Sân khấu hoá tác phẩm văn học là một phương pháp dạy học đa dạng nhằm tạo niềm say mê, hứng thú, tích cực, sáng tạo cho học sinh trong việc học tập bộ môn Ngữ văn và sự năng động, tự tin trong sinh hoạt tập thể. Đồng thời giúp học sinh vận dụng, thực hành đưa kiến thức văn học vào thực tế đời sống.

Tiểu phẩm “Thạch Sanh” mà lớp 7A mang đến là một câu chuyện cổ tích đã có từ rất lâu. Ngoài những hình ảnh đã đi vào lòng người như Vua Hùng, công chúa, Thạch Sanh, Lý Thông và con Chằn tinh thì tiểu phẩm đã hiện đại hoá hơn bằng cách lồng ghép vào thêm nhiều nhân vật để cho tiểu phẩm thêm phong phú như Hoàng tử, Long Vương,..

Hình ảnh Lý Thông giả vờ bệnh đau để Thạch Sanh đi nộp mạng cho chằn tinh thay anh

Hình ảnh Lý Thông giả vờ bệnh đau để Thạch Sanh đi nộp mạng cho chằn tinh thay anh

Thạch Sanh chặt đầu chằn tinh đem về nhà, mẹ con anh Lý Thông sợ khíp vía

Thạch Sanh chặt đầu chằn tinh đem về nhà, mẹ con anh Lý Thông sợ khíp vía

Thạch Sanh bị 2 mẹ con nhà Lý Thông lừa gạt để lấy đầu chằn tinh đem nộp lên Vua..

Lý Thông đem đầu chằn tinh đến nộp cho vua để làm Phò Mã

Lý Thông đem đầu chằn tinh đến nộp cho vua để làm Phò Mã

Tiểu phẩm “Thạch sanh” của lớp 6A đã hiện thực hoá câu chuyện, truyền tải được từ những cung bậc cảm xúc, những diễn biến tâm lý từ trong trẻo đẹp đẽ đến bi thương, tuyệt vọng. Những trải nghiệm ấy đã giúp học sinh hiểu hơn về giá trị nội dung và nghệ thuật mà tác phẩm phản ánh.

Mộng Linh