Mục lục
- Lợi ích của việc phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non
- Một số phương pháp dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non
- 1. Dành thời gian để trò chuyện với trẻ
- 2. Tạo môi trường giao tiếp lành mạnh cho trẻ
- 3. Kích thích con trình bày quan điểm của bản thân
- 4. Tôn trọng ý kiến của trẻ
- 5. Kể chuyện, đọc sách cho con nghe thường xuyên
- 6. Dạy trẻ giao tiếp qua các trò chơi
- 7. Dùng ngôn ngữ cơ thể để phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non
- 8. Cho bé tham gia các hoạt động vui chơi ngoài trời
Giao tiếp là phương tiện giúp trẻ kết nối với thế giới xung quanh, là kỹ năng quan trọng để trẻ truyền đạt thông tin tốt hơn. Đây chính là lý do kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non được iSchool chú trọng đào tạo hiện nay. Bố mẹ cũng có thể rèn luyện cho trẻ ngay tại nhà với 8 phương pháp dạy con giao tiếp hiệu quả dưới đây!
>> Tham khảo thêm: Rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ tiểu học
Lợi ích của việc phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non
Kỹ năng giao tiếp là khả năng truyền đạt các thông tin, trao đổi và lắng nghe từ đó đưa ra phản hồi và ứng xử phù hợp. Kỹ năng giao tiếp không đơn thuần là nghe và nói mà còn được xem là nghệ thuật giao tiếp khi lời nói, thái độ, hành động kết hợp với nhau. Đây là kỹ năng cần được giáo dục sớm cho trẻ, bởi:
- Trẻ sẽ biết cách lắng nghe, đồng cảm với người khác và bày tỏ ý kiến, mong muốn của mình.
- Trẻ dễ dàng kết bạn và được nhiều người yêu mến khi giao tiếp tốt.
- Trẻ phát huy được các kỹ năng khác như: kỹ năng thuyết trình trước đám đông, kỹ năng phản biện, kỹ năng làm việc nhóm,…
- Trẻ năng động và tự tin trong giao tiếp hơn.
Một số phương pháp dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non
Trong bất kỳ hoạt động nào, chúng ta đều cần giao tiếp để tạo dựng các mối quan hệ và cùng nhau phát triển. Nhờ có giao tiếp, con người có phương tiện để gắn kết với nhau nhiều hơn. Vì vậy, việc áp dụng phương pháp giáo dục phù hợp để rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non là điều rất cần thiết.
1. Dành thời gian để trò chuyện với trẻ
Trò chuyện cùng con là cách đơn giản nhưng vô cùng hữu hiệu, giúp trẻ hoạt ngôn và tư duy nhanh nhạy hơn. Trẻ con thường tò mò về thế giới xung quanh với rất nhiều câu hỏi tại sao. Nếu được bố mẹ giải đáp kịp thời, trẻ không những được mở mang kiến thức mà vốn từ vựng, cách diễn đạt của con cũng được tăng lên.
Bên cạnh đó, bố mẹ có thể đặt các câu hỏi liên quan đến bạn bè, trường lớp,… để trẻ có thể chia sẻ câu chuyện của mình. Điều này vừa giúp gắn kết gia đình, vừa giúp trẻ tự tin trong giao tiếp.
2. Tạo môi trường giao tiếp lành mạnh cho trẻ
Tạo môi trường giao tiếp lành mạnh là phương pháp dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non mà bố mẹ không nên bỏ qua. Môi trường thực hành giao tiếp phù hợp sẽ giúp bé phát huy khả năng sử dụng ngôn ngữ của mình. Ví dụ, trẻ được gặp nhiều bạn bè ở trường, con sẽ vui chơi, trò chuyện và học hỏi được nhiều điều mới lạ.
Bên cạnh đó, bố mẹ cũng cần quan sát và định hướng cho trẻ. Nếu con lười giao tiếp, nhút nhát, bố mẹ nên động viên con, khuyến khích con nói ra suy nghĩ của mình. Nếu con học những điều không tốt, bố mẹ cũng nên khuyên răn, giải thích cho con hiểu để không tái phạm.
3. Kích thích con trình bày quan điểm của bản thân
Không phải đứa trẻ nào cũng chủ động kể, trình bày suy nghĩ, quan điểm của mình. Vậy nên, bố mẹ hãy gợi mở cho con bằng cách đặt câu hỏi mở để kích thích trẻ tư duy và bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ của mình.
Bố mẹ hãy tìm những chủ đề gần gũi, chủ đề trẻ yêu thích để giúp con trao đổi được nhiều hơn. Ví dụ: Con thích học môn gì nhất? Món ăn sáng nay con thấy thế nào?… Khi được quan tâm, trẻ sẽ cởi mở và sẵn sàng chia sẻ hơn.
4. Tôn trọng ý kiến của trẻ
Để rèn luyện kỹ năng giao tiếp với trẻ mầm non, phụ huynh cần biết cách lắng nghe và tôn trọng ý kiến của trẻ. Bất cứ đứa trẻ nào cũng sẽ ngại giao tiếp nếu lời nói của con không được lắng nghe, tôn trọng, thậm chí bị cười chê.
Vì thế, bố mẹ và giáo viên cần quan tâm đến lời nói của trẻ. Dù con còn nhỏ nhưng con đã có đủ nhận thức về sở thích và nhu cầu của bản thân. Hãy cho con được quyền tự quyết trong những tình huống nhất định để con cảm thấy ý kiến của mình được tôn trọng. Khi con muốn trò chuyện, hãy dành thời gian tâm sự với con. Nếu bố mẹ quá bận rộn, hãy giải thích một cách cẩn thận để con hiểu rõ tầm quan trọng của lời nói, đồng thời ý thức được cách ứng xử văn minh.
5. Kể chuyện, đọc sách cho con nghe thường xuyên
Các nhà văn, nhà thơ, người dẫn chương trình đều là những người từng nghe và đọc nhiều. Những từ ngữ, cách dẫn dắt trong các câu chuyện là mảnh đất màu mỡ giúp trí tưởng tượng của trẻ thêm phong phú. Bố mẹ có thể khuyến khích trẻ kể lại câu chuyện, đọc lại bài thơ để luyện khả năng sử dụng vốn từ của con. Hơn thế, bố mẹ có thể cùng con hóa thân thành các nhân vật trong câu chuyện để trẻ bộc lộ năng khiếu của mình. Trẻ sẽ thấy thích thú, hứng khởi và chủ động ghi nhớ những nội dung hay. Đây là một trong những phương pháp dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non vô cùng hiệu quả, giúp trẻ có nền tảng nghe – nói, đọc – viết tốt hơn.
6. Dạy trẻ giao tiếp qua các trò chơi
Vui chơi là niềm yêu thích bất tận của trẻ nhỏ. Do đó, việc giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non thông qua các trò chơi là rất phù hợp. Trẻ sẽ hào hứng khi tham gia đóng kịch, giải đố, thi kể chuyện,… Từ đó, trẻ không mang nặng tâm lý ép buộc mà được thỏa sức vừa học vừa chơi.
7. Dùng ngôn ngữ cơ thể để phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non
Giao tiếp không chỉ bao gồm lời nói (giao tiếp ngôn ngữ) mà còn bao gồm cử chỉ, thái độ, hành động của các bộ phận trên cơ thể (giao tiếp phi ngôn ngữ hay ngôn ngữ cơ thể). Bên cạnh việc dạy trẻ kỹ năng dùng ngôn từ, bố mẹ cũng nên giáo dục con cách diễn đạt bằng tay chân, bằng biểu cảm trên khuôn mặt. Kết hợp ngôn ngữ nói và ngôn ngữ cơ thể sẽ giúp con giao tiếp hấp dẫn và chuyên nghiệp hơn, tạo được ấn tượng tốt với người đối diện.
8. Cho bé tham gia các hoạt động vui chơi ngoài trời
Các hoạt động vui chơi ngoài trời như đi dã ngoại, tham quan bảo tàng, trồng cây,… sẽ giúp con thỏa mãn nhu cầu khám phá thế giới xung quanh. Trẻ có thời gian tham gia các hoạt động ngoại khóa sẽ được làm quen, nói chuyện, học hỏi nhiều điều từ bạn bè, người lớn, từ đó trẻ tự tin, mạnh dạn hơn. Thực tế cho thấy, những đứa trẻ được tiếp xúc nhiều với thế giới bên ngoài sẽ có khả năng ăn nói tốt hơn.
Trên đây, bài viết của iSchool đã hướng dẫn cho quý phụ huynh 8 phương pháp dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non hiệu quả nhất. Hy vọng, nội dung trên sẽ giúp trẻ giao tiếp tốt và làm chủ các cuộc trò chuyện, thảo luận, đàm phán,… Nếu quan tâm đến các chương trình giáo dục mầm non, các hoạt động về kỹ năng sống cho trẻ và những phương pháp giảng dạy đang được áp dụng tại iSchool, các bậc phụ huynh có thể liên hệ với đội ngũ tư vấn thông qua 2 hình thức dưới đây để được hỗ trợ:
- Điện thoại: 0789 166 588
- Email: info@ischool.edu.vn
>> Quý phụ huynh có thể tìm hiểu thêm:
- Kỹ năng xã hội là gì? Giáo dục phát triển kỹ năng cho trẻ
- Dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân an toàn
- Cách dạy trẻ kỹ năng chào hỏi lễ phép trong giáo dục lối sống
Tags: kỹ năng sống cho trẻ mầm non, dạy kỹ năng sống cho trẻ 2 tuổi, dạy kỹ năng sống cho trẻ 3 tuổi, dạy kỹ năng sống cho trẻ 4 tuổi, dạy kỹ năng sống cho trẻ 5 tuổi, sách vải kỹ năng sống cho trẻ mầm non