Giải quyết vấn đề là một kỹ năng vô cùng quan trọng mà các bậc phụ huynh cần trang bị cho con em chúng ta để con có thể phát triển một cách toàn diện nhất. Vậy làm như thế nào để các con biết cách nhìn nhận, đánh giá và giải quyết các vấn đề xảy ra một cách tối ưu nhất? Hãy cùng iSchool tìm hiểu rõ hơn về kỹ năng giải quyết vấn đề để trẻ biết cách tư duy, phân tích, đánh giá vấn đề theo nhiều khía cạnh khác nhau, từ đó giúp bé phát triển toàn diện hơn.

Kỹ năng giải quyết vấn đề là gì?

Kỹ năng giải quyết vấn đề (problem-solving skill) là khả năng xác định, phân tích và đánh giá những tình huống hoặc vấn đề phát sinh trong cuộc sống sinh hoạt lẫn trong công việc và học tập. Từ đó có thể đưa ra những giải pháp hiệu quả và phù hợp nhất với từng hoàn cảnh. Đây được xem là một kỹ năng mềm quan trọng, giúp trẻ rèn luyện sự tự tin, sẵn sàng đối mặt với những thử thách và đạt được mục tiêu.

Kỹ năng giải quyết vấn đề là gì

Kỹ năng giải quyết vấn đề giúp trẻ rèn luyện sự tự tin, sẵn sàng đối mặt với những thử thách

Tìm hiểu thêm: 

Vai trò quan trọng của kỹ năng giải quyết vấn đề đối với trẻ

Các chương trình giáo dục hiện nay rất chú trọng vào đào tạo trẻ các kỹ năng mềm, trong đó kỹ năng giải quyết vấn đề được ưu tiên hàng đầu bởi đây là một kỹ năng mềm có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống hằng ngày. Cụ thể:

  • Cải thiện sức khỏe tinh thần và tâm lý: Dạy trẻ biết cách giải quyết vấn đề ngay từ sớm sẽ giúp trẻ học cách kiểm soát cảm xúc và hành vi của bản thân một cách tích cực. Từ đó có khả năng chống chịu tốt hơn trước những khó khăn và thử thách trong cuộc sống hàng ngày.
  • Giúp trẻ tự tin và độc lập hơn: Khi trẻ có thể tự giải quyết các vấn đề, trẻ sẽ có niềm tin vào bản thân, có xu hướng chủ động hơn trong học tập cũng như cuộc sống và tự tin nắm bắt cơ hội để thành công.
  • Nâng cao tư duy logic và khả năng phân tích: Trong quá trình giải quyết vấn đề, đòi hỏi trẻ phải suy nghĩ logic và có khả năng phân tích, đánh giá thông tin đa chiều. Dựa vào đó trẻ có thể làm chủ những vấn đề phát sinh và đưa ra quyết định hợp lý.
  • Phát triển khả năng giao tiếp: Để giải quyết vấn đề, các em phải tham gia vào quá trình giao tiếp và làm việc nhóm. Khi được nói lên ý kiến, trẻ vừa có thể rèn luyện kỹ năng trình bày và lắng nghe, vừa cảm thấy chia sẻ của bản thân có giá trị.

6 kỹ năng giải quyết vấn đề cần dạy cho trẻ

Để có thể giúp con phát triển toàn diện, bố mẹ cần dạy cho trẻ những kỹ năng giải quyết vấn đề như:

Kỹ năng nghiên cứu

Đây là một kỹ năng quan trọng giúp xử lý tình huống hiệu quả nhất, bởi vì khi nghiên cứu kỹ lưỡng những sự việc liên quan, trẻ sẽ biết được bối cảnh, nguồn gốc và lý do khiến vấn đề xảy ra. Từ đó có thể thu hẹp phạm vi để bắt đầu giải quyết vấn đề một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Kỹ năng phân tích

Kỹ năng phân tích tốt sẽ giúp cho trẻ nhận định được sự việc nào đúng, hành động nào sai cũng như phân biệt rõ ràng giữa cái đúng và sai, cái nên và không nên. Nhờ đó mà trẻ có thể đưa ra được quyết định đúng đắn nhất.

Kỹ năng phân tích

Trang bị kỹ năng phân tích giúp trẻ có thể đưa ra được quyết định đúng đắn nhất

Kỹ năng giao tiếp, lắng nghe

Kỹ năng giao tiếp lưu loát và thuyết phục sẽ giúp trẻ kết nối các thành viên khác với nhau, thể hiện sự tự tin và bình tĩnh, mang lại hiệu quả học tập tích cực. 

Ngoài ra, kỹ năng lắng nghe cũng là có vai trò quan trọng trong quá trình xử lý và tìm ra giải pháp của một vấn đề. Khi lắng nghe và tiếp thu nhiều ý kiến, trẻ sẽ có góc nhìn tổng quan và đầy đủ hơn về một vấn đề, từ đó có hướng giải quyết vấn đề hiệu quả nhất.

Kỹ năng đưa ra quyết định

Khi giải quyết vấn đề, cần sự tham gia của nhiều học sinh với nhiều ý kiến xử lý tình huống khác nhau. Vậy nên, trẻ có nhiệm vụ làm trưởng nhóm cần có kỹ năng ra quyết định chính xác và giải quyết vấn đề một cách sáng suốt nhất. 

Kỹ năng dự đoán và quản lý rủi ro

Mọi vấn đề xuất hiện đều kèm theo nhiều rủi ro phát sinh, nếu trẻ được trau dồi và trang bị thêm kỹ năng dự đoán và quản lý rủi ro thì sẽ dễ dàng xác định và phòng tránh được những trường hợp xấu nhất có thể xảy ra. Điều này giúp trẻ đảm bảo vấn đề được giải quyết một cách gọn gàng, rành mạch và không có bất cứ trở ngại nào.

Kỹ năng sáng tạo

Kỹ năng sáng tạo giúp trẻ nảy ra nhiều ý tưởng độc đáo, bất ngờ mà không phải ai cũng có thể nghĩ ra. Điều này chứng tỏ được tư duy sáng tạo, năng lực học tập và làm việc của trẻ có thể giúp ích cho bản thân và cả nhóm.

Kỹ năng sáng tạo

Kỹ năng sáng tạo giúp trẻ nảy ra nhiều ý tưởng độc đáo, đem lại lợi ích cho bản thân và cả nhóm

Quy trình để giải quyết vấn đề tối ưu với 6 bước

Bước 1 – Tìm hiểu nguồn gốc của vấn đề

Để đưa ra giải pháp tối ưu nhất, trước tiên cần tìm hiểu nguồn gốc của vấn đề bắt nguồn từ đâu, có từ khi nào. Tránh bỏ sót những nguyên nhân quan trọng bị ẩn bên trong, dẫn đến đưa ra những hướng giải quyết sai lầm.

Bước 2 – Nhìn nhận và phân tích các khía cạnh của vấn đề

Khi đã biết được vấn đề xảy ra từ đâu, xuất hiện khi nào, cần nhìn nhận và phân tích vấn đề ở mọi khía cạnh một cách khách quan nhất, không nên phán đoán bằng cảm nhận và góc nhìn phiến diện của bản thân mà bỏ sót chi tiết hay thông tin nào đó, đồng thời cần có cái nhìn trực quan và tổng thể nhất để tìm ra giải pháp phù hợp.

Bước 3 – Xác định những người chịu trách nhiệm chính

Sau khi nhìn nhận và phân tích các khía cạnh của vấn đề, cần xác định rõ người chịu trách nhiệm chính cho vấn đề này để cùng ngồi lại giải quyết. Bước này sẽ giúp tránh trường hợp ai cũng tham gia giải quyết vấn đề, dẫn đến những bất đồng không đáng có khiến vấn đề trở nên rối ren và nghiêm trọng hơn. 

Bước 4 – Đánh giá và đưa ra giải pháp tối ưu

Sau khi cho trẻ tự mình suy nghĩ và phân tích vấn đề, phụ huynh nên cổ vũ con đưa ra những cách giải quyết khác nhau cho cùng một vấn đề để tư duy trẻ không bị giới hạn. Sau đó, bố mẹ hãy hướng dẫn trẻ đánh giá ưu và nhược điểm của từng giải pháp và để trẻ tự lựa chọn ra phương án giải quyết phù hợp nhất.

Bước 5 – Tiến hành triển khai

Khi mọi thứ đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, bố mẹ hãy hỗ trợ trẻ lập kế hoạch cụ thể để thực hiện giải pháp đã chọn trước đó, bao gồm các bước thực hiện, thời gian hoàn thành, hiệu quả,…

Bước 6 – Theo dõi, đánh giá kết quả

Sau khi thực hiện giải pháp, bố mẹ cùng trẻ đánh giá kết quả xem vấn đề đã được giải quyết hay chưa, nếu chưa thì cần phải điều chỉnh giải pháp như thế nào hiệu quả. Khi trẻ đạt được kết quả tốt, bố mẹ cần ghi nhận nỗ lực của trẻ trong quá trình giải quyết vấn đề và khen ngợi.

Cách xây dựng và cải thiện kỹ năng giải quyết vấn đề cho trẻ

Việc xây dựng kỹ năng giải quyết vấn đề cho trẻ là một quá trình dài để rèn luyện, kết hợp cùng sự hỗ trợ từ nhà trường lẫn gia đình. Dưới đây là một số phương pháp giúp con trau dồi và cải thiện kỹ năng này tốt và toàn diện hơn:

  • Xử lý tình huống trên bảng thông minh: Sử dụng các tình huống giả định hoặc những bức tranh được trình bày trên bảng thông minh cho trẻ lựa chọn. Phương pháp này khuyến khích trẻ suy nghĩ logic, phân tích thông tin và đưa ra giải pháp của mình mà không có sự gợi ý hay hỗ trợ nào. Nhờ đó mà sẽ kích thích sự tò mò và hứng thú cho trẻ, rèn luyện tốt kỹ năng giải quyết vấn đề.
  • Đóng kịch: Hãy cùng trẻ tham gia đóng kịch hoặc hoạt động nhập vai như trẻ gặp người cần giúp đỡ, trẻ gặp người lạ ngoài đường,… để giúp trẻ thực hành giải quyết vấn đề trong các hoàn cảnh khác nhau. Ngoài ra, hoạt động này còn cho phép trẻ tự do tưởng tượng, sáng tạo và hóa thân vào các vai diễn khác nhau. Qua đó, trẻ có thể khám phá thế giới xung quanh, học cách nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ hơn.
  • Hoạt động nhóm: Khi trẻ tham gia các hoạt động nhóm đòi hỏi sự hợp tác với các bạn để đạt được kết quả chung. Từ đó, kỹ năng giải quyết vấn đề được hình thành và qua các tình huống như các bạn cùng bàn nhau làm thế nào để giải quyết bài tập và thống nhất được ý kiến với nhau để tránh nảy sinh xung đột. Không chỉ vậy, hoạt động nhóm còn giúp trẻ nâng cao khả năng lắng nghe, chia sẻ ý kiến cá nhân và giải quyết mâu thuẫn cùng với bạn bè đồng trang lứa.
  • Làm các sản phẩm thủ công: Làm các sản phẩm thủ công không chỉ đơn thuần giúp trẻ rèn luyện sự khéo léo mà còn tạo điều kiện để dạy trẻ kỹ năng giải quyết vấn đề khi cần tìm cách sử dụng nguyên vật liệu hợp lý để tạo ra thành phẩm theo ý muốn. 
Làm các sản phẩm thủ công

Làm các sản phẩm thủ công rèn luyện tính siêng năng, kiên trì và phát triển các kỹ năng cần thiết

>> Xem thêm:

Kỹ năng giải quyết vấn đề có thể giúp trẻ tự tin đối mặt với thách thức trong học tập và cuộc sống. Việc khuyến khích sự sáng tạo, khả năng phân tích và tư duy phản biện từ sớm sẽ là một phần quan trọng để hình thành kỹ năng này, giúp trẻ chủ động học hỏi xuyên suốt chặng đường phát triển. Tuy nhiên, việc dạy trẻ kỹ năng giải quyết vấn đề không hề đơn giản, phụ huynh nên đầu tư thời gian, công sức và kiên nhẫn để rèn luyện cho trẻ.