Mục lục
Nhiều bố mẹ tin rằng trẻ biết nói sớm sẽ thông minh hơn, phát triển tư duy và trí tuệ tốt hơn. Tuy nhiên, mỗi bé sẽ có một tốc độ phát triển khác nhau, bé biết nói nhanh, bé nói nhiều cũng có bé biết nói chậm và bé nói ít. Khả năng nói và phát triển ngôn ngữ của bé sẽ phụ thuộc rất nhiều từ các phương pháp dạy bé tập nói của bố mẹ. Với những tuyệt chiêu dạy bé tập nói cực đơn giản, hiệu quả mà iSchool chia sẻ dưới đây, phụ huynh có có thể tham khảo và áp dụng để giúp con tiến bộ về ngôn ngữ và tự tin trong giao tiếp.
Các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của bé
Để có thể xác định thời điểm tác động kịp thời hỗ trợ con học nói, bố mẹ nên quan tâm đến các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ. Cụ thể:
- Giai đoạn từ 3 – 6 tháng: Khi được 3 tháng tuổi, trẻ đã biết chăm chú lắng nghe và hóng chuyện khi mọi người xung quanh nói chuyện. Đến thời điểm từ 5 – 6 tháng, bé có thể bắt đầu bập bẹ nói ê, a và bộc lộ cảm xúc.
- Giai đoạn 7 – 12 tháng tuổi: Khi được 7 – 9 tháng tuổi, bé bắt đầu có thể hiểu những từ có bản, phát âm ngẫu nhiên nhưng không có nghĩa. Đến giai đoạn 10 – 12 tháng tuổi, đa số các bé đều có thể nói được những từ đơn giản như “mama” và “baba”.
- Giai đoạn 12 – 18 tháng tuổi: Bé có thể nói được những câu ngắn nhưng bố mẹ chưa thể nghe được câu rõ ràng.
- Giai đoạn 18 – 24 tháng tuổi: Bé có khả năng nói được những câu ngắn gọn rõ ràng và biết cách xâu chuỗi từ thành cụm từ hay câu dài hoàn chỉnh. Đây là giai đoạn quan trọng để trẻ phát triển ngôn ngữ, bố mẹ cần kiên trì và áp dụng các phương pháp dạy bé tập nói để giúp con mở rộng vốn từ vừng của mình.
- Giai đoạn 3 tuổi: Vốn từ vựng của trẻ đã được mở rộng, có thể nói các câu dài và tự diễn tả điều được điều mình muốn nói. Đặc biệt, ở giai đoạn này, trẻ rất thích khám phá môi trường xung quanh nên thường đặt các câu hỏi có liên quan đến sự vật, sự việc. Bố mẹ hãy chọn cách trả lời đơn giản và giải thích dễ hiểu để con tăng vốn từ, phát triển ngôn ngữ và sự hiểu biết.
Xem thêm:
- Các giai đoạn phát triển của trẻ từ 0-18 tuổi
- 40 trò chơi vận động cho trẻ giúp phát triển thể chất tốt
9 cách dạy bé tập nói nhanh siêu hiệu quả
1. Trò chuyện cùng bé thường xuyên
Theo các chuyên gia y khoa, bé sẽ có thể biết nói sớm hơn so khi bố mẹ trò chuyện cùng bé thường xuyên. Trước khi tắm, thay tã hoặc cho bé bú hay thực hiện bất kỳ việc gì, bố mẹ nên trò chuyện với trẻ bằng ngôn ngữ rõ ràng, nhẹ nhàng và vui vẻ. Ở độ tuổi này, bé tuy chưa đáp lại mẹ nhưng theo thời gian bé sẽ hiểu điều mẹ nói và bắt chước cách giao tiếp như thế nào. Phương pháp này tuy đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao, giúp bé làm quen với ngôn từ và tạo sự hứng thú với ngôn ngữ.
2. Sử dụng từ ngữ đơn giản và ngắn gọn
Bước đầu tiên trong việc dạy bé tập nói, bố mẹ nên dạy bé phát âm các từ ngữ đơn giản, ngắn gọn và dễ hiểu. Sử dụng những từ ngữ lặp lại với tần suất lớn trong cuộc sống hàng ngày hay các câu ngắn 1 hoặc 2 từ để bé dễ nhớ và bắt chước.
3. Thường xuyên đặt câu hỏi cho bé
Giai đoạn 6 tuần tuổi trở lên, trẻ sẽ bắt đầu quan tâm đến môi trường xung quanh nhiều hơn. Vậy nên, bố mẹ nên bắt đầu dạy bé tập nói bằng đặt những câu hỏi đơn giản cho con, ví dụ như: “Con có đói không?”, “Con có muốn ăn sữa chua không?”,… Khi trẻ lớn dần lên, bố mẹ có thể trò chuyện với trẻ nhiều hơn về các sự vật hay con người xung quanh, chẳng hạn như: “Ông nội ở kia”, “Con nhìn xem, đằng kia có một chiếc xe ô tô.”,… để giúp bé mở rộng vốn từ và hiểu biết nhiều hơn.
4. Sao chép âm thanh của trẻ
Đến giai đoạn 3 – 4 tháng tuổi, trẻ sẽ bắt đầu bập bẹ những âm thanh như “oohs”, “ahhs”, “dada”, “baba”,…. Để dạy bé tập nói sớm, bố mẹ hãy chờ đến khi bé nói xong và thử lặp lại những âm thanh tương tự mà trẻ vừa phát ra. Điều này sẽ tạo sự hứng thú cho bé trong quá trình tập nói và khuyến khích trẻ nói chuyện nhiều hơn.
Xem thêm:
- 12 Kỹ năng sống cho trẻ mầm non cần thiết nhất
- 8 phương pháp dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non
5. Cùng bé đọc truyện
Đọc truyện cùng bé mỗi ngày là một trong những cách dạy bé tập nói mang tính tương tác hai chiều giữa mẹ và con, giúp quá trình học nói trở nên thú vị hơn. Sách thiếu nhi có những ngôn từ trong sáng, nhẹ nhàng và dễ hiểu giúp trẻ mở rộng vốn từ một cách hiệu quả. Không chỉ phát triển ngôn ngữ, đọc những quyển truyện có các hình ảnh sinh động, bắt mắt còn giúp trẻ tăng tư duy về mặt hình ảnh.
6. Hát cho bé nghe
Hát cho bé nghe mỗi ngày không chỉ là cách dạy bé tập nói hiệu quả mà còn giúp tăng gắn kết tình cảm giữa bố mẹ và con cái. Sự kết hợp giữa ngôn ngữ với nhịp điệu sẽ giúp cho trẻ tập trung lắng nghe, tăng sự hứng thú và khuyến khích trẻ tập hát theo. Bố mẹ có thể hát bất kỳ bài hát nào, từ nhạc thiếu nhi cho đến nhạc dân gian miễn là phù hợp với độ tuổi của bé.
7. Mở rộng vốn từ cho bé
Khi trẻ cảm thấy hứng thú với việc học nói và cố gắng bắt chước giọng của người lớn, bố mẹ hãy lặp lại lời nói của chính mình nhiều lần để trẻ tập nói theo. Trong quá trình dạy bé tập nói, nếu trẻ nói sai điều gì, bố mẹ cần sửa chữa lại sao cho chuẩn mực nhất để tránh nói ngọng. Đồng thời bổ sung thêm các từ vựng mới và chỉ bé cách sử dụng chúng trong từng trường hợp để giúp con mở rộng vốn từ của mình.
8. Khuyến khích bé đưa ra lựa chọn
Khi đặt câu hỏi cho bé, bố mẹ hãy khuyến khích con đưa ra nhiều đáp án theo ý kiến riêng của mình. Điều này rất quan trọng vì giúp trẻ nắm bắt nhanh các câu nói, học cách trả lời sao cho phù hợp, từ đó giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ hiệu quả và tạo cơ sở cho sự thành công của bé sau này.
9. Mô tả đồ vật cùng bé
Bố mẹ có thể dạy bé tập nói từ mới và nhớ lâu hơn bằng cách mô tả các đồ vật quen thuộc của con như đồ chơi, đồ dùng. Nếu mẹ đọc tên và mô tả những thứ này mỗi khi sử dụng, bé sẽ quen dần và có sự liên tưởng đến các từ cụ thể với những đồ vật đó.
Xem thêm:
- Trí thông minh ngôn ngữ cho trẻ và cách phát triển hiệu quả
- Phương pháp dạy tiếng Anh cho bé 3 tuổi tại nhà hiệu quả
Khi trẻ bị chậm nói bố mẹ nên làm gì?
Dù đã thử áp dụng nhiều phương pháp dạy bé tập nói, nhưng phụ huynh vẫn cảm thấy bé chậm nói hơn so với các bạn đồng trang lứa thì hãy quan sát và kiểm tra bằng các cách sau đây:
- Kiểm tra thính giác: Mất thính lực là một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ chậm nói. Bố mẹ có thể đưa bé đi kiểm tra thính giác trước 3 tháng tuổi nếu bé không đạt sàng lọc thính giác ban đầu.
- Thăm khám bệnh học ngôn ngữ: Các nhà bệnh học về ngôn ngữ có thể chẩn đoán và đưa ra cách điều trị các bệnh lý liên quan đến rối loạn ngôn ngữ làm trì hoãn quá trình nói của bé.
- Sàng lọc bệnh lý: Trẻ nên được sàng lọc bệnh lý để có thể phát hiện những khuyết tật trên cơ thể hay các hành vi rối loạn phổ tự kỷ hoặc nhận thức dẫn đến tình trạng bé chậm nói.
Trên đây là những chia sẻ về cách dạy bé tập nói hiệu quả được nhiều bố mẹ Việt ứng dụng phổ biến hiện nay. Ngoài những phương pháp trên, việc cho trẻ đi học mầm non sớm cũng là cách để tạo môi trường phát triển ngôn ngữ tốt nhất, giúp trẻ học nói nhanh hơn. Hãy liên hệ với iSchool để cập nhật phương pháp giáo dục mầm non iTL plus (iSchool Teaching & Learning) – Đây là sự kết hợp giữa những tinh hoa của phương pháp giáo dục truyền thống và những ưu điểm nổi bật của các phương pháp giáo dục quốc tế hiện đại, tân tiến nhằm giúp trẻ phát triển một cách toàn diện.