Mục lục
- Tầm quan trọng của trò chơi dân gian Việt Nam dành cho trẻ em
- Top các trò chơi dân gian cho trẻ mầm non bổ ích, sáng tạo và đầy thú vị
- 1. Ếch dưới ao
- 2. Thả đỉa ba ba
- 3. Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non: Bịt mắt bắt dê
- 4. Mèo đuổi chuột
- 5. Rồng rắn lên mây
- 6. Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non 3-4 tuổi: Chim bay cò bay
- 7. Cá sấu lên bờ
- 8. Trò chơi dân gian học tập cho trẻ mầm non: Đếm sao
- 9. Trò chơi oẳn tù tì
- 10. Trò chơi dân gian Cáo và thỏ cho trẻ mầm non
- 11. Đua thuyền – Trò chơi dân gian vận động cho trẻ mầm non 5-6 tuổi
- 12. Chi chi chành chành
- 13. Kéo cưa lừa xẻ
- 14. Trò chơi dân gian đúc cây dừa chừa cây mỏng
- 15. Ô ăn quan
- 16. Kéo co – Trò chơi dân gian vận động ngoài trời cho trẻ mầm non
- 17. Đập niêu đất
- 18 – 33. Các trò chơi dân gian cho trẻ mầm non thú vị khác
- Cần lưu ý gì khi tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mầm non
Các trò chơi dân gian cho trẻ mầm non không chỉ đơn giản, dễ chơi mà còn mang lại rất nhiều lợi ích. Đây là phương pháp giáo dục “vừa học vừa chơi” hiệu quả, được nhiều phụ huynh và trường học ứng dụng. Tổ chức các trò chơi dân gian trong hoạt động giảng dạy không chỉ giúp bé phát triển kỹ năng mà còn giữ gìn được nét đẹp truyền thống. Bài viết sau iSchool sẽ gợi ý 20 trò chơi dân gian vui nhộn, bổ ích cho bé.
>> Tìm hiểu thêm:
- Các trò chơi cho trẻ mầm non bổ ích
- Các trò chơi vận động cho trẻ mầm non
- Các trò chơi trí tuệ cho bé
Tầm quan trọng của trò chơi dân gian Việt Nam dành cho trẻ em
Trò chơi dân gian là các trò chơi mô phỏng lại những hoạt động sinh hoạt hằng ngày của người Việt Nam. Đây là những trò chơi thể hiện đậm nét văn hóa, phong tục tập quán của người Việt được gìn giữ và lưu truyền từ bao đời nay.
Dưới đây là những ý nghĩa về trò chơi dân gian cho trẻ mầm non các bậc phụ huynh và học sinh có thể tham khảo:
- Giúp trẻ mở rộng vốn từ
- Phát triển các kỹ năng sống, kỹ năng tư duy đa dạng cho trẻ như kỹ năng ghi nhớ, kỹ năng phản xạ, đoàn kết, phối hợp,…
- Tăng sự kết nối với những bạn bè cùng trang lứa
- Nâng cao thể lực và phát triển thể chất
- Hiểu rõ hơn về phong tục tập quán, truyền thống của cha ông ta
- Vui chơi lành mạnh, hạn chế thời gian sử dụng điện thoại, xem tivi hay chơi điện tử.
>> Xem thêm:
- Chuỗi trò chơi dân gian ngày Tết cho trẻ mầm non
- Học sinh Khối Tiểu học trải nghiệm trò chơi dân gian
- Trải nghiệm trò chơi dân gian tại Làng nghề Trường Sơn
Top các trò chơi dân gian cho trẻ mầm non bổ ích, sáng tạo và đầy thú vị
1. Ếch dưới ao
Ếch dưới ao là một trò chơi giúp trẻ được vận động và tăng tinh thần đồng đội cũng như tạo nên sự gắn kết giữa trẻ và những người bạn.
Cách chơi:
Hãy vẽ một vòng tròn lớn để làm cái ao và cho một trẻ tay cầm một cái que nhỏ buộc một sợi dây làm người câu ếch, những trẻ còn lại sẽ đứng vào vòng tròn để đóng vai ếch.
Khi nghe hiệu lệnh của người quản trò trẻ sẽ đồng thanh hát một bài hát vừa hát vừa chạy ra khỏi vòng tròn để nhảy lên bờ. Khi đó người câu ếch sẽ đuổi theo sợi dây chạm vào vai bạn nào thì bạn đó sẽ trở thành người câu ếch những bạn quay lại vòng tròn an toàn sẽ sẽ chiến thắng.
2. Thả đỉa ba ba
Quản trò sẽ chọn ra một bạn làm đỉa những trẻ còn lại sẽ đứng thành một vòng tròn, trẻ làm đỉa sẽ đi vòng quanh vòng tròn và đọc bài đồng giao “thả đỉa ba ba” và lần lượt chỉ vào từng bạn. Nếu chữ đỉa cuối cùng rơi vào em nào thì em đó sẽ phải làm đỉa và những bạn còn lại sẽ chạy lên bờ, người nào chậm chân bị đỉa bám dưới sông thì sẽ phải thay bạn làm đỉa.
Trò chơi này có thể giúp trẻ trở nên nhanh nhẹn và hoạt bát hơn bên cạnh đó có còn có thể nâng cao tinh thần hòa đồng của trẻ với bạn bè.
3. Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non: Bịt mắt bắt dê
“Bịt mắt bắt dê” là trò chơi dân gian cho trẻ mầm non có thể giúp bé rèn luyện thính giác cũng như tăng cường khả năng phán đoán.
Cách chơi:
Cho trẻ chơi trò “tay trắng tay đen” để loại trừ từng bạn cho đến khi còn 2 bạn cuối cùng sẽ oẳn tù tì để tìm ra người thua làm người bị bịt mắt. Những trẻ còn lại sẽ làm dê và luôn miệng nói “be be” để bạn bị bịt mắt tìm dê. Bạn “dê” nào bị bắt thì sẽ bị bịt mắt để tiếp tục bắt dê.
4. Mèo đuổi chuột
Quản trò chọn hai bạn một bạn làm mèo một bạn làm chuột, các bạn còn lại đứng thành một vòng tròn nắm tay nhau giơ cao để làm hành lang. Khi nghe hiệu lệnh của quản trò, “chuột” sẽ chạy trước và “mèo” đuổi theo sau chạy vòng qua các hành lang để bắt chuột. Khi mèo bắt được chuột ở hành lang nào thì trẻ ở hành lang đó sẽ trở thành mèo và chuột trong lượt chơi tiếp theo. Trò chơi đòi hỏi tinh thần đồng đội cũng như sự nhanh nhẹn của trẻ.
5. Rồng rắn lên mây
Quản trò chọn một trẻ làm ông chủ ngồi xuống, những bạn còn lại nắm nối đuôi nhau vừa đi vừa đọc một bài đồng giao, khi trẻ dừng lại trước mặt ông chủ hỏi ông chủ có nhà không nêu ông chủ nói có và đồng thời hỏi xin:
- Ông chủ: “Cho xin khúc đầu”
- Cả nhóm: “Nhưng xương cùng xấu”
- Ông chủ: “Cho xin khúc đuôi”
- Cả nhóm: “Tha hồ mà đuổi”
Sau câu nói này ông chủ sẽ đuổi bắt cho được khúc đuôi còn cả nhóm thì chạy và che để khúc đuôi (bạn cuối cùng) không bị bắt. Trò chơi này giúp trẻ hoàn thiện kỹ năng để tăng tinh thần đoàn kết và hợp tác.
6. Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non 3-4 tuổi: Chim bay cò bay
Đây có thể coi là một trong những trò chơi dân gian mầm non dễ chơi dễ học được áp dụng rộng rãi ở trường giúp trẻ rèn luyện một số kỹ năng giao tiếp xã hội.
Cách chơi: Cho trẻ đứng thành một vòng tròn một người quản trò đứng giữa hô “chim bay” đồng thời làm động tác như chim bay, nếu người quản trò hô tên những đồ vật không bay được như bàn, ghế mà trẻ vẫn làm động tác bay như người quản trò thì bé sẽ bị phạt.
7. Cá sấu lên bờ
Vạch hai đường vạch cách nhau khoảng 3m, cho một trẻ làm cá sấu đứng ở giữa 2 vạch này trẻ còn lại đứng sau 2 vạch này sẽ trêu cá sấu bằng câu nói “cá sấu cá sấu lên bờ” đồng thời thò chân xuống nước. Cá sấu sẽ nhân cơ hội để bắt những bạn ở trên bờ, bạn nào bị cá sấu bắt được sẽ phải thay bạn làm cá sấu. Đây là trò chơi dân gian cho trẻ trẻ mầm non sự nhanh nhẹn và rèn luyện thị giác.
8. Trò chơi dân gian học tập cho trẻ mầm non: Đếm sao
Cho trẻ ngồi thành một vòng tròn. Một trẻ ngồi ngoài vòng tròn vừa đi vừa vỗ vai từng bạn đọc “một ông sao sáng, hai ông sáng sao” đến 10 ông sao sáng sao. Từ sao cuối cùng rơi vào bạn nào thì bạn ấy sẽ phải đọc một hơi lại bài hát trên một hơi không nghỉ và yêu cầu không được nhầm lẫn giữa “sao sáng” và “sáng sao”. Nếu trẻ không đọc được hoặc đọc sai thì bị phạt. Đây được coi là một trò chơi dân gian hiệu quả cho trẻ mầm non rèn luyện kỹ năng giao tiếp nói chung cũng như đặc biệt là kỹ năng nói.
9. Trò chơi oẳn tù tì
Cho một nhóm 2 bạn chơi với nhau các bạn đứng đối diện nhau tay đung đưa theo câu hát “oẳn tù tì ra cái gì ra cái này”. Khi câu hát kết thúc người thắng cuộc sẽ được tìm ra theo quy tắc “búa đập kéo, kéo cắt bao, lá bao búa”. Đây là trò chơi dân gian cho trẻ mầm non những kỹ năng như tinh mắt, nhanh trí…
10. Trò chơi dân gian Cáo và thỏ cho trẻ mầm non
Trò chơi dân gian mầm non này giúp trẻ rèn luyện kỹ năng phản xạ và sự khéo léo.
Cách chơi: Chọn một trẻ làm cáo rình ở góc lớp. Các trẻ còn lại chia làm mỗi nhóm 3 bạn, 2 bạn làm chuồng và 1 bạn làm thỏ. Trò chơi bắt đầu thỏ đi kiếm ăn vừa đi vừa giơ hai tay lên làm tai thỏ và đồng thời đọc một bài thơ, Kết thúc bài thơ các sẽ chạy đi bắt thỏ, thỏ phải nhớ đúng chuồng của mình để chạy về bạn nào bị bắt sẽ phải làm cáo cho lượt tiếp theo.
11. Đua thuyền – Trò chơi dân gian vận động cho trẻ mầm non 5-6 tuổi
Cô giáo chia trẻ thành nhóm nhỏ bạn ngồi thành một hàng bạn ngồi sau cặp chân vào hết vòng bụng của trẻ ngồi trước, tạo lực để đẩy cả nhóm nâng cơ thể lên tiến về đích. Trò chơi giúp trẻ nâng cao tinh thần đoàn kết và sự nhanh nhẹn.
12. Chi chi chành chành
Chọn một nhóm 3 trẻ trở lên, một trẻ xòe bàn tay ra những bạn còn lại dùng ngón trỏ chỉ vào lòng bàn tay bạn xòe bàn tay vừa chỉ vừa đọc một bài thơ. Khi đọc đến chữ “ập” sẽ đồng thời nắm bàn tay lại, ai bị bạn nắm ngón tay thì thua. “Chi chi chành chành” là trò chơi dân gian cho trẻ mầm non những kỹ năng bao gồm sự nhanh nhẹn và rèn luyện thị giác…
13. Kéo cưa lừa xẻ
Hai người chơi ngồi đối diện nhau, nắm tay nhau hát:“Kéo cưa lừa xẻÔng thợ nào khỏeVề ăn cơm vua Ông thợ nào thua Về bú tí mẹ”Đây là trò chơi giải trí tạo tính kết nối cho trẻ, bé sẽ kết thân hơn với mọi người xung quanh và tìm thấy niềm vui trong quá trình chơi.
14. Trò chơi dân gian đúc cây dừa chừa cây mỏng
Đây là một trong những trò chơi dân gian mầm non giúp trẻ rèn luyện thể lực và sự hoạt bát.
Cách chơi: Người chơi ngồi thành một hàng duỗi thẳng chân đồng thời đọc một bài thơ, đến câu thơ cuối cùng đến người nào thì người đó thụt chân vào, ai thụt được hết chân vào thì thắng, người chưa thụt được 2 chân vào thì rượt đuổi những người còn lại bắt được ai thì trò chơi được bắt đầu lại.
15. Ô ăn quan
Trò chơi bao gồm 10 ô dân mỗi ô dân có 5 viên đá nhỏ và 2 ô quan mỗi ô 1 viên đá to hơn. Người chơi oẳn tù tì ai thắng được chơi trước bằng cách chọn 1 ô dân bất kỳ rải lần lượt từng viên đá vào các ô theo hướng tùy chọn. Nếu liền sau đó là một ô trống thì người chơi được ăn tất cả đá ở ô bên cạnh ô trống đó. Trò chơi thường giúp trẻ rèn luyện khả năng ghi nhớ cũng như khả năng quan sát.
16. Kéo co – Trò chơi dân gian vận động ngoài trời cho trẻ mầm non
Chia người chơi thành 2 đội, nắm một sợi dây. Đội nào kéo được đội bạn vượt qua vạch kẻ ban đầu thì đội đó thắng. Đây được xem là một trò chơi dân gian cho trẻ mầm non rất phổ biến vì được áp dụng rộng rãi và rất dễ chơi.
17. Đập niêu đất
Những chiếc niêu đất sẽ được treo lủng lẳng bằng những sợi dây, người chơi sẽ cầm gậy và bịt mắt, nghe theo sự hướng dẫn của đồng đội để tiến về phía trước để đập vỡ chiếc niêu đất được treo trên sợi dây. Trò chơi này có thể giúp trẻ rèn luyện thính giác cũng như sự tập trung. Đây là một trò chơi truyền thống thường được tổ chức vào ngày Tết.
18 – 33. Các trò chơi dân gian cho trẻ mầm non thú vị khác
Bên cạnh những trò chơi dân gian cho trẻ mầm non bổ ích kể trên, còn rất nhiều trò chơi dân gian khác giúp trẻ rèn luyện kỹ năng, tinh thần và thể chất. Bố mẹ và các thầy cô giáo có thể lựa chọn trò chơi dân gian phù hợp tùy theo sự phát triển của trẻ. Dưới đây là một số trò chơi dân gian cho trẻ trong nhà và ngoài trời thú vị mà quý phụ huynh và giáo viên có thể tham khảo để tổ chức cho các bé tham gia:
18. Dung dăng dung dẻ
19. Nhảy dây
20. Nu na nu nống
21. Đi tàu hỏa
22. Nhảy lò cò
23. Trò chơi trốn tìm
24. Cướp cờ
25. Đánh quay
26. Này bạn vui
27. Nhảy bao bố
28. Trò chơi chùm nụm
29. Thả chó
30. Lộn cầu vồng
31. Nhện giăng tơ
32. Ngón tay nhúc nhích
33. De-ùm
Cần lưu ý gì khi tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mầm non
Trò chơi dân gian mang lại rất nhiều lợi ích cho trẻ ở các độ tuổi khác nhau, thậm chí là người lớn. Tuy nhiên, giáo viên và phụ huynh cũng cần lưu ý những điểm dưới đây khi tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mầm non:
- Phụ huynh hay giáo viên nên lựa chọn sân chơi rộng rãi, không có các vật cản gây nguy hiểm cho trẻ khi tổ chức các trò chơi dân gian vận động chạy nhảy hoặc những trò chơi tập thể.
- Giáo viên cần tìm hiểu kỹ về luật chơi và phương thức chơi để hướng dẫn cho trẻ.
- Động viên, hỗ trợ để tất cả các bé đều tham gia.
- Lựa chọn các trò chơi dân gian phù hợp với trẻ ở từng độ tuổi.
- Sử dụng các phần thưởng nhỏ để khuyến khích tinh thần của bé.
Trên đây là những trò chơi dân gian cho trẻ mầm non mà iSchool có thể gợi ý cho quý phụ huynh để áp dụng trong việc giáo dục bé. Để đảm bảo trẻ được học tập và giáo dục trong một môi trường giáo dục toàn diện và hiện đại phụ huynh có thể tham khảo phương pháp giáo dục ITL Plus của iSchool bằng cách liên hệ với đội ngũ tư vấn thông qua:
- Điện thoại: 0789.166.588
- Email: info@ischool.edu.vn
>> Tham khảo thêm:
- 12 kỹ năng sống cho trẻ mầm non
- Đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học
- Phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non
Tags: thí nghiệm stem cho trẻ mầm non, thí nghiệm cho trẻ mầm non, kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non, giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non, đồ chơi phát triển trí tuệ cho bé, đồ chơi cho bé 5 tuổi, đồ chơi phát triển trí tuệ cho bé 2 tuổi
Khám phá thêm về iSchool: