Mục lục
- 1. Kỹ năng sống tự lập là gì?
- 2. Dạy trẻ tự lập khi nào?
- 3. Vì sao nên dạy trẻ kỹ năng tự lập từ nhỏ?
- 4. Cách dạy con tự lập giai đoạn 0-6 tuổi hiệu quả
- 4.1. Dạy con tự làm các công việc cá nhân hàng ngày
- 4.2. Để con làm giúp việc nhà
- 4.3. Tập cho con tính tự quyết định
- 4.4. Dạy con biết cách kiềm chế cảm xúc
- 4.5. Không làm tất cả mọi việc thay con
- 4.6. Giao trách nhiệm để dạy con tự lập
- 4.7. Không nên trách mắng con
- 4.8. Khích lệ để tạo động lực cho con
- 4.9. Dạy bé cách biết tự giải quyết vấn đề
- 4.10. Tự do trong khuôn khổ cho phép
Người làm bố mẹ ai cũng muốn mang đến cho con những điều tốt đẹp nhất, luôn yêu thương và bảo vệ con. Tuy nhiên, bố mẹ không nên cưng chiều hay nâng niu con quá mức. Điều này sẽ làm cho bé hay ỷ lại, thậm chí là sau này trẻ sẽ không biết cách tự lập. Vì thế, bố mẹ cần dạy con tự lập ngay khi còn nhỏ. Bố mẹ có thể tham khảo cách dạy con tự lập dưới đây mà iSchool đã tổng hợp.
>> Xem thêm: 12 kỹ năng sống cho trẻ
1. Kỹ năng sống tự lập là gì?
Kỹ năng sống độc lập chính là khả năng thực hiện những công việc của bản thân một cách độc lập, không bị phụ thuộc hay ỷ lại vào bất cứ ai. Dạy con tự lập là hướng dẫn cho con tự bản thân thực hiện những công việc hằng ngày mà không có sự giúp đỡ của bố mẹ, từ đó rèn luyện cho con tính chủ động và tự giác.
2. Dạy trẻ tự lập khi nào?
Khi bé được 1 tuổi rưỡi đến 2 tuổi, bố mẹ nên bắt đầu dạy con tự lập. Đây là giai đoạn mà trẻ muốn tự làm mọi thứ như tự vệ sinh cá nhân, tự ăn cơm, tự mặc quần áo… Trẻ có thể sẽ không thành thạo khi mới bắt đầu, tuy nhiên hãy dạy cho trẻ thực hành nhiều lần trẻ sẽ dần thuần thục hơn.
Việc dạy con tự lập sẽ giúp bé tích luỹ được nhiều kinh nghiệm hơn. Không chỉ vậy, điều này còn giúp bé độc lập hơn, tự tin hơn, vững vàng hơn trước những thách thức trong chặng đường tiếp theo của con.
3. Vì sao nên dạy trẻ kỹ năng tự lập từ nhỏ?
Bố mẹ nên dạy con tự lập ngay từ khi còn nhỏ vì những lý do sau đây:
- Để hiểu và đưa ra quyết định tốt nhất trẻ sẽ phải mất một khoảng thời gian khá dài. Vì vậy, việc cho trẻ học cách tự lựa chọn từ sớm sẽ giúp bé hiểu rõ hơn về bản thân và điều khiến trẻ cảm thấy thực sự hạnh phúc.
- Khi dạy con tự lập từ lập sẽ giúp trẻ nhìn nhận được sai lầm của bản thân, biết cách tìm kiếm sự giúp đỡ, hướng dẫn để trở nên tốt hơn.
- Sự độc lập giúp trẻ nhận ra được giá trị của bản thân và trở nên tự tin hơn, quyết đoán hơn.
- Sách là kho tàng kiến thức to lớn nhưng chỉ khi hành động bé mới nhận được những bài học thực tế nhất. Từ đó, trẻ sẽ nhìn nhận mọi việc một cách đa chiều hơn, phát triển nhận thức tốt hơn.
4. Cách dạy con tự lập giai đoạn 0-6 tuổi hiệu quả
4.1. Dạy con tự làm các công việc cá nhân hàng ngày
Bố mẹ nên dạy con cách tự thực hiện công việc cá nhân hàng ngày, ví dụ như tự mặc quần áo, tự ăn uống, tự vệ sinh cá nhân… Điều này sẽ giúp cho con biết cách tự làm mọi việc khi không có bố mẹ ở nhà. Đồng thời, trẻ cũng sẽ dần tự học thêm được nhiều kỹ năng cần thiết và tự lập hơn.
>> Tham khảo thêm: Giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mầm non
4.2. Để con làm giúp việc nhà
Trẻ có thể học được rất nhiều khi giúp đỡ bố mẹ làm việc nhà. Bố mẹ hãy giúp cho con hiểu được những điều cần làm để có thể chăm sóc tốt cho bản thân và gia đình. Hướng dẫn cho bé làm việc nhà cũng là cách để dạy bé tinh thần trách nhiệm. Tuy nhiên, không phải bất kỳ công việc nhà nào cũng phù hợp với trẻ. Bố mẹ cần giao cho trẻ thực hiện những công việc phù hợp với lứa tuổi.
4.3. Tập cho con tính tự quyết định
Cho trẻ quyền tự quyết định là một trong những cách dạy con tự lập hiệu quả. Hãy để con tự quyết định từ những việc nhỏ nhất như lựa chọn giày dép, cặp sách, quần áo… Với phương pháp này, bố mẹ đóng vai trò là người bạn đồng hành, đưa ra lời khuyên để trẻ có sự lựa chọn phù hợp.
4.4. Dạy con biết cách kiềm chế cảm xúc
Trẻ sẽ hay nóng giận và khó có thể kiềm chế cảm xúc từ 3 tuổi. Trong giai đoạn này, bố mẹ cần giữ bình tĩnh và tuyệt đối không lớn tiếng la mắng con. Bên cạnh đó, bố mẹ có thể kể chuyện cười hay ôm trẻ vào lòng để làm cho bé vui và xoa dịu sự tức giận của trẻ..
>> Tìm hiểu thêm:
4.5. Không làm tất cả mọi việc thay con
Trong một số trường hợp, bố mẹ thường tự làm để nhanh hơn vì đang vội. Tuy nhiên, hành vi này sẽ làm cho bé ỷ lại và khó có thể tự lập về sau. Trẻ sẽ học tốt hơn qua việc thực hành và phạm lỗi, vì vậy điều quan trọng là bố mẹ cần tạo cho bé cơ hội để tự học và tự làm.
4.6. Giao trách nhiệm để dạy con tự lập
Việc dạy con tự lập không đồng nghĩa với việc bắt bé phải đưa ra quyết định lơn hay phải tự quản lý tài chính. Sự tự lập bắt cần bắt nguồn từ chính bản thân của bé. Ví dụ như khi bố mẹ lên kế hoạch cho một chuyến đi du lịch hay dã ngoại, hãy nhờ trẻ hỗ trợ. Bố mẹ chỉ cần giao cho con những công việc nhỏ như lên danh sách các món ăn, sắp xếp hành lý của mình…
4.7. Không nên trách mắng con
Khi bé làm sai, bố mẹ không nên trách mắng vì sẽ làm cho bé cảm thấy sợ hãi và không dám thể hiện suy nghĩ của bản thân. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ. Thay vì trách mắng, bố mẹ nên kiên nhẫn giảng giải cho con hiểu và nhận ra lỗi sai của mình. Từ đó, trẻ sẽ không lặp lại sai lầm đó nữa.
4.8. Khích lệ để tạo động lực cho con
Hãy khen bé khi bé làm một việc gì đó đúng đắn hay là tự bản thân hoàn thành một công việc nào đó mà không cần sự giúp đỡ của bất cứ ai. Những lời khen, sự khích lệ từ bố mẹ sẽ giúp bé có động lực hơn. Đồng thời, trẻ sẽ hình thành được tính cách và những thói quen tốt.
4.9. Dạy bé cách biết tự giải quyết vấn đề
Phụ huynh cần cho trẻ biết rằng trẻ cần phải tự mình giải quyết khi gặp vấn đề liên quan đến bạn bè, anh chị em… Tuy nhiên, bố mẹ có thể cho bé lời khuyên hoặc hướng dẫn bé qua việc gợi ý cho trẻ một số góc nhìn xoay quanh tình huống mà bé gặp phải.
4.10. Tự do trong khuôn khổ cho phép
Bố mẹ có thể ký kết với con một bản hợp đồng nếu con mong muốn có nhiều trách nhiệm hơn, ví dụ như sở hữu một trang mạng xã hội, một chiếc điện thoại… Bố mẹ có thể đưa ra một số quy tắc cho con như:
- Bố mẹ có thể truy cập vào tài khoản của con khi cần thiết
- Con không được chấp nhận bất kỳ yêu cầu kết nối nào từ người lạ
- Con không được gửi ảnh cá nhân của mình cho bất cứ ai
- Con sẽ không được quyền truy cập vào tài khoản mạng xã hội nếu như vi phạm bất kỳ điều nào kể trên
Bố mẹ và con sẽ cùng ký vào bản hợp đồng này và sau đó đọc lại một lần để con được đặt câu hỏi. Bố mẹ hãy giảng giải để trẻ hiểu rằng bé sẽ được tự do trải nghiệm khi tuân thủ tất cả những quy tắc trên.
Trường Hội nhập Quốc tế iSchool
Hệ thống Trường Hội nhập Quốc tế iSchool hiện có 14 cơ sở tại 14 tỉnh thành trên toàn quốc. iSchool là hệ thống trường đào tạo từ bậc mầm non đến trung học phổ thông. Trường sở hữu phương pháp giáo dục iTL Plus giúp học sinh phát triển toàn diện.
Bên cạnh đó, iSchool còn thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa, các cuộc thi giúp học sinh được áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế. Đồng thời, tại iSchool trẻ có thể tham gia các hoạt động liên quan đến kỹ năng sống như kỹ năng tự lập, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự bảo vệ bản thân… Thông qua những hoạt động này trẻ sẽ rèn luyện được khả năng tự lập, tính chủ động trong mọi việc.
Nếu quan tâm, quý phụ huynh có thể liên hệ với Phòng Tuyển Sinh của iSchool để được tư vấn cụ thể hơn qua 2 hình thức sau đây:
Bài viết trên đây là những chia sẻ về cách dạy con tự lập mà phụ huynh có thể tham khảo. Hy vọng với những thông tin hữu ích này, phụ huynh sẽ hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc dạy con tự lập và có cách dạy phù hợp dành cho con mình.
>> Xem thêm:
- Dạy kỹ năng sống cho trẻ 3 tuổi
- Dạy kỹ năng sống cho trẻ 4 tuổi
- Dạy kỹ năng sống cho trẻ 5 tuổi
- Top 9 trường dạy kỹ năng sống cho trẻ tốt nhất TPHCM
Tags: cách dạy con của người Nhật, cách dạy bé đánh vần, cách dạy trẻ 4 tuổi tập viết, dạy con theo phương pháp Montessori, dạy con học toán theo phương pháp Glenn Doman, dạy kỹ năng sống cho trẻ 2 tuổi