Mục lục
- 1. Những điều cần biết về bảng chữ cái tiếng Việt cho bé
- 2. Cách dạy bé học chữ cái tiếng Việt nhanh thuộc
- 2.1. Tạo cho bé thói quen học tập từ nhỏ
- 2.2. Dạy phát âm trước khi dạy bé học chữ cái
- 2.3. Dạy bé học chữ cái tiếng Việt qua bài hát thiếu nhi
- 2.4. Dạy bé học chữ cái chữ cái tiếng Việt qua hình ảnh
- 2.5. Dạy trẻ học chữ cái qua cách “vừa đọc, vừa viết”
- 2.6. Sử dụng ứng dụng dạy bé học chữ cái
- 2.7. Hướng dẫn trẻ học chữ cái thường trước, chữ hoa sau
- 2.8. Dành thời gian đọc sách, kể chuyện cho bé
- 2.9. Không nên ép bé luôn phải phát âm chuẩn
- LIÊN HỆ VỚI iSCHOOL
Dạy bé học chữ cái là nền tảng quan trọng trong việc phát triển các kỹ năng đọc, viết và giao tiếp cho trẻ. Việc dạy cho bé học chữ cái tiếng Việt không hề khó. Tuy nhiên để giúp trẻ học nhanh và nhớ lâu nhất, đồng thời kích thích trí tưởng tượng, sự yêu thích của trẻ, bố mẹ cần tìm phương pháp phù hợp với tính cách và sở thích của con. Bố mẹ có thể tham khảo các cách dạy bé học chữ cái tiếng Việt mà iSchool chia sẻ trong bài viết dưới đây để lựa chọn phương pháp dạy phù hợp nhất cho bé.
1. Những điều cần biết về bảng chữ cái tiếng Việt cho bé
Bảng chữ cái tiếng Việt hiện nay đã được đơn giản hóa các ký tự và phát âm, nhờ vậy việc cho các bé học chữ và tập đọc đã dễ dàng hơn. Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bảng chữ cái tiếng Việt bao gồm 29 chữ cái. Số lượng này mang tính tương đối, không quá nhiều cũng không quá ít, nên sẽ không gây ra khó khăn trong việc ghi nhớ của trẻ nhỏ. Bảng chữ cái tiếng Việt được phân thành 2 loại: viết hoa và viết thường. Cụ thể như bảng dưới đây:
12 nguyên âm đơn | a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, y |
17 phụ âm đơn | b, c, d, đ, g, h, k, l, m, n, p, q, r, s, t, v, x |
7 nguyên âm đôi | ia, yê, iê, ua, uô, ươ, ưa |
10 phụ âm ghép | ph, th, tr, ch, gi, nh, ng, kh, gh, ngh |
2. Cách dạy bé học chữ cái tiếng Việt nhanh thuộc
Các bậc phụ huynh thường lo lắng không biết nên dạy trẻ như thế nào để các bé có hứng thú học. Dưới đây là một số phương pháp dạy bé học chữ cái mà ba mẹ có thể áp dụng tại nhà để giúp bé tiếp thu nhanh và hiệu quả.
2.1. Tạo cho bé thói quen học tập từ nhỏ
Dựa trên thống kê về sự phát triển ngôn ngữ của trẻ, hầu hết các bé từ 2 – 3 tuổi đều có thể nhận ra mặt chữ và khoảng 4 – 5 tuổi các bé có thể phân biệt chính xác các chữ.
Do đó, phụ huynh cần dạy bé học chữ cái theo nhiều phương pháp khác nhau phù hợp với từng độ tuổi. Bố mẹ nên bắt đầu tập cho bé những thói quen cơ bản như kiên trì đọc sách, tập trung làm bài tập, luyện đọc, phát âm chữ cái… để giúp việc học tập của bé được cải thiện hơn.
>> Xem thêm:
- Cách dạy bé 4 tuổi học chữ cái
- Cách dạy chữ cái cho trẻ 5 tuổi
- 8 cách dạy bé ghép chữ cái tiếng Việt trước khi vào lớp 1
- Cách đơn giản để dạy bé viết chữ cái đẹp chuẩn
2.2. Dạy phát âm trước khi dạy bé học chữ cái
Để trẻ học được bảng chữ cái nhanh nhất việc đầu tiên cần làm là dạy bé cách phát âm vì phát âm giúp cho não bộ nhận thức và ghi nhớ được mặt chữ tốt hơn.
Dạy phát âm cho trẻ khá đơn giản với các phụ huynh do hầu hết các bé đều đã biết nói trước khi được học bảng chữ cái. Do đó, trong quá trình dạy bé bố mẹ chỉ cần gọi tên của chữ cái là trẻ có thể đọc theo được.
2.3. Dạy bé học chữ cái tiếng Việt qua bài hát thiếu nhi
Hướng dẫn bé học chữ cái qua các bài hát thiếu nhi cũng là một cách đang được áp dụng phổ biến hiện nay. Ưu điểm của phương pháp này là nhắc đi nhắc lại nhiều lần vì thế sẽ giúp trẻ nhớ lâu nhưng không làm cho bé cảm thấy quá khô khan hay nhàm chán.
2.4. Dạy bé học chữ cái chữ cái tiếng Việt qua hình ảnh
Bố mẹ có thể tìm những cuốn sách có bảng chữ cái gắn với những hình ảnh sinh động, nhiều màu sắc để dạy cho trẻ. Phương pháp này có thể khơi gợi được sự tò mò của bé giúp bé cảm thấy hứng thú hơn với việc học.
Cách dạy này có thể giúp trẻ nhớ nhanh và lâu hơn nhờ sự liên tưởng giữa hình ảnh. Đồng thời, phương pháp dạy chữ bằng hình ảnh sẽ giúp kích thích được thị giác và tăng khả năng ghi nhớ của trẻ. Tuy nhiên, phụ huynh cần dành thời gian để lựa chọn những hình ảnh phù hợp với độ tuổi và chữ cái để con dễ nhớ.
Bên cạnh đó, bố mẹ nên để bé tự phát huy khả năng sáng tạo, tự trang trí và vẽ cho chữ cái mà trẻ vừa học, tạo nên hứng thú học tập cho bé.
2.5. Dạy trẻ học chữ cái qua cách “vừa đọc, vừa viết”
Phụ huynh có thể dạy bé học chữ cái qua cách” vừa đọc, vừa viết” vì ưu điểm của phương pháp này là kích thích nhanh trí não giúp trẻ nhớ lâu hơn. Bố mẹ nên dạy bé đọc và viết chữ song song với nhau để giúp bé học nhanh thuộc hơn.
Tuy nhiên với phương pháp này sẽ đòi hỏi ở bố mẹ sự kiên nhẫn và dành nhiều thời gian hơn để dạy bé học bảng chữ cái. Để bé yêu thích việc học chữ hơn phụ huynh hãy biến thời gian học tập căng thẳng thành những khoảnh khắc vui vẻ giúp bé thư giãn và có cảm giác thoải mái.
2.6. Sử dụng ứng dụng dạy bé học chữ cái
Sử dụng các ứng dụng điện tử để dạy bé học chữ cái sẽ mang lại hiệu quả cao và giúp trẻ thích học hơn. Bên cạnh những ứng dụng trên điện thoại, phụ huynh có thể cùng bé xem các chương trình trực tuyến dạy về bảng chữ cái Tiếng Việt.
Phương pháp này không những giúp bé học về hình dáng chữ mà bé còn học được cách phát âm chuẩn. Hơn nữa, trong video thường sẽ đi kèm những bản nhạc vui nhộn, giúp bé thêm hào hứng với việc học chữ cái. Bố mẹ có thể tham khảo một số ứng dụng dạy bé học chữ cái, ví dụ như: Piano Kids, bé học chữ cái Vkids…
2.7. Hướng dẫn trẻ học chữ cái thường trước, chữ hoa sau
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia về lĩnh vực giáo dục trẻ em, khi dạy bé học bảng chữ cái tiếng Việt nên học in thường trước khi học in hoa vì chữ viết thường xuất hiện khá nhiều trên sách báo. Phương pháp này sẽ giúp bé nhớ lâu, phản ứng nhanh và nâng cao kỹ năng tập đọc tốt hơn.
Đây là một phương pháp khá phổ biến được các giáo viên áp dụng tại các trường mầm non và tiểu học. Sau khi trẻ đã viết thạo chữ thường, phụ huynh hãy bắt đầu giải thích cho trẻ về những chữ viết hoa để các bé có thể hiểu và sử dụng nó một cách tốt nhất.
2.8. Dành thời gian đọc sách, kể chuyện cho bé
Đọc sách cho con nghe không những giúp các con luyện nghe, luyện đọc, phản xạ mà còn rèn được thói quen đọc sách ngay từ khi còn bé. Thông qua những câu chuyện trong sách, trẻ được biết đến nhiều hơn về thế giới xung quanh, về cách cư xử cũng như cách nói chuyện, giao tiếp với mọi người hàng ngày.
Bên cạnh đó, việc đọc sách, kể chuyện cho trẻ nghe hàng ngày cũng giúp tạo sự liên kết, gia tăng tình cảm giữa bố mẹ và con cái. Ngoài ra, bố mẹ nên lựa chọn những quyển sách và câu chuyện phù hợp với lứa tuổi để bé có thể tiếp cận dễ dàng hơn.
2.9. Không nên ép bé luôn phải phát âm chuẩn
Khi dạy trẻ học chữ cái, các bậc phụ huynh luôn mong muốn trẻ phát âm chuẩn và phải nhớ lâu. Tuy nhiên, bố mẹ không nên đặt quá nhiều kỳ vọng khi con chỉ mới bắt đầu tập đọc vì sẽ làm cho bé cảm thấy áp lực.
Thay vào đó, phụ huynh nên dạy bé học bảng chữ cái tiếng Việt đơn giản chỉ cần để bé đọc một cách tự nhiên theo sự hiểu biết của trẻ, và sẽ điều chỉnh từ từ. Với phương pháp này ba mẹ sẽ giúp bé có hứng thú trong quá trình học chữ, tự tin luyện đọc, luyện viết, và khi bé phát âm sai, phụ huynh có thể dễ dàng chỉnh sửa giúp tăng khả năng phát âm của trẻ.
Bài viết trên đây là những chia sẻ về các cách dạy bé học chữ cái có hiệu quả đang được nhiều phụ huynh áp dụng. Qua đó có thể thấy, việc dạy bé học chữ là rất quan trọng đòi hỏi bố mẹ cần kiên nhẫn trong quá trình dạy và học của con. Các bậc phụ huynh có thể tham khảo thêm về các các chương trình và phương pháp giáo dục cho bé tại iSchool để cập nhật những phương pháp mới hay, hiệu quả giúp giáo dục toàn diện cho bé.
Nếu quan tâm quý phụ huynh có thể liên hệ với đội ngũ tư vấn tuyển sinh của iSchool thông qua form tư vấn dưới đây:
>> Tham khảo thêm: