Mục lục
Trong những năm gần đây, dạy học tích hợp ở tiểu học đã trở thành định hướng đổi mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Với mục đích là giúp học sinh tiếp cận bài giảng theo chiều sâu và bao quát hơn. Việc dạy học theo phương pháp tích hợp ở các môn học đã mang lại hiệu quả đáng kể, đồng thời, giúp cho học sinh thêm hứng thú với các bài học. Cụ thể phương pháp dạy học tích hợp ở tiểu học được tổ chức như thế nào và mang lại những lợi ích gì? Để tìm hiểu về vấn đề này, phụ huynh và các thầy cô giáo có thể tham khảo bài viết dưới đây của iSchool.
1. Chương trình dạy học tích hợp ở tiểu học là gì? Tác dụng của việc dạy học tích hợp ở tiểu học
Dạy học tích hợp ở tiểu học là hình thức học tập kết hợp các kiến thức có nội dung liên quan trong một hay nhiều môn học. Thông qua đó, thầy cô giáo sẽ vận dụng giáo án cũng như các phương pháp giáo dục khác nhau để có thể truyền tải kiến thức cho học sinh hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, việc dạy học tích hợp ở tiểu học sẽ giúp các em hình thành thói quen tự phân tích, tổng hợp thông tin, kiến thức một cách logic.
Chương trình dạy học tích hợp ở tiểu học mang lại cho học sinh và giáo viên rất nhiều lợi ích, cụ thể là:
Đối với học sinh:
- Nâng cao khả năng tiếp thu và bao quát bài học theo chiều rộng, đồng thời cũng nắm rõ và hiểu sâu hơn về nội dung bài học.
- Biết cách liên kết, tổng hợp các nội dung có liên quan với nhau thành một nhóm một cách linh hoạt.
- Tiếp cận gần hơn với thực tiễn qua các bài học và nội dung kiến thức mới.
- Dễ dàng áp dụng các kiến thức đã được học vào thực tế cuộc sống.
- Rèn luyện và nâng cao khả năng tư duy phản biện, khả năng quan sát, đánh giá vấn đề đa chiều hơn.
- Hình thành nhiều thói quen tốt như: Khả năng tìm tòi, sáng tạo, sự chủ động trong mọi việc.
- Nâng cao khả năng đánh giá và giải quyết vấn đề một cách khoa học.
Đối với giáo viên:
- Củng cố những kiến thức cũ, tích luỹ được thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm mới khi truyền đạt nhiều chủ đề và nội dung cho học sinh trong các tiết dạy.
- Giáo viên có thể tiết kiệm được thời gian khi không phải giúp học sinh ôn tập quá nhiều lần, thay vào đó có thể ôn tập tích hợp các môn học có nội dung liên quan với nhau.
>> Xem thêm:
2. Hình thức tích hợp các môn học ở tiểu học
Dưới đây là 4 hình thức dạy học tích hợp ở tiểu học thông qua các môn học mà phụ huynh và thầy cô giáo có thể tham khảo.
2.1. Tích hợp nội môn
Hình thức dạy học tích hợp nội môn còn có tên tiếng Anh là Interdisciplinary Approach/Integration. Đây là hình thức dạy học tích hợp ở tiểu học có phạm vi hẹp nhất, chủ yếu là tổng hợp lại các kiến thức của 2 hay nhiều nội dung trong cùng một môn học. Qua đó, thầy cô giáo sẽ hỗ trợ học sinh liên kết, vận dụng kiến thức từ các phần riêng biệt lại với nhau. Hình thức tích hợp nội môn vẫn sẽ được giảng dạy riêng theo từng môn, tuy nhiên những phần trùng nhau sẽ được loại bỏ đi.
Chẳng hạn như: Trong môn Tiếng Việt sẽ có các phần là Tập đọc, Luyện từ và câu, Chính tả, Kể chuyện, Tập làm văn thì thầy cô giáo có thể cho học sinh viết đoạn văn hoặc kể chuyện trong một bài học Tập đọc.
2.2. Tích hợp đa môn
Tích hợp đa môn hay còn được gọi là Multidisciplinary Integration, đây là hình thức giảng dạy vận dụng một nội dung bài học cho nhiều môn khác nhau. Với hình thức dạy học tích hợp ở tiểu học này, nội dung sẽ được xây dựng thành chuỗi lý thuyết giúp học sinh tổng hợp tất cả kiến thức và kĩ năng của nhiều môn học khác nhau. Ví dụ như việc nhắc lại địa lý An Giang thuộc Nam Kỳ thông qua câu chuyện Bình tây đại nguyên soái Trương Định.
2.3. Tích hợp xuyên môn
Tích hợp xuyên môn còn có tên tiếng Anh là Transdisciplinary Integration. Đây là phương pháp dạy học tích hợp ở tiểu học phức tạp nhất. Đây là phương pháp giảng dạy một nội dung, kiến thức vượt ra khỏi phạm vi của một môn học. Đồng thời, phương pháp này cũng yêu cầu khả năng ứng dụng những kiến thức và kỹ năng của người học ở mức cao hơn các hình thức giảng dạy khác.
Hình thức dạy học tích hợp xuyên môn thường được áp dụng để học sinh thực hiện các dự án. Thông qua đó, học sinh sẽ có cách nhìn nhận toàn diện hơn về một vấn đề ở nhiều góc độ khác nhau. Chẳng hạn như: Trong một dự án về khoa học như chế tạo robot, học sinh sẽ cần sự hướng dẫn, hỗ trợ của cả giáo viên tin học, vật lý, lập trình…
2.4. Tích hợp liên môn
Tích hợp liên môn là phương thức giảng dạy sử dụng các kiến thức từ nhiều môn học để lý giải, làm rõ vấn đề. Thông qua phương pháp dạy học tích hợp này, học sinh sẽ tránh được việc học một kiến thức nhiều lần. Ví dụ như học sinh sẽ cần vận dụng cả kiến thức về sự tác dụng của lực trong môn vật lý, kiến thức về cơ học và sinh học để tìm hiểu rõ hơn về sự vận động của cơ thể con người.
3. Những môn học tích hợp ở tiểu học
Để hiểu rõ hơn về phương pháp dạy học tích hợp ở tiểu học, phụ huynh có thể tham khảo những nội dung tích hợp trong các môn học cho bậc tiểu học dưới đây:
- Tìm hiểu tự nhiên và tìm hiểu xã hội: Đây là môn học được tích hợp từ Lịch sử và Địa lý, Khoa học trong chương trình hiện hành của lớp 4, 5.
- Đạo đức/GDCD: Là môn học tích hợp từ môn Đạo đức trong chương trình học hiện hành.
- Cuộc sống quanh ta: Được tích hợp từ môn Tự nhiên và Xã hội trong chương trình hiện hành của lớp 1, 2, 3.
- Lịch sử và Địa lý: Đây là hình thức tích hợp 2 môn học khác nhau thành một nhóm có nội dung kiến thức chung. Từ đó, học sinh sẽ có hiểu biết cơ bản về sự tương quan giữa thời gian lịch sử và không gian địa lý. Qua đó, học sinh có thể phát triển được năng lực khoa học xã hội của mình.
- Ngữ văn: Đây là môn học được tích hợp từ môn tiếng Việt lớp 1 – 5 và môn Văn học từ 1 – 12. Là môn học chứa nhiều nội dung kiến thức thuộc các nhóm Chính trị, Văn hoá, Thẩm mỹ, Đạo đức, Địa lý, Lịch sử… Thông qua đó, người học có thể phát triển được khả năng cảm thụ văn học và nâng cao kiến thức về các lĩnh vực liên quan đến khoa học xã hội.
4. Cách thức tổ chức giảng dạy tích hợp ở tiểu học
Thầy cô giáo cần vận dụng 6 bước cơ bản sau đây để việc tổ chức dạy học tích hợp ở tiểu học đúng trọng tâm, đạt hiệu quả tốt và không tốn thời gian.
- Bước 1: Xác định đúng trọng tâm bài giảng, tìm hiểu rõ nội dung kiến thức cần truyền đạt. Thiết lập thời gian cụ thể để không làm ảnh hưởng đến tiến độ chung.
- Bước 2: Dựa vào 4 hình thức tích hợp để lựa chọn ra phương pháp dạy học tích hợp phù hợp. Giáo viên cần dựa vào các yếu tố như thời gian, khả năng khai thác nội dung kiến thức, cơ sở vật chất… để đưa ra lựa chọn chính xác nhất.
- Bước 3: Chuẩn bị giáo án dạy học chi tiết, xây dựng nội dung bài giảng một cách sinh động, cuốn hút. Bên cạnh đó, thầy cô giáo cũng có thể kết hợp với hình ảnh, video, trò chơi… để học sinh có thể tương tác cũng như làm cho tiết học trở nên thú vị hơn.
- Bước 4: Phân chia công việc và hướng dẫn học sinh cách thức tiến hành. Lưu ý, giáo viên chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn, hỗ trợ khi các em cần.
- Bước 5: Giáo viên tổng hợp và đánh giá hiệu quả của hoạt động dạy học tích cực. Đồng thời, thầy cô giáo cũng có thể đưa ra bài test nhỏ hoặc các câu hỏi để kiểm tra năng lực tiếp thu của học sinh.
>> Có thể bố mẹ quan tâm:
- Phương pháp Steiner trong giáo dục cho trẻ mầm non
- Đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học
- Giáo dục sớm là gì? Có cần giáo dục sớm cho trẻ không?
5. Tổng quan về chương trình dạy học tích hợp tại iSchool
Hệ thống Trường Hội nhập Quốc tế iSchool là một trong những trường thành viên của Tập đoàn Nguyễn Hoàng. Được thành lập từ năm 2008 đến nay, iSchool hiện đã có 14 cơ sở trường học tại 14 tỉnh thành trên cả nước. Tại iSchool, học sinh sẽ được đào tạo để phát triển một cách toàn diện cả về kiến thức chuyên môn lẫn các kỹ năng sống cần thiết.
Theo học tại iSchool, học sinh sẽ được tiếp cận với nhiều môn học khác nhau, đảm bảo sự phát triển toàn diện về mọi mặt, đặc biệt là nhóm các môn học Đặc thù. Ngoài ra, iSchool chú trọng đến chương trình học phát triển tiếng Anh hội nhập Quốc tế. Chương trình học này sẽ có 12 tiết/tuần cùng với các phần mềm học tập và đánh giá năng lực hiện đại.
Không chỉ vậy, chương trình học của các môn học Hội nhập Quốc tế đều đạt chuẩn và học sinh sẽ đạt được chứng nhận Quốc tế khi kết thúc chương trình học. Thêm vào đó, các hoạt động trải nghiệm cũng rất đa dạng, từ đó giúp học sinh vận dụng linh hoạt được các kiến thức đã được học vào thực tiễn. Việc tích hợp nhiều môn học với nhau, kết hợp giữa lý thuyết và thực hành đã hỗ trợ rất nhiều cho sự phát triển của các em học sinh.
Để hiểu hơn về các phương pháp giáo dục và những chương trình học tại iSchool, quý phụ huynh có thể liên hệ với đội ngũ tư vấn để được hỗ trợ thông qua hình thức sau:
- Số điện thoại: 0789 166 588
- Email: info@ischool.edu.vn
Bài viết trên đây là những chia sẻ về phương pháp dạy học tích hợp ở tiểu học và cách thức tổ chức giảng dạy hiệu quả. Hy vọng với những thông tin trên quý phụ huynh và thầy cô giáo đã có cái nhìn tổng quan về những lợi ích của hình thức giảng dạy này. Đồng thời, phụ huynh và giáo viên sẽ biết cách vận dụng phương pháp dạy học tích hợp trong việc giáo dục trẻ, giúp trẻ phát triển một cách toàn diện ngay từ khi còn nhỏ.
>> Tham khảo thêm:
- Phương pháp Montessori cho trẻ
- Phương pháp Glenn Doman cho trẻ 3 tuổi
- Dạy con học toán theo phương pháp Glenn Doman
- Các phương pháp dạy học ở tiểu học
Tags: dạy học phát triển năng lực, phương pháp dạy học dự án, phương pháp dạy học trực quan, dạy học giải quyết vấn đề, phương pháp dạy học toán ở tiểu học, các kĩ thuật dạy học tích cực