Mục lục
- Kỹ năng sống cho học sinh tiểu học là gì?
- Tại sao cần dạy kỹ năng sống cho trẻ tiểu học?
- Các nguyên tắc khi giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
- Các kỹ năng sống cần thiết cho trẻ tiểu học
- 1. Kỹ năng tự lập cho trẻ tiểu học
- 2. Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ tiểu học
- 3. Kỹ năng giao tiếp cần thiết
- 4. Dạy kỹ năng sống cho trẻ tiểu học biết tự bảo vệ bản thân
- 5. Kỹ năng kiểm soát cảm xúc
- 6. Giáo dục kỹ năng sống tự tin trước đám đông cho trẻ tiểu học
- 7. Kỹ năng lắng nghe
- 8. Rèn luyện kỹ năng hợp tác cho trẻ
- 9. Dạy trẻ kỹ năng tập trung chú ý
- 10. Kỹ năng phản biện cho trẻ
Bố mẹ nên dạy kỹ năng sống cho trẻ tiểu học càng sớm càng tốt. Vì đây là giai đoạn trẻ bắt đầu nhận thức rõ hơn về mọi điều diễn ra xung quanh. Bố mẹ có thể dạy bé kỹ năng sống dựa trên những nguyên tắc cơ bản nhất. Để hiểu rõ hơn về những kỹ năng sống cần thiết cho trẻ tiểu học và phương pháp giáo dục cho bé tiếp thu hiệu quả hơn, bố mẹ có thể tham khảo bài viết dưới đây.
>> Tham khảo thêm:
- Kỹ năng sống cho trẻ mầm non
- Dạy kỹ năng sống cho trẻ 2 tuổi
- Dạy kỹ năng sống cho trẻ 3 tuổi
- Dạy kỹ năng sống cho trẻ 4 tuổi
- Dạy kỹ năng sống cho trẻ 5 tuổi
Kỹ năng sống cho học sinh tiểu học là gì?
Theo WHO (Tổ chức Y tế Thế giới), kỹ năng sống được hiểu là khả năng vận dụng những hành vi tích cực và cách ứng xử phù hợp cho phép cá nhân thích nghi hiệu quả với những thách thức trong cuộc sống. Điều này được thể hiện qua một số tình huống như cách ứng xử của trẻ với thầy cô, bạn bè, cách diễn đạt, cách tự vệ sinh cá nhân…
Việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ tiểu học sẽ giúp bé phát triển những thói quen tích cực, tự tin thể hiện bản thân và không ngại đối mặt với những thách thức khó khăn trong cuộc sống.
>> Xem thêm: Đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học
Tại sao cần dạy kỹ năng sống cho trẻ tiểu học?
Ngoài giáo dục văn hóa, việc giảng dạy kỹ năng sống cho trẻ tiểu học ngay từ nhỏ cũng rất quan trọng. Bởi kỹ năng sống chính là trải nghiệm thực tế nhất về cuộc sống, giúp trẻ rèn luyện ý chí, nghị lực, tinh thần đội nhóm,… Hiện nay, các trường học luôn cố gắng tổ chức hoạt động hay những tiết học về kỹ năng sống để giúp trẻ phát triển toàn diện cả về trí tuệ, đạo đức và thể chất.
Các nguyên tắc khi giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
Để giáo dục kỹ năng sống tốt nhất cho học sinh tiểu học, phụ huynh và giáo viên cần nắm rõ các nguyên tắc quan trọng được liệt kê dưới đây.
- Thấu hiểu và làm bạn cùng trẻ: Khi trẻ đề cập đến vấn đề khó khăn bé đang gặp phải, bố mẹ thường cảm thấy tội nghiệp mà muốn dạy con cách giải quyết đúng đắn. Tuy nhiên, cách biểu đạt của bố mẹ thường khiến trẻ cảm thấy bị áp đặt, ví dụ như: “mẹ đã nói rồi…”, “con không nghe lời thì vậy đó…”. Chính vì thế, trẻ càng ngày càng cách xa và không muốn chia sẻ quan điểm cá nhân với bố mẹ. Do đó, bố mẹ cần lắng nghe, thấu hiểu và làm bạn cùng con để hiểu vấn đề, đồng thời gợi ý cho con giải pháp phù hợp nhất.
- Khen ngợi đúng lúc: Sự động viên và lời khen ngợi luôn mang lại động lực và cảm xúc tích cực cho con. Trẻ sẽ trở nên tự tin để làm mọi việc, vượt qua mọi khó khăn khi có bố mẹ ủng hộ và công nhận sự của cố gắng của bản thân. Thay vì những lời khen chung chung như “Con làm tốt quá”, “Con giỏi quá”…, bố mẹ cần cụ thể hóa lời động viên dành cho con như “Hôm nay con rất giỏi khi đạt điểm 10 môn toán”, “con hát bài ABC rất hay”… Nhờ vậy mà trẻ biết được lý do được khen và sẽ cố gắng tiếp tục phát huy điểm tốt đó.
- Cho con được tự quyết định: Điều quan trọng khi dạy kỹ năng sống cho trẻ tiểu học chính là không áp đặt hay ép buộc trẻ làm bất cứ điều gì. Thay vào đó, bố mẹ hãy cho con quyền tự quyết định. Bố mẹ chỉ nên đóng vai trò là người hướng dẫn, đưa ra định hướng giúp con và để trẻ lựa chọn. Điều này thể hiện sự tôn trọng đối với trẻ.
- Làm gương cho trẻ: Khi muốn răn dạy và uốn nắn con bố mẹ cần làm gương cho trẻ từ hành động, thái độ cho đến cách ứng xử. Trẻ thường tin rằng những hành động, lời nói của bố mẹ luôn đúng và cần phải noi theo. Đối với một số kỹ năng sống, bố mẹ nên lấy ví dụ để trẻ có cái nhìn thực tiễn hơn và hiểu được vấn đề cốt lõi. Ngoài ra, để việc giảng dạy trẻ hiệu quả hơn, bố mẹ cần đặt mình vào vị trí của trẻ để hiểu hơn tâm lý trẻ em và tìm ra cách diễn đạt tốt nhất.
- Kiểm soát cảm xúc: Bất kỳ ai cũng đều không thích nghe những lời chỉ trích từ người khác. Điều này khiến trẻ ngày càng có khoảng cách với bố mẹ, ít chia sẻ và trải lòng hơn. Vậy nên, bố mẹ cần kiểm soát tốt những lời chỉ trích của mình. Thay vào đó, hãy cư xử nhẹ nhàng hơn với con và chỉ ra mặt tốt và mặt chưa được của con.
Các kỹ năng sống cần thiết cho trẻ tiểu học
Ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, bố mẹ và thầy cô cần chú trọng giảng dạy các kỹ năng sống cho trẻ. Điều này giúp trẻ phát triển toàn diện, tư duy tích cực trong cuộc sống hơn.
1. Kỹ năng tự lập cho trẻ tiểu học
Không chỉ quan trọng đối với người lớn, tự lập là kỹ năng sống rất quan trọng và cần thiết đối với các bạn nhỏ. Bố mẹ cần dạy con tính tự lập ngay từ nhỏ để hình thành thói quen tốt sau này. Những việc đơn giản các con có thể làm như: tắm, mặc quần áo, ăn uống, phụ giúp việc nhà,… Bố mẹ nên hướng dẫn cho con làm và giúp đỡ khi con cần sự hỗ trợ.
>> Xem thêm: 10 cách dạy con tự lập, bản lĩnh, tự tin
2. Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ tiểu học
Trong cuộc sống, kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả sẽ mang lại nhiều lợi thế cho trẻ trong tương lai như: tự tin nêu lên quan điểm cá nhân, xây dựng và duy trì các mối quan hệ… Để dạy kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ, bố mẹ có thể tạo tình huống giả định cả nhà cùng làm việc với nhau dưới sự phân chia công việc rõ ràng. Hoặc để con tham gia các hoạt động ngoài trời cùng các bạn như: cắm trại, trò chơi đồng đội, trại hè…
3. Kỹ năng giao tiếp cần thiết
Tiểu học chính là thời điểm lý tưởng để gia đình và nhà trường cùng nhau giảng dạy cho trẻ kỹ năng giao tiếp. Khi ở nhà, bố mẹ cần tập cho trẻ khả năng giao tiếp, cách sử dụng ngôn từ phù hợp đối với từng người. Hơn nữa, bố mẹ có thể dạy thêm cho con cách giao tiếp qua ngôn ngữ cơ thể, kỹ năng sử dụng từ ngữ, giao tiếp bằng lời nói.
>> Xem thêm:
4. Dạy kỹ năng sống cho trẻ tiểu học biết tự bảo vệ bản thân
Xã hội ngày càng phát triển đi cùng với đó là những mối nguy hiểm rình rập ở bất cứ nơi đâu, đặc biệt là khi không có người lớn. Vì vậy, bố mẹ cần dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân nhằm phòng tránh các rủi ro có thể xảy ra với con. Để dạy kỹ năng này cho trẻ một cách hiệu quả, bố mẹ nên cùng con thực hiện các tình huống giả định trong nhà và tìm kiếm hướng giải quyết phù hợp. Đây cũng là cách giúp trẻ học nhanh và nhớ lâu hơn.
5. Kỹ năng kiểm soát cảm xúc
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, chỉ số EQ càng cao thì khả năng thành công càng lớn. Vì thế, yếu tố cảm xúc đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo tiền đề cho sự phát triển trong tương lai của trẻ. Tuy nhiên, ở độ tuổi tiểu học, trẻ rất nhạy cảm với môi trường xung quanh. Do đó, bố mẹ cần theo dõi các vấn đề về tâm sinh lý của trẻ để giúp trẻ rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc.
>> Tìm hiểu thêm: Giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non
6. Giáo dục kỹ năng sống tự tin trước đám đông cho trẻ tiểu học
Điều bố mẹ luôn mong muốn chính là trẻ tự tin trước đám đông và không tỏ ra lo lắng, sợ sệt. Để trẻ mạnh dạn thể hiện và nói lên suy nghĩ của mình, bố mẹ cần giáo dục kỹ năng sống tự tin cho trẻ ngay từ nhỏ.
- Bố mẹ cần tạo điều kiện cho con giao tiếp ngay từ nhỏ với mọi người xung quanh: hàng xóm, bạn bè…
- Luôn động viên, khích lệ sự tự tin của con và tìm cách giúp con vượt qua nỗi sợ khi đứng trước đám đông.
- Trò chuyện với con thường xuyên, cho phép con nêu lên quan điểm của bản thân thay vì chỉ biết lắng nghe ý kiến của bố mẹ.
- Luôn khuyến khích con học và tìm hiểu kiến thức của nhiều lĩnh vực khác nhau để có một nền tảng vững chắc.
7. Kỹ năng lắng nghe
Ở lứa tuổi tiểu học, các bạn nhỏ thường không tập trung lắng nghe lời người khác nói. Tuy nhiên, kỹ năng lắng nghe lại rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ sau này. Vì vậy, bố mẹ nên rèn luyện kỹ năng mềm này hàng ngày cho trẻ.
- Để trẻ nói lên suy nghĩ, quan điểm cá nhân và không ngắt lời của bé.
- Bố mẹ cần thể hiện thái độ lắng nghe chăm chú, nhìn vào mắt trẻ khi con nói.
- Bố mẹ nên trò chuyện thường xuyên với con để chia sẻ và trao đổi những vấn đề của cuộc sống.
- Cùng con đọc sách để rèn luyện khả năng tập trung và lắng nghe của con.
8. Rèn luyện kỹ năng hợp tác cho trẻ
Sự kết nối giữa các cá nhân với nhau được gọi là kỹ năng hợp tác. Đây là cách để trẻ chia sẻ, nhường nhịn và hợp tác với người khác trong công việc. Ví dụ như các hoạt động ngoại khóa, trong lớp, học nhóm… Để rèn luyện kỹ năng hợp tác cho trẻ tiểu học, bố mẹ có thể tham khảo những cách sau đây:
- Dạy con cách chia sẻ với mọi người từ những điều nhỏ nhất.
- Khuyến khích con luôn giúp đỡ những người gặp khó khăn.
- Dạy con cách tôn trọng ý kiến người khác
9. Dạy trẻ kỹ năng tập trung chú ý
Kỹ năng tập trung lắng nghe giúp trẻ phát triển tốt hơn trong học tập và đời sống. Sự tập trung còn giúp bé thể hiện sự tôn trọng của mình khi tương tác với người khác. Tuy nhiên, khả năng tập trung của trẻ ở độ tuổi tiểu học không được tốt. Vì vậy, bố mẹ cần rèn luyện và áp dụng một số phương pháp để tăng sự chú ý của trẻ như sau:
- Tạo không gian học tập yên tĩnh
- Hạn chế/ loại bỏ những đồ vật gây xao nhãng ra khỏi tầm mắt trẻ
- Khen thưởng khi con hoàn thành mục tiêu
- Ngồi học hoặc quan sát trẻ học
10. Kỹ năng phản biện cho trẻ
Đây là khả năng thấu hiểu và đánh giá những thông tin thu thập được từ việc quan sát, giao tiếp của trẻ. Khi dạy kỹ năng phản biện cho trẻ tiểu học, bố mẹ nên cho con có cái nhìn đa chiều về một vấn đề. Từ đó, trẻ có thể hình thành tư duy phản biện tốt hơn với kiến thức và góc nhìn cá nhân.
Bố mẹ nên trang bị sớm kỹ năng sống cho trẻ tiểu học. Bởi đây chính là hành trang đầu đời giúp con vững bước trong tương lai. Theo đó, bố mẹ cũng có thể tham khảo thêm các kỹ năng sống tại trường iSchool đang giảng dạy cho lứa tuổi tiểu học:
- Chương trình được xây dựng dựa trên sự kết hợp giữa nền tảng văn hóa Á Đông, giá trị nhân cách Việt và giá trị để hội nhập thế giới.
- Trẻ luôn được quan tâm phát triển toàn diện về trí lực, thể lực, nghệ thuật, đạo đức và kỹ năng cuộc sống. Điều này mang lại hành trang đầy đủ cho trẻ bước tiến vào tương lai.
- Tại trường iSchool, kỹ năng tự phục vụ bản thân, bảo vệ, giao tiếp và ứng xử luôn được chú trọng. Mỗi bài học đều được xây dựng dựa trên lộ trình phát triển nhận thức, thể chất và tinh thần của trẻ từ Mầm non đến Phổ thông.
Phụ huynh cũng có thể liên hệ với đội ngũ tư vấn viên của iSchool để được hỗ trợ chi tiết hơn về các chương trình học tại trường qua 2 hình thức sau:
- Số điện thoại: 0789 166 588
- Email: info@ischool.edu.vn
Bài viết trên đây là những chia sẻ về các kỹ năng sống cho trẻ tiểu học cần dạy cho trẻ ngay từ sớm. Hy vọng với những thông tin được đề cập trong bài, quý phụ huynh sẽ có cho mình những cách dạy con thông minh và hiệu quả, từ đó giúp trẻ phát triển toàn diện hơn.
>> Có thể bố mẹ quan tâm: Top 9 trường dạy kỹ năng sống cho trẻ tốt nhất TPHCM
Tags: kỹ năng xã hội, dạy trẻ kỹ năng bảo vệ môi trường, kỹ năng sinh tồn cho trẻ, sách vải kỹ năng sống cho trẻ mầm non, kỹ năng thuyết trình