Mục lục
“Giáo dục về giới tính là gì? Có tầm quan trọng như thế nào cho trẻ?” chắc hẳn là câu hỏi được rất nhiều phụ huynh quan tâm, đặc biệt với những bố mẹ có con sắp sang tuổi vị thành niên. Hiểu được nỗi niềm đó, trong bài viết dưới đây iSchool sẽ chia sẻ chi tiết về tầm quan trọng cũng như cách thức giáo dục giới tính theo từng độ tuổi cho trẻ để bố mẹ và các thầy cô giáo có thể tham khảo thêm.
>> Tham khảo thêm: Phòng chống xâm hại trẻ em
1. Giáo dục giới tính là gì?
Giáo dục giới tính là việc giảng dạy cho trẻ về nhiều chủ đề liên quan xoay quanh giới tính và tình dục. Đây là một quá trình dạy và học hướng tới trang bị cho trẻ các kiến thức và kỹ năng xã hội cần thiết cho bản thân. Nhờ đó, các em có thể hình thành nên những mối quan hệ xã hội và tình dục dựa trên cơ sở hiểu biết, tôn trọng lẫn nhau.
Việc giáo dục này, trẻ sẽ tự nhận thức được sự lựa chọn của mình có ảnh hưởng tới chính bản thân và người khác. Bên cạnh đó, các em cũng nhận thức được quyền được bảo vệ của mình trong suốt cuộc đời. Việc giảng dạy này có thể được thực hiện tại nhà, trong trường học, hay trong các tổ chức cộng đồng.
Giáo dục giới tính là việc dạy cho trẻ hiểu rõ về giới tính và tình dục để giúp trẻ nhận thức được mức độ quan trọng của các vấn đề xung quanh
2. Tầm quan trọng của việc giáo dục giới tính cho trẻ
Trong độ tuổi tuổi dậy thì, trẻ sẽ dần cảm nhận được sự khác biệt về những thay đổi trong cơ thể mình. Điều này sẽ khiến các em cảm thấy bỡ ngỡ, đồng thời tò mò và muốn khám phá tất cả mọi thứ. Vì vậy, việc giáo dục giới tính cho trẻ là rất cần thiết, từ đó sẽ giúp trẻ:
Tránh xa tệ nạn xã hội
Thông qua giáo dục giới tính cho trẻ, bố mẹ sẽ giúp các con nhận biết được những bộ phận cần phải bảo vệ trên cơ thể mình. Từ đó, trẻ sẽ biết cách để bảo vệ bản thân và tránh được nguy cơ bị xâm hại tình dục từ các đối tượng xấu.
Giảm tỷ lệ có con trong độ tuổi vị thành niên
Khi trẻ đã hiểu biết về giáo dục giới tính, các em đã có những thông tin, kiến thức liên quan đến sức khỏe và tình dục cùng nhiều biện pháp an toàn, tránh thai hiệu quả. Đây là điều cần thiết bởi không chỉ giúp giảm trường hợp mang thai ngoài ý muốn, mà còn giúp ngăn chặn được những nguy cơ nhiễm các bệnh liên quan đến tình dục.
Nhận thức đúng giá trị bản thân và có lối sống lành mạnh hơn
Những kiến thức được học từ việc giáo dục giới tính sẽ giúp các con hiểu rõ hơn về sự phát triển ở tuổi dậy thì. Nhờ đó, trẻ sẽ nhận thức được các mối quan hệ tình dục không an toàn, để có thể tránh xa các mối quan hệ không lành mạnh này.
3. Cách giáo dục giới tính cho trẻ theo từng độ tuổi
Việc giáo dục giới tính nên được bắt đầu từ khi trẻ còn nhỏ, và tiếp tục cho đến khi các con trưởng thành. Tuy nhiên ở mỗi độ tuổi, trẻ nên tiếp nhận những thông tin khác nhau. Dưới đây là những giai đoạn mà bố mẹ có thể tham khảo để hướng dẫn cho trẻ.
3.1. Giáo dục giới tính cho trẻ mầm non từ 3-5 tuổi
Bố mẹ có thể kể cho con nghe câu chuyện về quá trình chào đời của con, từ đó kích thích trí tò mò muốn tìm hiểu những chủ đề liên quan đến giới tính và những bộ phận cần được bảo vệ trên cơ thể bé. Thêm vào đó, ở độ tuổi này, bé nên được dạy là bất cứ ai cũng không được chạm vào cơ thể mình khi chưa được sự cho phép.
Đồng thời, bố mẹ cũng nên dạy trẻ về những bộ phận trên cơ thể và chức năng của từng bộ phận. Từ đó, trẻ sẽ biết và hiểu được tầm quan trọng của việc bảo vệ cơ thể trước những hành động không an toàn từ người lạ.
>> Tìm hiểu thêm: Giáo dục giới tính cho trẻ mầm non
3.2. Giáo dục giới tính cho học sinh tiểu học từ 6-10 tuổi
Vào giai đoạn này, trẻ cần biết rằng cơ thể của mình không ai có quyền chạm vào, đặc biệt ở các “vùng riêng tư”. Bên cạnh đó, các em cũng nên học cách xin phép trước khi chạm vào cơ thể của người khác, chẳng hạn như ôm, bắt tay, nắm tay… Nhờ đó, bé sẽ hiểu ra mỗi người cũng cần có sự riêng tư của mình và điều này là rất quan trọng.
Phụ huynh cần dạy cho trẻ kiến thức về đồng tính, dị tính hay lưỡng tính, và kèm theo là các biểu hiện giới tính khác nhau. Qua đó, trẻ sẽ có những hiểu biết cơ bản về sự khác nhau của các giới tính. Bố mẹ nên dạy trẻ cách sử dụng các thiết bị điện tử an toàn để bảo vệ bản thân trong các tình huống nguy hiểm.
Đặc biệt, vào cuối độ tuổi này, trẻ cần phải học cách tôn trọng sự riêng tư của người khác. Đồng thời, trẻ cần được dạy những kiến thức cơ bản về tuổi dậy thì vì một số trẻ sẽ phát triển sớm trước 10 tuổi.Trẻ cần biết về tầm quan trọng của việc chăm sóc vệ sinh cơ thể ở tuổi dậy thì.
>> Tham khảo thêm: Giáo dục giới tính cho học sinh tiểu học
3.3. Giáo dục giới tính cho học sinh THCS từ 11-14 tuổi
Trong giai đoạn này, khả năng nhận thức của trẻ sẽ cao hơn và đã bắt đầu cảm nhận được những sự thay đổi trong cơ thể. Ngoài việc giải thích rõ hơn những vấn đề ở tuổi dậy thì, bố mẹ cũng nên dạy cho con biết về những bệnh có thể lây qua đường tình dục, đồng thời giúp con biết được các biện pháp phòng tránh.
Bên cạnh đó, các em nên có kiến thức an toàn về mạng xã hội và cũng cần biết những rủi ro nếu chia sẻ những hình ảnh không được lành mạnh của mình hoặc bạn học lên mạng.
>> Tham khảo thêm: Giáo dục giới tính cho học sinh THCS
3.4. Giáo dục giới tính cho học sinh THPT từ 15-17 tuổi
Trong giai đoạn từ 13 – 18 tuổi trẻ cần được hướng dẫn để có thể hiểu kinh nguyệt ở phái nữ là vấn đề rất bình thường, cho nên không cần phải xấu hổ hay sợ bị trêu ghẹo. Bên cạnh đó, các em cần hiểu rõ hơn về những vấn đề liên quan đến việc mang thai trước tuổi cùng các biện pháp an toàn, từ đó có thể có cái nhìn tổng quan hơn về tình dục an toàn.
Thanh thiếu niên cần tiếp tục tìm hiểu sự khác biệt trong các mối quan hệ lành mạnh và không lành mạnh. Các em sẽ cần được học về bạo lực, áp lực trong các mối quan hệ. Đồng thời, thiếu niên trong độ tuổi này cần được trang bị những kỹ năng đàm phán và từ chối để chấm dứt, kết thúc một mối quan hệ.
>> Tìm hiểu thêm: Giáo dục giới tính cho học sinh THPT
4. Vai trò của bố mẹ trong việc giáo dục giới tính cho con trẻ
Ở hầu hết các nước phát triển trên thế giới, giáo dục giới tính cho trẻ vốn đã không còn là xa lạ. Nhưng ở Việt Nam, có rất nhiều người lớn và trẻ em khi nhắc đến giáo dục giới tính đều xấu hổ. Nhiều phụ huynh khi đề cập đến vấn đề này không biết chia sẻ như thế nào với trẻ. Nhiều bố mẹ lại cho rằng con còn nhỏ để đề cập giới tính với con, vì thế có xu hướng trì hoãn.
Chính vì vậy, một số trẻ đang có cái nhìn sai lệch về giới tính và tình dục. Điều này dẫn đến nhiều tình trạng xấu như mang thai ngoài ý muốn làm cho tình trạng nạo phá thai ngày càng cao. Đó cũng là lý do tại sao cần phải giáo dục giới tính cho trẻ từ sớm và vai trò của bố mẹ trong việc giáo dục giới tính cho con là rất quan trọng.
- Vai trò người giáo dục: Theo nhiều cuộc khảo sát đã cho thấy trẻ rất muốn hỏi bố mẹ những băn khoăn, thắc mắc của mình về những vấn đề liên quan đến tâm sinh lý của bản thân. Bởi vậy phụ huynh cần hiểu rõ về giáo dục giới tính để lý giải cho con.
- Vai trò người đồng hành: Bố mẹ là người sẽ cùng chia sẻ với con những thắc mắc, tâm sự “thầm kín”, những khó khăn và khủng hoảng giai đoạn tuổi mới lớn.
Việc giáo dục giới tính cho trẻ hiện nay không chỉ là nhiệm vụ của bố mẹ, mà còn cần sự hỗ trợ từ phía nhà trường và các tổ chức ngoài xã hội. Từ đó, trẻ sẽ được cung cấp kiến thức về giới tính một cách đầy đủ và góp phần trang bị những kỹ năng cần thiết để bảo vệ bản thân trước những nguy hiểm.
Để hiểu hơn và có thêm kiến thức trong việc giáo dục giới tính trẻ, phụ huynh có thể tham khảo thêm các bài viết cùng chủ đề của iSchool. Nếu quan tâm đến các chương trình học tại iSchool, quý phụ huynh có thể liên hệ với đội ngũ tư vấn của iSchool để được hỗ trợ và đặt lịch hẹn đến tham quan môi trường học tập tại trường thông qua 2 cách thức dưới đây:
- Email: info@ischool.edu.vn
- Điện thoại: 0789 166 588
Bài viết trên đây là những chia sẻ về các vấn đề liên quan đến giáo dục giới tính cho trẻ. Hy vọng qua những thông tin được đề cập đến trong bài sẽ giúp các bậc phụ huynh hiểu và biết cách để giáo dục giới tính cho trẻ đạt hiệu quả tốt nhất.
>> Tham khảo thêm:
- Biết để tránh khỏi nạn tấn công tình dục
- iSchool Long An tổ chức chuyên đề phòng tránh xâm hại tình dục trẻ em dành cho học sinh THCS
- iSchool Sóc Trăng giáo dục tâm lý giới tính cho học sinh THCS & THPT
>> Tài liệu tham khảo:
- Đặc điểm của các chương trình GDGTHDTD hiệu quả – UNESCO Health and Education Resource Centre
- Tạp chí điện tử Lý luận chính trị và truyền thông
Tags: những tính cách khả năng của trẻ 5 tuổi, tính cách của trẻ, giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non, giáo dục trẻ em, giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, giáo dục thông minh