Mục lục
Những nét chữ đều đẹp, chuẩn chỉnh không chỉ giúp con tự tin hơn mà còn khơi dậy niềm hứng thú của con trong học tập. Vì vậy, bố mẹ nên hướng dẫn bé làm quen với cách viết chữ trước khi con chính thức bước vào bậc tiểu học. Trong bài viết dưới đây, iSchool sẽ chia sẻ những cách dạy bé viết chữ cái đơn giản và đẹp chuẩn để phụ huynh có thể tham khảo.
>> Tham khảo thêm:
- Cách dạy bé học chữ cái tiếng Việt nhớ lâu nhất
- 8 cách dạy bé ghép chữ cái tiếng Việt trước khi vào lớp 1
1. Dạy bé cầm bút và ngồi đúng tư thế khi tập viết chữ
Làm thế nào để hướng dẫn trẻ ngồi đúng tư thế trong khi học viết chữ là vấn đề được bố mẹ quan tâm hàng đầu. Đây là điều sẽ có ảnh hưởng dài lâu trong suốt quá trình học tập cũng như cả tương lai sau này của con. Việc ngồi đúng tư thế, cầm bút đẹp vừa giúp bé học tập tốt hơn, vừa hạn chế các bệnh học đường như: mắt cận, vẹo lưng… cho bé.
1.1. Hướng dẫn bé cầm bút đúng để viết chữ chuẩn, đẹp
Trẻ có thể sẽ bị đau tay và ra mồ hôi nhiều khi mới tập viết do chưa kiểm soát được lực cầm bút. Để khắc phục được điều này, bố mẹ nên dạy con viết chữ cái với cách cầm bút như sau:
- Cầm bút bằng 3 ngón tay (ngón trỏ, ngón cái và ngón giữa): Đầu ngón trỏ cách đầu bút tầm 2cm, không cầm quá chặt hay quá lỏng. Trong đó, ngón cái và ngón trỏ sẽ cố định thân bút, ngón giữa đỡ bút.
- Chú ý độ nghiêng khi cầm bút: Bố mẹ hướng dẫn trẻ cầm bút xuôi theo chiều ngồi, cổ tay thẳng và góc độ bút đặt so với mặt giấy khoảng 45 độ. Cách đặt vở ngay ngắn trước mặt hoặc hơi nghiêng (150 độ so với mặt bàn).
- Cách điều khiển bút bằng cổ tay và các ngón tay: Bố mẹ dạy bé cách đưa bút từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, không ấn mạnh đầu bút vào vở.
1.2. Dạy bé ngồi đúng tư thế tập viết khi chuẩn bị vào lớp 1
Tư thế viết chữ đúng sẽ giúp trẻ thoải mái trong quá trình luyện viết, không bị mỏi tay, cổ, vai, đặc biệt là phần cột sống. Hơn thế, thị lực của con sẽ được bảo vệ tốt hơn.
Bố mẹ nên dạy trẻ tư thế ngồi ngay ngắn, lưng thẳng và không tì ngực vào bàn. Vai bé thăng bằng, đầu hơi cúi và nghiêng sáng trái, mắt cách vở tầm 25 – 30cm. Trẻ nên cầm bút bên phải, tay trái tì nhẹ mép vở. Bố mẹ cần chú ý, mặt bàn cần được dọn gọn gàng, thoáng rộng để bé ngồi thoải mái. Ngoài ra, bố mẹ nên lựa chọn bàn có độ cao phù hợp với chiều cao của trẻ.
>> Xem thêm: Những đồ dùng thiết yếu cần chuẩn bị cho bé vào lớp 1
2. Cách dạy bé viết chữ cái trước khi vào lớp 1
Chữ tiếng Việt được cấu tạo từ các nét cơ bản khác nhau, mỗi chữ có điểm đặt bút và dừng bút riêng. Vì vậy, bố mẹ dạy bé viết chữ cái cần theo trình tự để giúp con nhớ và rèn luyện viết chữ đẹp hơn mỗi ngày.
2.1. Dạy bé tập viết chữ cái bằng cách viết các nét cơ bản
Bố mẹ có con chuẩn bị vào lớp 1, nên dạy cho con nhận biết các nét cơ bản và cách đọc tên loại như sau:
- Nét cong gồm: cong kín, cong hở, cong trái, cong phải, cong đều
- Nét thẳng gồm, thẳng ngang, thẳng dọc, thẳng đứng
- Nét móc gồm: móc ngược, móc xuôi
- Nét khuyết gồm: khuyết ngược, khuyết xuôi
- Nét hất và nét ghi dấu phụ
Ngoài ra, bố mẹ cũng cần phải dạy bé viết chữ cái theo tuần tự gồm:
- Các chữ cái in thường
- Các chữ cái in hoa
- Viết từ hoàn chỉnh
- Viết câu đơn giản
2.2. Dạy bé tập viết chữ theo từng nhóm cụ thể
Trong tiếng Việt sẽ chia ra các nhóm chữ cái khác nhau bao gồm:
- Nhóm 1 (i, u, ư, t, n, m, v, r) được cấu tạo bởi các nét móc, khi viết cần lưu ý đến điểm đặt bút, dừng bút, độ cao và độ rộng của mỗi nét chữ.
- Nhóm 2 (l, b, h, k, y, p) được cấu tạo bởi các nét khuyết, lưu ý khi viết cần viết 2 khuyết xuôi và khuyết ngược.
- Nhóm 3 (o, ô, ơ, a, ă, â, d, đ, q, g, c, x, e, ê, s) cấu tạo bởi các nét cong, để luyện viết tốt nhóm 3, bố mẹ nên cho con luyện tốt chữ “o”. Sau đó, các bé có thể thay đổi dễ dàng qua các chữ khác.
2.3. Dạy trẻ cách xác định điểm đặt bút và dừng bút
Khi con đã nắm được những nét chữ cơ bản, bố mẹ sẽ hướng dẫn thêm cho con điểm đặt bút và dừng bút. Qua đó, việc nối các nét thành chữ sẽ trở nên dễ dàng và đơn giản hơn. Đặc biệt, khi con luyện viết nét thanh nét đậm sẽ tạo ra độ thanh thoát trong nét chữ.
- Điểm đắt bút là điểm bắt đầu nét chữ cái hoặc chữ số.
- Điểm dừng bút là điểm kết thúc nét chữ, thường là ở ½ ô li.
2.4. Sắp xếp thời gian hợp lý để bé học viết chữ cái tiếng Việt
Bố mẹ nên dạy bé viết chữ cái thường xuyên và đều đặn mỗi ngày. Từ đó, bé sẽ hình thành thói quen tốt trong học tập, cải thiện nét chữ ngày càng đẹp. Mỗi ngày, bé nên tập viết từ 1-2 lần, mỗi lần khoảng 30 phút đến 1 tiếng tùy vào thời gian biểu học tập.
3. Cách tạo sự hứng thú cho bé khi tập viết chữ cái
Khi dạy bé viết chữ cái, bố mẹ cần lưu ý một số cách tạo hứng thú cho bé để tránh việc nhàm chán và lười học ở trẻ.
3.1. Tập luyện các ngón tay
Bố mẹ có thể áp dụng các cách luyện tập ngón tay thông qua nhiều phương pháp khác nhau như: sử dụng cùng dụng cụ, công việc hàng ngày…
Ví dụ:
- Bố mẹ đưa bé một quả bóng mềm và hướng dẫn bé nhấn xuống
- Khuyến khích bé tập bắt tay
- Hướng dẫn bé làm những công việc hàng ngày như: quét nhà, phơi đồ, gấp quần áo…
- Khuyến khích và cùng bé thực hiện các động tác xoay cổ tay nhiều lần, thậm chí là cánh tay
- Với tất cả những hoạt động trên, bố mẹ nên cùng con rèn luyện mỗi ngày. Điều này giúp trẻ phát triển cơ thể khỏe mạnh và cầm bút tốt hơn.
3.2. Phối hợp các kỹ năng giữa tay và mắt
Khi dạy bé viết chữ cái, bố mẹ cần cho bé hiểu được tầm quan trọng của việc phối hợp giữa tay và mắt. Phụ huynh có thể hướng dẫn cho con luyện tập thông qua các bài tập đơn giản sau:
- Bé tập chơi gậy, bóng hoặc các hạt nhiều màu sắc giúp cải thiện khả năng phản xạ.
- Bố mẹ vẽ vòng tròn và yêu cầu bé đặt ngón tay bên trong, di chuyển ngón tay khi vẽ vòng tròn khác.Đây là hoạt động giúp bé phát triển kỹ năng phối hợp giữa tay và mắt tốt hơn.
3.3. Cho bé chơi trò giải câu đố
Khi dạy bé viết chữ cái, bố mẹ nên kết hợp trò giải câu đố. Đây là một cách tốt để khuyến khích bé viết đồng thời tăng hứng thú cho con trong khi học. Để dễ dàng hơn, phụ huynh bố mẹ có thể cắt các chữ cái và tách chúng ra, sau đó bé sẽ sắp xếp lại và tạo thành một từ có nghĩa. Tuy nhiên, bố mẹ nên lựa chọn câu đố phù hợp theo đúng khả năng tiếp thu và kiến thức của bé để tránh trường hợp câu đố quá khó khiến bé cảm thấy áp lực và chán nản.
3.4. Kết hợp giữa viết và vẽ
Để bé viết chữ cái đẹp và đều, bố mẹ nên khuyến khích trẻ vẽ. Vì qua hoạt động này sẽ giúp tăng khả năng nhận biết và bắt chước của bé. Bố mẹ hãy bắt đầu từ những hình vẽ cơ bản với đường nét cong, nét móc… sau đó đến những hình vẽ có độ khó cao hơn.
3.5. Chuẩn bị phần thưởng cho bé
Trong quá trình dạy bé viết chữ cái chắc chắn sẽ có nhiều lúc bé cảm thấy chán và lười viết. Vì thế, để khuyến khích bé viết tốt và hứng khởi hơn, bố mẹ nên chuẩn bị những phần thưởng nhỏ khi bé viết đúng bài, chăm chỉ.
Dạy bé viết chữ cái không phải là một việc đơn giản và dễ dàng. Để mang lại hiệu quả tốt nhất, phụ huynh phải kiên nhẫn, kết hợp giữa nhiều yếu tố và có phương pháp giáo dục đúng đắn nhất. Ngoài ra, bố mẹ có thể tìm hiểu thêm các chương trình học giúp bé không chỉ học viết chữ cái đẹp chuẩn mà còn được dạy thêm nhiều tri thức và kỹ năng cần thiết khác tại trường iSchool. Nếu quan tâm, phụ huynh có thể liên hệ với đội ngũ tư vấn viên của iSchool qua 2 hình thức sau:
- Số điện thoại: 0789 166 588
- Email: info@ischool.edu.vn
>> Tham khảo thêm:
- Phương pháp dạy tiếng anh cho bé hiệu quả
- Các cách dạy bé học số đếm
- 9 Cách dạy bé đánh vần chữ cái hiệu quả
Tags: cách dạy trẻ 4 tuổi tập viết, dạy bé viết số, dạy bé cộng trừ trong phạm vi 10, dạy bé học toán lớp 1