Mục lục
Trẻ em, đặc biệt trong độ tuổi mầm non là đối tượng chưa thể chủ động trong cách suy nghĩ, đôi khi muốn mọi thứ theo ý của mình. Chính vì thế, việc dạy trẻ kỹ năng lắng nghe từ sớm sẽ giúp con hình thành thói quen và nhân cách, đồng thời hỗ trợ trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp. Tuy nhiên, việc khiến cho một đứa trẻ chịu lắng nghe và thấu hiểu không dễ dàng, khi đa số trẻ nhỏ đều vốn hiếu động và khó tập trung. iSchool sẽ gợi ý cho bạn những phương pháp tốt nhất để có thể dễ dàng hơn trong việc đồng hành và dạy trẻ về chủ đề kỹ năng lắng nghe ở bài viết dưới đây.
Kỹ năng lắng nghe là gì?
Kỹ năng lắng nghe là khả năng tập trung và hiểu rõ nội dung của người nói muốn truyền tải. Điều này bao gồm việc chú ý đến nội dung được truyền tải, cảm xúc, suy nghĩ của người nói và việc phản hồi lại người nói bằng cách sử dụng các câu hỏi, tóm tắt lại những gì đã nghe để đảm bảo rằng thông điệp đã được hiểu đúng và đầy đủ.
Mặc dù nghe là phản xạ của con người, tuy nhiên lắng nghe lại là một kỹ năng cần rèn luyện trong thời gian dài. Bởi lẽ kỹ năng này đòi hỏi trẻ phải biết lắng nghe, bình tĩnh, không vội vàng đưa ra đánh giá và tôn trọng ý kiến của người khác. Khi biết lắng nghe, trẻ có thể hiểu và tôn trọng ý kiến của người khác, đồng thời các con cảm thấy lời nói của mình có giá trị và học được cách giải quyết vấn đề.
>> Xem thêm :
- 8 phương pháp dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non hiệu quả nhất
- Rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ tiểu học bố mẹ nên dạy từ sớm
- Kỹ năng đặt câu hỏi là gì? Cách rèn luyện để giao tiếp hiệu quả
Vai trò quan trọng của kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp cho học sinh
Kỹ năng lắng nghe hiệu quả đóng vai trò quan trọng trong giao tiếp cho học sinh, cụ thể:
- Mở rộng kiến thức: Lắng nghe giúp trẻ tiếp nhận thông tin, kỹ năng, học hỏi kinh nghiệm từ thầy cô và bạn bè. Nhờ đó có thể mở rộng kiến thức, hỗ trợ quá trình học tập hiệu quả hơn.
- Phát triển khả năng ngôn ngữ: Khi trẻ hoàn tập trung lắng nghe và chú ý đến biểu cảm của người nói, các con sẽ biết thêm từ mới, hiểu được ngữ cảnh để sử dụng từ ngữ và phản hồi sao cho phù hợp, giúp cho quá trình giao tiếp hiệu quả. Điều này đặc biệt hữu ích với trẻ còn trong độ tuổi mầm non, tiểu học bởi đây là giai đoạn quan trọng giúp con hoàn thiện khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ.
- Phát triển kỹ năng hợp tác, làm việc nhóm: Khi trẻ biết cách tập trung lắng nghe, tôn trọng người đối diện, không phán xét theo quan điểm ý kiến chủ quan của mình sẽ giúp người khác cảm thấy thoải mái và giao tiếp thường xuyên hơn. Từ đó, trẻ có thể làm việc hòa hợp với các bạn trong nhóm, đồng thời biết cách đưa ra những ý kiến và ý tưởng để nhóm có thể làm việc hiệu quả hơn.
- Nâng cao khả năng nhận biết và giải quyết vấn đề: Khi tập trung lắng nghe, trẻ có thể hiểu rõ vấn đề, quan điểm và cảm xúc của người khác. Nhờ vậy, hai bên sẽ cùng quan điểm để đưa ra hướng giải quyết vấn đề phù hợp.
>> Tìm hiểu thêm chủ đề liên quan:
- Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non trong giáo dục
- Kỹ năng làm việc nhóm là gì? Tầm quan trọng và cách rèn luyện hiệu quả
- Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là gì?
Nguyên tắc để rèn luyện kỹ năng lắng nghe hiệu quả cho học sinh
Để rèn luyện và cải thiện kỹ năng lắng nghe hiệu quả cho trẻ, các bậc phụ huynh có thể áp dụng 7 nguyên tắc sau:
Tập trung vào cuộc trò chuyện
Tập trung vào cuộc hội thoại chính là kỹ năng lắng nghe hiệu quả, điều đó chứng tỏ trẻ tôn trọng đối phương. Bởi giao tiếp mang tính tương tác 2 chiều, nếu trẻ không tập trung lắng nghe sẽ không thể tiếp thu được hết những thông tin mà đối phương muốn truyền đạt. Ngoài ra, nếu trẻ mất tập trung vào cuộc trò chuyện bởi các yếu tố môi trường xung quanh, có thể gây khó khăn cho việc giao tiếp và tạo ra cảm giác không thoải mái cho người đối diện.
Để phát triển kỹ năng lắng nghe cho trẻ, bố mẹ hãy rèn luyện cho con tập trung hơn vào câu chuyện và chú ý hoàn toàn vào người nói. Đồng thời tiếp nhận thông điệp bằng cách nhìn trực diện vào người nói, gạt bỏ những suy nghĩ gây mất tập trung, không nên phản bác người nói ngay lập tức và không nói chuyện riêng.
Tuyệt đối không ngắt lời người nói khi giao tiếp
Tuyệt đối không ngắt lời người nói khi giao tiếp, điều này có thể khiến họ cảm thấy khó chịu, không được tôn trọng và mất hứng để tiếp tục truyền tải thông điệp đầy đủ. Hãy để người nói có đủ không gian và thời gian để chia sẻ, trình bày, đồng thời trẻ cần tập trung vào việc lắng nghe, cảm nhận để thấu hiểu hơn.
Vì vậy, cha mẹ hãy nhắc nhở con mỗi khi con mắc lỗi, đồng thời cũng luôn lắng nghe hết ý kiến của con để trẻ quen dần và noi gương theo.
Biết cách đặt câu hỏi trong quá trình giao tiếp
Trẻ sẽ học cách khai thác những thông tin từ người nói và đặt câu hỏi để hiểu rõ hơn về vấn đề đang thảo luận.
Phụ huynh cần khuyến khích và hỗ trợ trẻ trong việc đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi một cách logic và rõ ràng. Điều này sẽ giúp trẻ rèn luyện kỹ năng lắng nghe, tư duy phân tích và tự tin trong việc giao tiếp với người khác.
Không áp đặt hay phán xét đối phương
Không ai muốn chia sẻ câu chuyện của mình với một người luôn áp đặt suy nghĩ, phán đoán người khác và yêu cầu đối phương phải đồng tình mà không tôn trọng quan điểm riêng của họ.
Vì thế, bố mẹ nên dạy trẻ cách cố gắng kiểm soát cái tôi cá nhân trong giao tiếp, đừng lúc nào cũng cho rằng quan điểm của mình là tuyệt đối đúng. Để có kỹ năng lắng nghe hiệu quả, trẻ cần duy trì một tư duy tích cực, cởi mở, khách quan và có khả năng nhìn nhận mọi việc từ nhiều góc độ khác nhau.
Sử dụng ngôn ngữ hình thể
Biểu hiện sự tôn trọng, lắng nghe người khác khi giao tiếp không chỉ thông qua các câu hỏi phù hợp mà còn cần thể hiện thông qua ngôn ngữ hình thể. Nếu như cuộc trò chuyện đối phương kể về chuyện buồn, khiến họ rơi nước mắt thì điều tốt nhất nên có những những cử chỉ chia sẻ, cảm thông với họ. Các em có thể lau nước mắt, xoa nhẹ lưng hay một cái ôm ấm áp… để phần nào xoa dịu nỗi buồn của đối phương.
Kiên nhẫn để lắng nghe
Trong quá trình giao tiếp, cần phải tập trung và chú ý hoàn toàn vào người nói để có thể hiểu rõ ý muốn và suy nghĩ của họ. Tuy nhiên , đôi khi người nói sẽ diễn tả những suy nghĩ phức tạp hoặc không rõ ràng, lúc này các em cần phải kiên nhẫn để lắng nghe đối phương diễn tả rõ hơn. Đừng vội đặt những câu hỏi cũng như thay đổi chủ đề quá đột ngột khi đối phương vẫn đang này, vì điều đó thể hiện sự thiếu kiên nhẫn của bản thân.
Đưa ra ý kiến của bản thân
Kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp hiệu quả không chỉ là tập trung, chú ý vào người nói mà còn có cả việc thể hiện mình có những quan điểm cá nhân. Giao tiếp là sự tương tác 2 chiều, chúng ta và đối phương đều tiếp thu, học hỏi kinh nghiệm, chia sẻ thông tin mà người còn lại truyền đạt.
Để giúp con tự tin khi trình bày, bố mẹ hãy khuyến khích trẻ đưa ra các quan điểm cá nhân của mình bằng cách diễn đạt rõ ràng về câu chuyện của người đối diện.
Một số lỗi hay gặp khi rèn luyện kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp
Kỹ năng lắng nghe không phải là bẩm sinh, các em cần phải có một khoảng thời gian dài rèn luyện và học hỏi mỗi ngày để nâng cao kỹ năng này. Trong quá trình này, trẻ thường hay mắc phải một số lỗi sau:
- Tập trung trình bày quan điểm cá nhân: Một số trẻ thường ít quan tâm đến việc lắng nghe mà chỉ muốn tập trung trình bày ý kiến của mình, thể hiện sự nổi trội của bản thân trước đám đông. Thế nhưng, điều này vô tình khiến trẻ trở nên vô tâm, thiếu đi tính khách quan khi chỉ khăng khăng bảo vệ quan điểm của mình.
- Không tập trung: Đây là một sai lầm trẻ cần tránh để rèn luyện kỹ năng lắng nghe tốt hơn. Đôi khi, có những người không thực sự giỏi kể chuyện, vô tình khiến trẻ bị xao nhãng, thờ ơ với những gì mà họ đang cố gắng truyền tải. Điều này khiến người nói cảm thấy bị tổn thương và tự ti hơn.
- Thái độ không hứng thú: Trong suốt quá trình giao tiếp, nếu trẻ tỏ thái độ không hứng thú với câu chuyện mà người khác đang kể sẽ khiến họ cảm thấy không được tôn trọng.
>> Xem thêm các kỹ năng quan trọng khác:
- Kỹ năng mềm là gì? Các kỹ năng mềm cần thiết trong công việc và học tập
- Quản lý thời gian: Kỹ năng và cách để làm việc hiệu quả
- Kỹ năng đàm phán là gì? Nghệ thuật đàm phán hiệu quả trong công việc
Qua bài viết trên, các bậc phụ huynh có thể nhận thấy dạy trẻ kỹ năng lắng nghe là cả một quá trình kiên nhẫn và thấu hiểu cùng con. Bởi vì, lắng nghe không chỉ đơn thuần là “nghe” mà còn là “hiểu”, “tôn trọng” và “kết nối” với người nói. Hy vọng với những chia sẻ của iSchool, quý phụ huynh đã có thêm nhiều thông tin hữu ích để áp dụng vào quá trình dạy con học cách lắng nghe hiệu quả.