Ngộ độc thực phẩm ở trẻ là điều không một ai mong muốn bởi nó gây ra nhiều hậu quả khôn lường. Lúc này, cơ thể của trẻ sẽ rất yếu, vì vậy cần được chăm sóc cẩn thận và hợp lý. Việc nắm rõ ngộ độc thực phẩm nên ăn gì sẽ giúp trẻ nhanh chóng hồi phục sức khỏe và phòng tránh điều tương tự xảy ra. Hiểu được điều này, iSchool xin gửi tới quý phụ huynh những lưu ý quan trọng, giúp bố mẹ trở nên thông thái hơn trong cách chăm sóc và phòng tránh ngộ độc thực phẩm cho bé.

>> Xem thêm:

1. Nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm 

Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới ngộ độc thực phẩm chính là việc ăn uống các thực phẩm bị nhiễm khuẩn, nhiễm chất độc hóa học hoặc do trẻ dị ứng với các thành phần chứa trong thực phẩm đó.

Ở Việt Nam, khí hậu nóng ẩm là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển. Chính vì thế, các thực phẩm từ thịt, sữa, trứng, cá,… là môi trường thuận lợi để vi khuẩn có hại sinh sôi. Khi đó, thực phẩm dễ bị biến thành chất độc.

Dưới đây là một số trường hợp phổ biến dẫn tới ngộ độc thực phẩm:

  • Ngộ độc do ăn phải thức ăn bị ôi thiu, thực phẩm để lâu ngày nên bị quá hạn sử dụng…
  • Ngộ độc do ăn phải thức ăn bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh hoặc chứa độc tố vi sinh vật từ: Gỏi cá, hàu sống, tôm sống hoặc các loại thức ăn nấu chưa chín.
  • Ngộ độc có thể do một số loại thức ăn chứa sẵn độc tố như: Mầm khoai tây, nấm độc, cá nóc… Hoặc do một số nhà sản xuất lạm dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật dẫn tới việc các độc tố hóa học gây ngộ độc thực phẩm cho người sử dụng.
nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm

Có nhiều nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm ở trẻ (Nguồn: Being The Parent)

2. Bị ngộ độc thực phẩm nên ăn gì?

2.1. Bổ sung bột để bù nước và chất điện giải

Để cơ thể trẻ phục hồi nhanh nhất sau khi bị ngộ độc thực phẩm thì phương pháp thông dụng và dễ dàng thực hiện nhất chính là bổ sung bột để bù nước và chất điện giải. Trong thành phần của bột bù nước và chất điện giải chứa nhiều muối natri, kali, glucozo… giúp cơ thể trẻ bù khoáng và chất dinh dưỡng rất hiệu quả.

Bột bù nước và chất điện giải được bán phổ biến ở tất cả các hiệu thuốc lớn nhỏ. Do đó, phụ huynh có thể dễ dàng mua, sau đó đem hòa với nước theo tỉ lệ như trên bao bì hướng dẫn. Ngoài ra, bố mẹ có thể tự pha thức uống bù nước tại nhà với các nguyên liệu có sẵn. Thành phần gồm:

  • 1 muỗng cafe muối
  • 1 muỗng cà phê muối nở
  • 8 muỗng cafe đường trắng
  • 02  lít nước lọc

Bố mẹ thực hiện hòa tan và cho trẻ uống hằng ngày để bù nước tối đa khi bị ngộ độc thực phẩm.

Bổ sung bột để bù nước và chất điện giải

Bổ sung bột để bù nước và chất điện giải khi bị ngộ độc thực phẩm (Nguồn: Intermountain Healthcare)

2.2. Ăn thực phẩm nhạt 

Một trong những triệu chứng dễ gặp khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm chính là tình trạng nôn mửa, tiêu chảy. Ngộ độc thực phẩm thường gây kích ứng cho dạ dày và hệ thống tiêu hóa của trẻ. Chính vì thế, phụ huynh nên cho trẻ ăn thực phẩm nhạt để xoa dịu dạ dày cũng như tránh để hệ tiêu hóa của trẻ bị kích thích. Một số món ăn để trả lời cho câu hỏi “ngộ độc thực phẩm nên ăn gì?” là: cơm nhạt, chuối chín, bánh mì, mật ong, lòng trắng trứng,…

ngộ độc thực phẩm nên ăn gì

Phụ huynh nên cho trẻ ăn thực phẩm nhạt sau khi ngộ độc thực phẩm (Nguồn: Very Well Health)

2.3. Bổ sung các loại trái cây

Trong trái cây chứa rất nhiều vitamin và các loại khoáng chất nên rất hiệu quả cho trẻ phục hồi cơ thể sau khi bị ngộ độc thực phẩm. Phụ huynh nên bổ sung cho trẻ các loại trái cây như: Chuối, táo, cà rốt, gừng,…

2.4. Sử dụng lúa mạch và nước gạo

Sử dụng lúa mạch và nước gạo để bổ sung cho trẻ sau khi bị ngộ độc thực phẩm là cách làm mà phụ huynh có thể thực hiện đơn giản tại nhà. Trong lúa mạch và nước gạo chứa rất nhiều tinh bột và glucozơ, giúp trẻ nhanh chóng phục hồi thể trạng, giảm chứng khó tiêu, chướng bụng và bổ sung nước cho trẻ.

ngộ độc thực phẩm nên bổ sung nước gạo

Sử dụng lúa mạch và nước gạo giúp trẻ nhanh chóng phục hồi thể trạng (Nguồn: Healthifyme)

3. Ngộ độc thực phẩm nên uống gì?

3.1. Uống nhiều nước

Cơ thể trẻ sau khi bị ngộ độc thực phẩm thường gặp các triệu chứng như nôn mửa, tiêu chảy dẫn đến bị mất nhiều nước. Chính vì thế, bố mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước hơn so với bình thường. Bố mẹ có thể hướng dẫn trẻ uống nước với từng đợt nhỏ để cơ thể hấp thụ nước tốt hơn.

Ngộ độc thực phẩm nên uống nhiều nước

Ngộ độc thực phẩm nên uống nhiều nước (Nguồn: Raising Children)

3.2. Sử dụng giấm táo

Sau khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm, trong dạ dày của trẻ vẫn còn chứa nhiều vi khuẩn có hại. Chính vì vậy, phụ huynh nên chọn sử dụng giấm táo để loại bỏ các loại vi khuẩn đó. Chất kiềm có trong giấm táo giúp làm giảm các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm gây ra, giúp cơ thể của trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.

3.3. Uống trà thảo mộc với gừng

Cách làm hiệu quả để loại bỏ các vi khuẩn có hại trong dạ dày của trẻ sau khi bị ngộ độc thực phẩm là cho trẻ uống trà thảo mộc với gừng. Trong tự nhiên có rất nhiều loại thảo mộc có tác dụng kháng khuẩn và làm giảm các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm như: Xạ hương, hương thảo, rau mùi, thì là, tía tô, húng lủi… Khi kết hợp chúng với gừng sẽ giúp giảm chứng khó tiêu ở trẻ. Đối với gừng, phụ huynh chỉ cần thái lát mỏng, xay nhỏ thảo mộc và đem cả hai cho vào nước ấm để trẻ dễ uống.

Ngộ độc thực phẩm nên ăn gì? Uống gì?

Uống trà thảo mộc với gừng giúp loại bỏ các vi khuẩn có hại trong dạ dày (Nguồn: Freepik)

4. Những thực phẩm, thức uống không nên dùng khi bị ngộ độc

Khi phụ huynh đã xác định được tác nhân gây ra ngộ độc thực phẩm cho trẻ. Điều tiên quyết phụ huynh cần làm là hủy số thực phẩm đó cũng như để xa tầm tay trẻ em và vật nuôi.

Câu hỏi “Những thực phẩm nào không nên dùng khi bị ngộ độc?” là điều tiếp theo phụ huynh cần giải quyết. Bởi, thời điểm này cơ thể bé đang rất nhạy cảm, chỉ cần một món ăn không phù hợp sẽ khiến tình trạng của bé thêm nặng hơn.

Dưới đây là những thực phẩm, thức uống mà phụ huynh nên tránh không nên cho trẻ dùng sau khi bị ngộ độc:

  • Thức uống có cồn: Rượu, bia,…
  • Thức uống chứa cafein: Cafe, trà, nước uống tăng lực,…
  • Thức ăn cay, nóng, nhiều dầu mỡ
  • Các sản phẩm từ sữa chưa tiệt trùng…
Những thực phẩm, thức uống không nên dùng khi bị ngộ độc

Những thực phẩm, thức uống không nên dùng khi bị ngộ độc (Nguồn: Indigo Health)

5. Cách phòng chống tình trạng ngộ độc thực phẩm ở trẻ

Bên cạnh việc nắm rõ trẻ ngộ độc thực phẩm nên ăn gì, các bậc phụ huynh cần thông thái trong cách phòng chống tình trạng ngộ độc thực phẩm cho trẻ. Dưới đây là những điều quan trọng bố mẹ cần nhớ:

  • Khi trẻ có những dấu hiệu ngộ độc thực phẩm, bố mẹ phải hướng dẫn trẻ ngừng ngay món ăn đó.
  • Lúc trẻ bị nôn và cả trường hợp trẻ nôn khi ngủ thiếp đi, bố mẹ phải nhanh chóng dùng miệng hút mũi để trẻ không bị sặc lên mũi, gây khó thở và có thể dẫn đến tử vong.
  • Bổ sung oresol cho trẻ: Khi nôn hay đi ngoài trẻ thường mất nước nhiều và gây rối loạn điện giải. Nếu không được bù nước, bù điện giải bằng oresol trẻ sẽ bị mất nước trầm trọng và có thể nguy hiểm đến tính mạng. Bên cạnh đó, bố mẹ cần pha oresol theo đúng hướng dẫn, cho trẻ uống từng ít một, không uống một lúc quá nhiều.
  • Nhiều trẻ kiên quyết mím chặt miệng không chịu uống oresol mà đòi các loại nước khác như coca, nước có gas,… bố mẹ tuyệt đối không được thỏa hiệp với trẻ. Những loại nước này sẽ khiến tình trạng bé đi ngoài càng trầm trọng. Ngay cả nước lọc cũng không phải là lựa chọn tốt bởi nó chỉ giúp trẻ cảm thấy đỡ khát nhưng không có tác dụng bù điện giải hiệu quả.
  • Cho trẻ ăn cháo loãng thịt nạc nấu với cà rốt (hoặc bí đỏ, khoai tây và một ít chuối xanh). Những loại rau củ này giúp tạo khuôn cho phân, giúp trẻ đi ngoài phân đặc hơn, tránh tình trạng mất nước nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu trẻ quá mệt, không muốn ăn, các bậc phụ huynh không cần quá lo lắng. Trẻ có thể không ăn nhưng nếu được bù đủ nước, bù điện giải bé sẽ không quá mệt. Điều này càng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bù nước, bù điện giải, trong đó ăn uống chỉ đóng vai trò thứ yếu.
  • Không dùng thuốc cầm tiêu chảy: Các bậc phụ huynh tuyệt đối không cho trẻ dùng thuốc cầm tiêu chảy. Khi trẻ bị tiêu chảy do ngộ độc thức ăn, không quen thức ăn hoặc ăn cùng lúc những món kỵ nhau… bố mẹ không cần vội cho trẻ uống thuốc. Thay vào đó, hãy để nguồn thức ăn này được tống hết ra ngoài. Trong nhiều trường hợp, uống thuốc cầm đi ngoài khiến độc tố, vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm lưu lại trong hệ tiêu hóa lâu hơn, khiến trẻ đầy hơi, chướng bụng và khó chịu hơn.
Cách phòng chống tình trạng ngộ độc thực phẩm ở trẻ

Cách phòng chống tình trạng ngộ độc thực phẩm ở trẻ (Nguồn: GoodRx)

Trên đây, bài viết đã giải đáp cho quý phụ huynh về vấn đề ngộ độc thực phẩm nên ăn gì. Hy vọng, những thông tin trên hữu ích cho bố mẹ trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ. Ngộ độc thực phẩm là điều không ai mong muốn, đặc biệt là khi không rõ nguồn gốc thực phẩm. Vậy nên, bố mẹ hãy lựa chọn cho con môi trường giáo dục thật tốt, đồng thời chuẩn bị sẵn cho mình những kiến thức về xử lý ngộ độc thực phẩm để giúp trẻ hồi phục sức khỏe một cách nhanh chóng và an toàn nhất.

* Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, nếu có bất kỳ thắc mắc nào về sức khỏe của mình, bạn đọc cần trao đổi trực tiếp với bác sĩ thăm khám để được giải đáp chính xác. 

>> Tài liệu tham khảo nước ngoài: