng sự tự tin và khả năng xử lý tình huống… Đây sẽ là hành trang tốt cho trẻ bước vào đời và thành công hơn sau này.
Trên đây, bài viết của iSchool đã hướng dẫn cách rèn luyện kỹ năng thuyết trình cho trẻ hiệu quả nhất. Hy vọng những “bật mí” trên sẽ giúp phụ huynh và thầy cô có được định hướng tốt khi dạy trẻ cách trình bày các nội dung, từ đó rèn luyện cho trẻ sự chủ động, tự tin và thuyết trình chuyên nghiệp hơn.
Nếu quan tâm đến các chương trình học, các hoạt động về kỹ năng sống cho trẻ và những phương pháp giáo dục đang được áp dụng trong giảng dạy tại iSchool, các bậc phụ huynh có thể liên hệ với đội ngũ tư vấn thông qua 2 hình thức dưới đây để được hỗ trợ:
- Điện thoại: 0789 166 588
- Email: info@ischool.edu.vn
-
>> Quý phụ huynh có thể tìm hiểu thêm:
- Kỹ năng xã hội là gì? Giáo dục phát triển kỹ năng cho trẻ
- Dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân an toàn
- 12 Kỹ năng sinh tồn cho trẻ bố mẹ nên dạy cho con từ sớm
Tags: dạy kỹ năng sống cho trẻ 2 tuổi, dạy kỹ năng sống cho trẻ 3 tuổi, dạy kỹ năng sống cho trẻ 4 tuổi, dạy kỹ năng sống cho trẻ 5 tuổi, kỹ năng tự phục vụ, sách vải kỹ năng sống cho trẻ mầm non