Mục lục
Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng cực kỳ quan trọng đối với trẻ. Giao tiếp không chỉ là cầu nối giúp trẻ xây dựng mối quan hệ tốt với những người xung quanh, mà còn ảnh hưởng đến sự thành công trong tương lai. Vì vậy, việc cải thiện kỹ năng giao tiếp cho trẻ từ sớm là rất cần thiết. Quý phụ huynh có thể tham khảo bài viết dưới đây để hiểu kỹ năng giao tiếp là gì và các cách phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ hiệu quả.
Kỹ năng giao tiếp là gì?
Kỹ năng giao tiếp, còn được biết đến với tên gọi Communication skills, là một tập hợp gồm các quy tắc và kỹ năng như ứng xử, thuyết phục, kỹ năng thuyết trình, lắng nghe, kỹ năng đàm phán, đặt câu hỏi, làm việc nhóm, xử lý tình huống,… Việc kết hợp thuần thục những kỹ năng này chắc chắn bạn sẽ có được những mối quan hệ xã hội tốt trong học tập và làm việc. Ngoài ra, các kỹ năng này sẽ giúp bạn trở thành nhà lãnh đạo giỏi trong tương lai, có năng lực dẫn dắt đoàn thể hoàn thành tốt mục tiêu đề ra.
>> Tham khảo thêm: Rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ tiểu học
Vai trò của kỹ năng giao tiếp trong học tập và công việc
Có thể các bậc phụ huynh đều chưa nhận ra tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp cho trẻ. Hàng ngày, trẻ cần tiếp xúc và giao tiếp với rất nhiều người. Nếu không chú ý và tôn trọng đối phương, không lắng nghe họ hoặc thấu hiểu cảm xúc của họ, trẻ sẽ vô tình tạo cho mình thói quen xấu và ảnh hưởng đến mối quan hệ xung quanh.
Khi sử dụng kỹ năng giao tiếp tốt, trẻ sẽ chủ động được cuộc trò chuyện và giúp đối phương cảm thấy được quan tâm và tôn trọng. Điều này đồng nghĩa với việc bé có thể tạo ra nhiều mối quan hệ mới, danh tiếng được nâng cao và mang lại kết quả tốt hơn trong công việc sau này. Vì vậy có thể thấy rằng, kỹ năng giao tiếp thật sự quan trọng và cần phải được rèn luyện cho bé mỗi ngày để hình thành thói quen.
5 kỹ năng giao tiếp cơ bản nhất
Kỹ năng quan sát, lắng nghe
Kỹ năng quan sát và lắng nghe là hai kỹ năng cơ bản trong giao tiếp. Trong đó, kỹ năng quan sát bao gồm khả năng chú ý tới những chi tiết giúp ta biết được những điều mới mẻ và có cái nhìn tổng thể, phong phú hơn. Kỹ năng lắng nghe lại là khả năng tập trung và hiểu rõ suy nghĩ của người đối diện. Lắng nghe giúp có thêm thông tin mới, đánh giá tốt hơn và có khả năng giải quyết vấn đề chuẩn xác hơn. Cả hai kỹ năng này đều giúp các bé tăng thêm sự nhạy bén trong quá trình tương tác với mọi người và thành công trong tương lai.
Kỹ năng nói lời chào hỏi, tạm biệt
Kỹ năng nói lời chào hỏi và tạm biệt luôn là kỹ năng cần thiết để thiết lập quan hệ và giao tiếp tốt với mọi người xung quanh. Khi gặp ai đó nói những lời chào hỏi đơn giản hoặc những cụm từ tạm biệt ngắn gọn cũng đủ để gây thiện cảm đối với mọi người xung quanh. Mặc dù đây không phải là yếu tố chính để đánh giá con người nhưng có thể giúp bạn gây ấn tượng hoàn hảo với mọi người. Vì vậy , ngay từ khi còn nhỏ, ba mẹ hãy dạy trẻ kỹ năng chào hỏi lễ phép để bé rèn luyện được kỹ năng giao tiếp một cách cởi mở hơn.
Kỹ năng thuyết phục
Việc đối đầu và xảy ra mâu thuẫn, xung đột là không thể tránh khỏi trong cuộc sống hàng ngày, kể cả với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, để giải quyết các vấn đề này một cách dễ dàng, hiệu quả và không gây ảnh hưởng xấu đến quan hệ, kỹ năng thuyết phục là rất quan trọng. Nếu sử dụng kỹ năng này một cách tinh tế và thành thạo, mâu thuẫn và xung đột sẽ được giải quyết một cách êm dịu, giúp cả hai bên thân thiện hơn và tăng tình cảm cho cả hai bên.
Kỹ năng làm việc nhóm
Luôn có một sự liên kết chặt chẽ giữa kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm. Đối với các thành viên trong một nhóm, việc áp dụng thành thạo cả hai kỹ năng này là điều rất quan trọng, giúp nâng cao hiệu suất làm việc, kết nối tốt hơn và giảm thiểu khả năng hiểu nhầm hoặc xảy ra mâu thuẫn, xung đột.
Kỹ năng đặt câu hỏi tình huống cơ bản trong giao tiếp
Đặt câu hỏi là một trong những kỹ năng cần thiết cho trẻ khi giao tiếp. Thông qua các câu hỏi được đưa ra, bạn có thể thu thập được nhiều thông tin mà mình cần. Mặc dù thường được thể hiện bằng lời nói, nhưng đôi khi việc hành động phi ngôn ngữ như nhướng mày, biểu cảm nét mặt cũng có thể truyền tải được ý nghĩa.
7 cách thông minh để cải thiện kỹ năng giao tiếp hiệu quả
Dùng ngôn ngữ hình thể trong giao tiếp
Ngôn ngữ cơ thể có thể ảnh hưởng đến người đối diện, bao gồm tư thế đứng hoặc ngồi, ánh mắt, biểu cảm, và cả cách di chuyển. Vì vậy, để tạo được ấn tượng tốt với người khác, bạn cần dạy bé cách điều chỉnh ngôn ngữ cơ thể sao cho phù hợp, ví dụ như: đứng thẳng hướng về phía người đối diện, giữ ánh mắt liên tục khi nói chuyện, mỉm cười, gật đầu để thể hiện sự đồng tình,…
Nói với giọng tự tin, rõ ràng và dễ hiểu
Việc nói thì thầm, nói nhỏ là dấu hiệu của sự thiếu tự tin. Hãy luyện tập cho con cách phát âm to, nhanh và rõ ràng hơn. Nhắc nhở bé giữ đầu cao, nói một cách dứt khoát, khẳng định để thể hiện sự tự tin của bản thân và giúp mọi người xung quanh dễ hiểu hơn.
Quan sát, lắng nghe trong quá trình giao tiếp
Quan sát và lắng nghe là những yếu tố quan trọng trong quá trình giao tiếp. Bằng cách quan sát, bạn có thể nhận biết được ngôn ngữ cơ thể của người đối diện, từ đó hiểu được những thông điệp tiềm ẩn mà họ muốn truyền tải. Tương tự, việc lắng nghe là một kỹ năng quan trọng để đưa ra phản hồi thích hợp và xây dựng mối quan hệ tốt với người khác.
Hạn chế dùng điện thoại
Khi nhìn vào màn hình điện thoại, bạn có thể sẽ không thể quan sát được ngôn ngữ cơ thể của người khác hoặc không tập trung được vào tình huống giao tiếp đang diễn ra. Hơn nữa, việc sử dụng điện thoại còn tạo ra sự cách biệt giữa bạn và người đối diện, cản trở quá trình xây dựng mối quan hệ tốt với họ. Do đó, để hoàn thiện kỹ năng giao tiếp hiệu quả, bạn cần nhắc nhở bé không nên sử dụng điện thoại hoặc các thiết bị điện tử khác trong mọi tình huống.
Tôn trọng và tiếp thu ý kiến của người khác
Để có một cuộc trò chuyện gần gũi và hiệu quả, cần sự tôn trọng lẫn nhau từ cả người nghe và người nói. Do đó, hãy để đối phương có thể tự do trình bày ý kiến, quan điểm của mình một cách tự nhiên nhằm tạo không khí thoải mái. Lúc này, sự tôn trọng sẽ được đáp lại bằng sự chân thành và thân thiện.
Ghi nhớ tên của người đang giao tiếp
Hãy ghi nhớ tên của người mà bạn đang giao tiếp và sử dụng chúng một cách khéo léo để tạo sự thân mật. Thay vì sử dụng những cụm từ chung chung như “Rất vui được gặp bạn”, hãy dạy bé sử dụng tên cụ thể của họ. Hành động này sẽ tạo sự ấm áp, thân thiện và gây thiện cảm hơn với người mà bé đang giao tiếp.
Kiểm soát hành động và cảm xúc của bản thân
Giao tiếp là một hoạt động tương tác giữa hai hoặc nhiều người, vì vậy các bé cần phải hiểu, đồng cảm với cảm xúc của đối phương và điều chỉnh cảm xúc của mình để phù hợp với tình huống. Chỉ khi đó, mục đích giao tiếp của mới được đạt được.
Phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ là việc cực kỳ quan trọng. Kỹ năng này sẽ giúp trẻ tự tin, thể hiện ý kiến của mình và tạo quan hệ tốt với những người xung quanh. Vì vậy, các bậc phụ huynh có thể giúp đỡ con em mình rèn luyện kỹ năng giao tiếp thông qua các hoạt động trong gia đình cũng như trên lớp học để bé trở thành những người tự tin, độc lập và có khả năng giao tiếp tốt trong tương lai.
>> Các bài viết cùng chủ đề:
Tags: dạy kỹ năng sống cho trẻ 2 tuổi, dạy kỹ năng sống cho trẻ 3 tuổi, dạy kỹ năng sống cho trẻ 4 tuổi, dạy kỹ năng sống cho trẻ 5 tuổi, kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng xã hội, đào tạo kỹ năng sống cho trẻ