Để trở thành một người giao tiếp tốt cần rất nhiều kỹ năng. Trong đó, kỹ năng đặt câu hỏi là một trong những cách để thu thập thông tin và mở rộng nội dung cuộc trò chuyện. Vì thế, iSchool luôn tích cực xây dựng nội dung bài học khoa học, giúp học sinh phát triển tư duy phản biện, tư duy logic,.. bằng cách đặt câu hỏi liên quan đến nội dung bài học. Để nâng cao “skill” này cho trẻ, quý phụ huynh có thể tham khảo bài viết dưới đây.

Kỹ năng đặt câu hỏi là gì?

Kỹ năng đặt câu hỏi là cách trẻ chủ động quan sát và đặt câu hỏi để hướng đến một mục đích rõ ràng. Kỹ năng đặt câu hỏi tốt sẽ cho trẻ những thông tin cụ thể thay vì chỉ đơn thuần đặt những câu hỏi ngẫu hứng.

>> Tham khảo thêm:

Kỹ năng đặt câu hỏi là gì

Kỹ năng đặt câu hỏi là cách trẻ chủ động quan sát và đặt câu hỏi có mục đích

Mục đích của kỹ năng đặt câu hỏi

Việc sở hữu kỹ năng đặt câu hỏi tốt giúp trẻ bày tỏ sự quan tâm đến một chủ đề cụ thể, từ đó thu nhận được những thông tin trẻ mong đợi. Nếu trẻ đặt ra những câu hỏi lan man, thiếu chủ đích thì sẽ khó có câu trả lời đúng đắn. Những cuộc trò chuyện có quá trình hỏi – đáp rõ ràng sẽ giúp cuộc hội thoại thêm ý nghĩa và thú vị.

Các kiểu câu hỏi trong giao tiếp

Dưới đây là các kiểu câu hỏi trong giao tiếp giúp trẻ đặt câu hỏi chính xác hơn.

Câu hỏi mở

Câu hỏi mở là dạng câu hỏi cho phép người trả lời tự do trong cách trình bày vấn đề. Ví dụ: “Tại sao bạn muốn học ở trường Hội nhập Quốc tế iSchool?”. Người đưa ra câu hỏi sẽ nhận được lời giải đáp cụ thể từ người được hỏi.

Câu hỏi đóng

Câu hỏi đóng là loại câu hỏi có câu trả lời “có” hoặc “không”. Câu hỏi đóng sẽ được kết thúc bằng từ “không” và người trả lời sẽ đưa ra phản hồi ngắn gọn nhất. Ví dụ: “Bạn có phải là học sinh của Trường Hội nhập Quốc tế iSchool không?”.

Các kiểu câu hỏi trong giao tiếp

Sử dụng câu hỏi đóng giúp xác nhận vấn đề một cách trực tiếp

Câu hỏi thăm dò

Câu hỏi thăm dò là một kiểu câu hỏi phổ biến để hiểu chi tiết về một vấn đề nào đó. Nó đơn giản là việc yêu cầu đối phương đưa ra ví dụ cụ thể để người hỏi hiểu hơn về vấn đề đó.

Câu hỏi tu từ

Câu hỏi tu từ là dạng câu hỏi dùng để cảm thán về một vấn đề nào đó mà không mong đợi câu trả lời. Ví dụ: “Đây có phải là một tác phẩm tuyệt vời?”. Việc sử dụng câu hỏi tu từ là một phương pháp giúp quan điểm của bạn nhận được sự đồng tình của mọi người.

Câu hỏi dạng “phễu”

Kỹ năng đặt câu hỏi dạng “phễu” là cách đặt các câu hỏi chung chung, sau đó hỏi các câu chi tiết. Kỹ thuật đặt này giúp đặt nhiều câu hỏi chi tiết cho mỗi cấp độ.

Cách để rèn luyện kỹ năng đặt câu hỏi cho trẻ

Để xây dựng kỹ năng đặt câu hỏi hiệu quả, trẻ cần chú ý những điều sau:

Đặt câu hỏi rõ ràng, đúng trọng tâm vấn đề

Câu hỏi đúng trọng tâm vấn đề sẽ đảm bảo câu trả lời cung cấp thông tin trẻ mong muốn. Người trả lời cần nắm bắt ý chính của câu hỏi để đưa ra câu trả lời tốt nhất. Do đó, câu hỏi đặt ra cần ngắn gọn nhưng đủ ý và đi thẳng vào vấn đề. Trẻ có thể giải thích vấn đề thắc mắc của mình dưới dạng câu hỏi đóng để nhận được câu trả lời trực tiếp.

Dùng từ ngữ uyển chuyển, hợp với ngữ cảnh

Với mỗi đối tượng giao tiếp khác nhau, trẻ cần sử dụng từ ngữ và thái độ hợp ngữ cảnh. Hãy đặt những câu hỏi tế nhị và tránh hỏi dồn dập. Một cuộc trò chuyện từ tốn và tinh tế sẽ giúp những người trong cuộc cảm thấy thoải mái và hứng thú hơn.

Dùng từ ngữ hợp ngữ cảnh khi đặt câu hỏi

Dùng từ ngữ uyển chuyển, hợp ngữ cảnh khi đặt câu hỏi

Lắng nghe câu trả lời và tập trung nắm bắt ý chính

Bất cứ cuộc hội thoại nào cũng cần có sự lắng nghe và phản hồi. Nếu không lắng nghe câu trả lời của đối phương, trẻ sẽ khó nắm bắt được ý chính, từ đó không thể đào sâu những nội dung khác. Vậy nên, nắm bắt ý chính thông qua việc lắng nghe chăm chú chính là chìa khóa giúp trẻ đặt câu hỏi dễ dàng hơn. Người được đặt câu hỏi cũng sẽ cảm thấy được tôn trọng và cung cấp nhiều thông tin thú vị hơn.

Xác định đúng đối tượng trả lời

Trong cuộc sống, mỗi người đều sẽ có 3 kiểu quan hệ:

  • Quan hệ cấp trên: Ví dụ ông bà, bố mẹ đặt câu hỏi cho con cháu,…
  • Quan hệ đồng cấp: Ví dụ bạn bè đặt câu hỏi cho nhau,…
  • Quan hệ cấp dưới: Ví dụ em đặt câu hỏi cho anh chị,…

Với mỗi kiểu quan hệ, trẻ cần xác định đúng đối tượng trả lời để đặt câu hỏi  với thái độ phù hợp. Chẳng hạn khi đặt câu hỏi cho ông bà, trẻ phải thể hiện thái độ lịch sự, lễ phép, không được phép hỏi suồng sã như khi đặt câu hỏi cho bạn bè.

Xác định đúng đối tượng trả lời khi đặt câu hỏi

Xác định đúng đối tượng trả lời khi đặt câu hỏi

Tập luyện thường xuyên

Cách hiệu quả nhất để nâng cao kỹ năng đặt câu hỏi là đặt câu hỏi thường xuyên. Bằng cách luyện đặt các loại câu hỏi khác nhau về các chủ đề khác nhau sẽ giúp trẻ đặt câu hỏi tốt hơn mỗi ngày. Bên cạnh đó, phản hồi của những người nhận được câu hỏi cũng sẽ là thước đo giúp trẻ nhận biết mình đã đặt câu hỏi đúng chưa, thú vị chưa.

Trên đây, bài viết của iSchool đã giải đáp thắc mắc kỹ năng đặt câu hỏi là gì cũng như cách để rèn luyện kỹ năng này một cách hiệu quả. Hy vọng, nội dung trên sẽ giúp trẻ nâng cao khả năng dẫn dắt và làm chủ các cuộc trò chuyện, thảo luận, đàm phán,… Nếu quan tâm đến các chương trình học, các hoạt động về kỹ năng sống cho trẻ và những phương pháp giáo dục đang được áp dụng trong giảng dạy tại iSchool, các bậc phụ huynh có thể liên hệ với đội ngũ tư vấn thông qua 2 hình thức dưới đây để được hỗ trợ:

>> Các bài viết cùng chủ đề:

Tags: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng mềm, kỹ năng đàm phán, kỹ năng xã hội, kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng sinh tồn cho trẻ, kỹ năng sống cho trẻ mầm non, kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non