Mục lục
Giáo dục thông minh là một xu hướng mới nhằm cải tiến nền giáo dục truyền thống. Đây là mảnh ghép quan trọng để xây dựng nên môi trường học tập hiện đại, phát triển toàn diện công dân tương lai của đất nước. Bài viết dưới đây iSchool sẽ giúp phụ huynh hiểu hơn về khái niệm và ưu điểm của mô hình giáo dục thông minh trong giảng dạy và học tập.
1. Giáo dục thông minh là gì?
Giáo dục thông minh (Smart Education – giáo dục 4.0) là mô hình giảng dạy được trang bị cơ sở vật chất hiện đại, môi trường học tập chủ động, được hỗ trợ bởi công nghệ tiên tiến nhằm đào tạo nên thế hệ công dân tương lai toàn diện, thông minh. Các em có thể học tập mọi lúc, mọi nơi và dễ dàng thích ứng tốt hơn khi hòa nhập vào thời đại kỹ thuật số hiện nay. Ngoài ra, mô hình giáo dục này còn làm tăng sự tương tác giữa giáo viên và học sinh giúp các em được quan tâm và hỗ trợ kịp thời.
Smart trong Smart Education (giáo dục thông minh) không chỉ đơn thuần là “thông minh” mà còn được hiểu với nhiều ý nghĩa khác, đặc trưng bởi các từ viết tắt của S.M.A.R.T bao gồm:
- S (Self-directed): Định hướng tương lai
- M (Motivated): Động lực học tập
- A (Adaptive): Khả năng thích ứng
- R (Resource enriched): Nguồn tài liệu học phong phú
- T (Technology embedded): Áp dụng công nghệ tiên tiến
>> Tham khảo thêm:
- Phương pháp Glenn Doman là gì? Tìm hiểu về chương trình Glenn Doman
- Giáo dục an toàn giao thông cho trẻ mầm non
- Phương pháp STEAM là gì? Lợi ích khi ứng dụng STEAM vào dạy học
2. Thành phần của mô hình giáo dục thông minh
Mô hình giáo dục thông minh giúp học sinh khám phá kiến thức, phát triển tư duy thông qua những chương trình dạy cá nhân hoá phù hợp với tính cách và năng lực của từng em. Giáo dục thông minh gồm những thành phần sau:
2.1. Hệ thống trung tâm điều hành tập trung toàn ngành giáo dục
Hệ thống trung tâm điều hành giáo dục được tạo nên bởi ba cấp: Cơ sở giáo dục, Phòng giáo dục và Sở Giáo dục đào tạo. Hệ thống này được kết nối trực tiếp với Trung tâm điều hành tập trung của tỉnh.
Các số liệu học tập, nghiên cứu về hiện trạng giáo dục sẽ được cập nhật liên tục và thông suốt từ dưới đi lên nhằm hỗ trợ cho công tác quản lý, điều hành của bộ Giáo dục và đào tạo.
2.2. Hệ thống các trường học thông minh
Hệ thống các trường học thông minh là thành phần quan trọng trong giáo dục thông minh. Các trường học sẽ được đổi mới thường xuyên, được áp dụng mô hình giảng dạy khoa học và ứng dụng công nghệ vào quản lý để thay đổi hình thức dạy và học.
2.3. Kho học liệu số
Các bài giảng, giáo án, sách điện tử và các phần mềm có chức năng mô phỏng, cung cấp dữ liệu giúp chương trình dạy của giáo viên thêm phần phong phú. Bên cạnh đó, học sinh cũng có thể tự nghiên cứu và bổ sung kiến thức dễ dàng hơn.
2.4. Hệ thống đào tạo theo hình thức trực tuyến
Hệ thống đào tạo trực tuyến là phương pháp giáo dục thông qua thiết bị điện tử được kết nối mạng để dạy và học. Thầy cô có thể truyền tải nội dung bài học trực tuyến cho học sinh, từ đó các em sẽ tiếp thu bài nhanh chóng và giờ học trở nên sinh động, hấp dẫn hơn.
Hình thức học trực tuyến cũng cung cấp cho học sinh sự kết hợp hài hòa giữa nghe – nhìn và sự chủ động tích cực hơn trong các hoạt động. Học sinh học online có thể chủ động chọn kiến thức phù hợp với bản thân, qua đó hiệu suất tiếp thu sẽ cao hơn so với việc học thụ động trên lớp.
2.5. Hệ thống kiểm tra và đánh giá chất lượng người học
Hệ thống kiểm tra, đánh giá chất lượng người học là một quy trình khép kín. Đi từ bước xây dựng bộ câu hỏi đề thi, tổ chức thi, đến chấm điểm và báo cáo thống kê chất lượng, hệ thống này được triển khai chặt chẽ tại các kỳ thi đánh giá chất lượng dành cho đội ngũ nhân viên, giáo viên và học sinh.
2.6. Hệ thống đối tác kết nối trong nước và quốc tế
Hệ thống kết nối trong nước và quốc tế nhằm hỗ trợ và tăng cường giao lưu kết nối với thế giới. Học sinh và giáo viên sẽ được tham gia các chương trình trao đổi trong và ngoài nước để tiếp xúc và học hỏi thêm nhiều kiến thức, nền văn hoá đa dạng.
3. Lợi ích khi ứng dụng nền tảng giáo dục thông minh 4.0
Ứng dụng nền tảng giáo dục thông minh 4.0 giúp khai thác tối đa tiềm năng của học sinh và tăng cường rèn luyện những kỹ năng mềm cần thiết. Dưới đây là một số lợi ích của mô hình giáo dục thông minh dành cho trẻ bố mẹ có thể tham khảo, cụ thể là:
- Hỗ trợ nâng cao chất lượng giáo dục: Việc học qua nền tảng 4.0 sẽ góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục. Mô hình này sẽ góp phần thúc đẩy những công dân tương lai được phát triển toàn diện trong thời đại hội nhập hóa hiện nay.
- Thay đổi thói quen của học sinh: Cách mạng 4.0 trong ngành giáo dục đã giúp cho học sinh thay đổi, chủ động hơn trong việc học của bản thân. Các em có thể tự chọn lựa nội dung môn học và hình thức phù hợp với mình.
- Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp: Việc ứng dụng mô hình thông minh sẽ tạo sự kết nối giữa trường học và các doanh nghiệp. Từ đó, học sinh có thể hiểu rõ và nuôi dưỡng ước mơ, mục tiêu từ sớm, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp mạnh mẽ.
- Dễ dàng giao tiếp, linh hoạt giữa cách dạy và học: Thầy cô và học sinh hoàn toàn có thể tổ chức lớp học nhanh chóng trên các nền tảng trực tuyến. Hình thức học này sẽ được trang bị đầy đủ các tính năng như trình chiếu slide, viết, chèn hình ảnh, âm thanh… nhờ đó việc học có thể được diễn ra mọi lúc, mọi nơi.
- Giúp phát huy tính sáng tạo: Sự thay đổi trong phương thức dạy học còn giúp giáo viên phát huy được khả năng và đa dạng hoá cách truyền tải các nội dung bài học.
4. Một số ưu điểm nổi bật của giáo dục thông minh
Mô hình giáo dục thông minh có nhiều ưu điểm góp phần mang lại ảnh hưởng tích cực đối với nền giáo dục nói chung.
Tính linh hoạt:
Học sinh có thể linh hoạt lựa chọn các chương trình học phù hợp với mình nhờ việc ứng dụng mô hình giáo dục thông minh. Bên cạnh đó, học sinh hoàn toàn có thể xem lại bài giảng và tài liệu trực tuyến bất cứ lúc nào và ở đâu trên các thiết bị kết nối internet. Đồng thời, các em có thể trao đổi thắc mắc với giáo viên nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Tính chủ động:
Với phương pháp giáo dục truyền thống, thầy cô đóng vai trò chủ đạo trong việc truyền đạt kiến thức. Tuy nhiên, ở mô hình giáo dục thông minh 4.0, giáo viên sẽ có nhiệm vụ chính là hỗ trợ, hướng dẫn học sinh trong quá trình học tập. Đặc biệt, khi ứng dụng mô hình này, bất kỳ ai cũng có thể là người hướng dẫn, là người chia sẻ hay truyền đạt tri thức. Với sự chủ động của mình, các em có thể trao đổi kiến thức và những trải nghiệm cá nhân để thúc đẩy, hỗ trợ lẫn nhau.
Tính mới mẻ:
Thay vì hình thành những khuôn mẫu cố định, mô hình thông minh mang đến phương pháp học tập mới, đầy tính khám phá, giúp cho học sinh hứng thú hơn trong việc chủ động tìm tòi, nghiên cứu, và phát triển.
Trên đây là bài chia sẻ của iSchool về mô hình giáo dục thông minh và ứng dụng của phương pháp này trong giảng dạy. Hy vọng với những thông tin đề cập trên sẽ giúp phụ huynh tiếp cận và có cái nhìn chi tiết hơn về mô hình giáo dục thông minh 4.0 này.
Để được tư vấn và giải đáp những thắc mắc về phương pháp giáo dục tiên tiến cho trẻ, phụ huynh có thể liên hệ với đội ngũ tư vấn viên của iSchool thông qua những hình thức sau:
- Số điện thoại: 0789.166.588
- Email: info@ischool.edu.vn
>> Có thể bố mẹ quan tâm:
- Các phương pháp dạy học tích cực hiệu quả nhất hiện nay
- Phương pháp Montessori cho trẻ ba mẹ cần biết
- Phương pháp Glenn Doman là gì? Tìm hiểu về chương trình Glenn Doman
Tags: giáo dục giới tính, giáo dục stem, giáo dục sớm, phương pháp giáo dục stem cho trẻ mầm non, giáo dục stem ở tiểu học, phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non, giáo dục sớm là gì