Khi trao đổi với đối phương về một vấn đề nào đó nhằm đạt được những thỏa thuận thì kỹ năng đàm phán là một trong những yếu tố không thể thiếu. Đây cũng là kỹ năng được nhiều tổ chức định hướng rèn luyện cho học sinh ngay từ nhỏ. Vậy kỹ năng đàm phán là gì và làm sao để thuần thục kỹ năng này, bài viết dưới đây sẽ là câu trả lời cho quý phụ huynh.

Kỹ năng đàm phán là gì?

Đàm phán là thảo luận để giải quyết những tranh chấp và thỏa hiệp nhằm đạt được thỏa thuận giữa các bên. Kỹ năng đàm phán cần có sự kết hợp giữa kỹ năng giao tiếp, lập kế hoạch, chiến lược, thương lượng,.. nhằm mang đến lợi ích cho người tham gia. Nắm chắc những kỹ năng này là bước đệm vững chắc cho một nhà đàm phán mạnh mẽ.

>> Tham khảo thêm:

Kỹ năng đàm phán là gì

Kỹ năng đàm phán là kỹ năng thỏa hiệp để đạt được những thỏa thuận

Vai trò của kỹ năng đàm phán

Thực tế cho thấy, đàm phán sẽ mang lại lợi ích cho các bên trong nhiều lĩnh vực và trường hợp. Ví dụ trong kinh doanh, khi tất cả các nhà bán hàng đều hướng đến mục đích bán được nhiều sản phẩm với giá hời thì những ai đá ứng được yêu cầu của người tiêu dùng sẽ là người chiến thắng. Việc vận dụng kỹ năng đàm phán sẽ giúp người bán hàng đạt được những mục tiêu cụ thể như:

  • Đàm phán giúp ký kết hợp đồng mua bán với những ưu đãi và giá cả phù hợp
  • Đàm phán giúp tránh những xung đột và giải quyết mâu thuẫn trong kinh doanh
  • Đàm phán giúp doanh nghiệp kết nối với người dùng

Bất cứ vị trí nào cũng cần sử dụng kỹ năng đàm phán. Đối với học sinh, kỹ năng này mang lại kết quả tốt cho trẻ trong học tập và các hoạt động ngoại khóa. Sự chủ động đàm phán sẽ hình thành trạng thái chủ động của trẻ. Khi được rèn luyện và vận dụng đúng cách, trẻ sẽ nhanh nhẹn, tự tin và tạo ra được những thành tựu cho chính mình. Đây là một trong những kỹ năng sống cho trẻ được nhiều tổ chức giáo dục hướng đến hiện nay.

Vai trò của kỹ năng đàm phán

Kỹ năng đàm phán giúp trẻ tự tin và chủ động hơn

7+ kỹ năng đàm phán, thuyết phục thành công trong mọi tình huống 

Để đàm phán có kết quả tốt trong mọi tình huống, học sinh cần chú ý những kỹ năng như kỹ năng giao tiếp, trí tuệ cảm xúc, lập kế hoạch, thuyết phục,… Dưới đây là những nội dung cụ thể để rèn luyện kỹ năng trên.

1. Kỹ năng giao tiếp

Để đạt được kết quả tốt khi thỏa thuận, trẻ cần thông báo rõ những mong muốn, kỳ vọng và ranh giới của bản thân. Theo đó, kỹ năng giao tiếp tốt cho phép trẻ trình bày vấn đề một cách logic, ngắn gọn và súc tích với các nhà đàm phán khác. Đàm phán đòi hỏi sự cho và nhận, vì vậy trẻ không chỉ cần nêu suy nghĩ của mình, mà còn phải tích cực lắng nghe ý kiến ​​của người khác. Nếu không có kỹ năng giao tiếp, các nội dung chính của cuộc thương lượng có thể bị bỏ qua, dẫn đến sự không hài lòng giữa các bên đàm phán.

>> Tham khảo thêm:

Giao tiếp là một trong những kỹ năng đàm phán

Kỹ năng giao tiếp tốt góp phần giúp cuộc đàm phán thành công

2. Trí tuệ cảm xúc

Cảm xúc đóng vai trò quan trọng trong các cuộc đàm phán. Cụ thể, cảm xúc tích cực mang đến sự tin tưởng cho đối phương khi thương lượng; cảm xúc nóng nảy mang đến sự căng thẳng và bất hợp tác,…Trí tuệ cảm xúc hay còn gọi là trí thông minh cảm xúc cao sẽ giúp trẻ đọc được cảm xúc của đối phương, từ đó hiểu đối phương hơn. Vậy nên, trẻ cần học cách sử dụng và điều tiết cảm xúc để có lợi cho mình khi đàm phán.

>> Tham khảo thêm: Giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non

3. Có kế hoạch rõ ràng

Lập kế hoạch trước với những thỏa thuận rõ ràng là bước quan trọng trong bất kỳ cuộc đàm phán nào. Nếu không có sự chuẩn bị cẩn thận, người đàm phán có thể bỏ qua các điều khoản quan trọng, từ đó khiến cuộc giao dịch thất bại.

Kỹ năng đàm phán - lập kế hoạch rõ ràng

Lập kế hoạch rõ ràng giúp đàm phán hiệu quả hơn

4. Tạo giá trị trong đàm phán

Khi tham gia đàm phán, các bên đều quan tâm đến việc có được “miếng bánh ngon nhất” có thể. Thông thường mỗi bên sẽ cạnh tranh để tối đa hóa phần “bánh” của mình. Tuy nhiên, trẻ nên chuyển mục tiêu từ phát triển “miếng bánh” sang việc phát triển toàn bộ “miếng bánh”. Điều này sẽ giúp mỗi bên nhận thấy giá trị lớn hơn, đồng thời thiết lập sự tin tưởng và mang đến lợi ích cho những cuộc thỏa thuận trong tương lai. 

5. Chiến lược đàm phán chi tiết

Ngoài những yếu tố trên, trẻ cần có chiến thuật đàm phán chi tiết. Việc nắm chắc nội dung thảo luận cùng những điểm mạnh điểm yếu của mình cho phép trẻ xây dựng chiến lược phù hợp cho cuộc đàm phán.

Để có chiến lược đàm phán hiệu quả, trẻ cần lưu ý những điều sau:

  • Xác định vai trò của mình
  • Hiểu giá trị của mình
  • Hiểu điểm mạnh của đối phương
  • Kiểm tra với chính mình

Thực hiện các bước này trước mỗi cuộc đàm phán sẽ giúp trẻ có kế hoạch hành động rõ ràng, từ đó tự tin hơn vào kế hoạch của mình. 

Chuẩn bị chiến lược đàm phán chi tiết

Chiến lược đàm phán chi tiết giúp trẻ có kế hoạch hành động rõ ràng

6. Kỹ năng thuyết phục

Kỹ năng thuyết phục là kỹ năng quan trọng khi đàm phán. Nó cho thấy niềm tin của người đàm phán với đề xuất của mình. Những lý lẽ lập luận thuyết phục sẽ khuyến khích người khác ủng hộ quan điểm của người đàm phán. Ngoài ra, trẻ cũng cần quyết đoán để thể hiện lập trường mà vẫn tôn trọng quan điểm của đối phương.

7. Khả năng thích ứng

Khả năng thích ứng là điều quan trọng để có một cuộc thương lượng thành công. Mỗi cuộc đàm phán sẽ có những diễn biến khác nhau. Ví dụ, đối phương có thể thay đổi đột ngột yêu cầu của họ. Trẻ sẽ rất khó để lập kế hoạch cho mọi tình huống, nhưng một người đàm phán giỏi cần có khả năng thích ứng nhanh chóng để xác định một kế hoạch mới.

8. Kiên nhẫn

Một số cuộc thỏa thuận có thể mất nhiều thời gian, thậm chí có thể phải đàm phán lại. Thay vì đi đến kết thúc nhanh chóng, các nhà đàm phán tài ba thường rèn luyện tính kiên nhẫn để đánh giá đúng vấn đề và đưa ra kết luận tốt nhất.

Rèn tính kiên nhẫn khi đàm phán

Rèn tính kiên nhẫn khi đàm phán

Kỹ năng đàm phán giúp trẻ làm chủ cuộc thương lượng và mang lại những kết quả tốt. Thế nhưng, kỹ năng này không tự nhiên mà có. Vậy nên, iSchool hy vọng quý phụ huynh có thể hướng dẫn trẻ rèn luyện các kỹ năng như kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giải quyết vấn đề, giao tiếp,… ngay từ khi còn nhỏ để trở thành người đàm phán tài ba trong tương lai.

Nếu quan tâm đến các chương trình học, các hoạt động về kỹ năng sống cho trẻ và những phương pháp giáo dục đang được áp dụng trong giảng dạy tại iSchool, các bậc phụ huynh có thể liên hệ với đội ngũ tư vấn thông qua 2 hình thức dưới đây để được hỗ trợ:

  • Điện thoại: 0789 166 588
  • Email: info@ischool.edu.vn

>> Quý phụ huynh có thể tìm hiểu thêm:

Tags: kỹ năng xã hội, kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng sinh tồn cho trẻ, kỹ năng sống cho trẻ mầm non, đào tạo kỹ năng sống cho trẻ, dạy kỹ năng sống cho trẻ 2 tuổi, dạy kỹ năng sống cho trẻ 3 tuổi