Mục lục
Ngộ độc thực phẩm là tình trạng xảy ra do tiêu thụ thực phẩm bị nhiễm khuẩn, nhiễm virus hoặc vi trùng gây hại. Các khuẩn này có kích thước rất nhỏ, do đó dễ dàng xâm nhập vào cơ thể qua hệ tiêu hóa và gây ra những tác động lớn đối với sức khỏe con người. Việc nhận biết dấu hiệu ngộ độc thực phẩm sẽ giúp phụ huynh sơ cứu kịp thời cho trẻ, giúp trẻ phòng tránh nguy cơ xấu nhất.
>> Xem thêm:
- Ngộ độc thực phẩm nên ăn gì để trẻ sớm hồi phục
- iSchool Trà Vinh: Hội thảo dinh dưỡng nâng cao tầm vóc con trẻ
- Chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng cho trẻ
- iSchool Ninh Thuận: Ngoại khoá về dinh dưỡng học đường và công tác vệ sinh an toàn thực phẩm nhân dịp tết đến
1. Các dấu hiệu ngộ độc thực phẩm
1.1. Đau bụng là dấu hiệu ngộ độc thực phẩm
Đau bụng là một trong những dấu hiệu ngộ độc thực phẩm đầu tiên ở trẻ. Khi bị ngộ độc thực phẩm, các vi khuẩn có thể tạo ra độc tố gây kích ứng ruột và niêm mạc dạ dày, gây viêm đau ở dạ dày và đau bụng. Nguyên nhân dẫn đến triệu chứng này là do sự co thắt cơ dạ dày vùng trên rốn để tăng tốc độ chuyển động tự nhiên của ống tiêu hóa, từ đó loại bỏ các vi khuẩn gây hại.
Tuy nhiên, đau bụng còn là triệu chứng phổ biến của nhiều bệnh lý khác. Do đó, khi trẻ chỉ xuất hiện triệu chứng đau bụng, phụ huynh vẫn chưa nên kết luận rằng trẻ bị ngộ độc thực phẩm.
1.2. Hay buồn nôn
Dấu hiệu ngộ độc thực phẩm là gì hay khi bị ngộ độc thực phẩm có những triệu chứng gì? Theo đó, buồn nôn là một trong những phản ứng dễ nhận biết của cơ thể khi bị ngộ độc thực phẩm. Lúc này, cơ hoành và cơ bụng co bóp mạnh để đưa những chất độc hại trong dạ dày ra khỏi cơ thể qua đường miệng. Dấu hiệu này cho thấy cơ thể trẻ đang cố gắng loại bỏ các vi khuẩn, virus và độc tố nguy hiểm cho cơ thể.
Dấu hiệu hay buồn nôn khi bị ngộ độc thực phẩm ở mỗi người khác nhau bởi tính chất, mức độ độc tố và cơ địa mỗi người không giống nhau. Dấu hiệu buồn nôn nhanh chóng kết thúc là một tín hiệu tốt. Ngược lại, nếu trẻ bị buồn nôn kéo dài thì cách tốt nhất bố mẹ nên làm là tham khảo tư vấn của bác sĩ để tránh tình trạng mất cơ thể trẻ bị mất nước.
1.3. Dấu hiệu ngộ độc thực phẩm: Đau đầu
Theo các chuyên gia, ngoài hai dấu hiệu kể trên thì đau đầu cũng là dấu hiệu của ngộ độc thực phẩm. Đau đầu cũng là dấu hiệu của các bệnh lý thông thường khác như: Cảm, sốt virus, Covid-19,… Do đó, đau đầu được xác định là dấu hiệu chính xác của ngộ độc thực phẩm khi kèm theo các triệu chứng chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy… Khi đã nhận biết được triệu chứng trên, phụ huynh không nên tự cho trẻ uống thuốc điều trị đau đầu để tránh gây phản ứng không mong muốn ở trẻ, thay vào đó cần có sự tư vấn của bác sĩ trước khi cho trẻ uống thuốc giảm đau.
1.4. Bị sốt cao
Khi cơ thể có dấu hiệu bị virus và các vi khuẩn có hại tấn công thì phản ứng đầu tiên chính là tăng thân nhiệt. Mục đích của tăng thân nhiệt đó là tăng cường hoạt động của các tế bào bạch cầu nhằm chống lại tình trạng nhiễm trùng. Điều này khiến cơ thể người bị ngộ độc thực phẩm tăng nhiệt cao hơn so với bình thường, dẫn tới sốt cao trên 38 độ C.
1.5. Mệt mỏi và chán ăn
Tình trạng mệt mỏi, chán ăn là hiện tượng thường gặp khi bị ngộ độc thực phẩm, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Đây là một dấu hiệu rất bình thường trong cơ chế miễn dịch của cơ thể. Bởi lúc này cơ thể đang tập trung năng lượng tối đa để giải phóng các chất độc hại một cách nhanh nhất. Do đó, điều cần thiết nhất khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm là để con được nghỉ ngơi và bổ sung điện giải để trẻ nhanh chóng hồi phục sức khỏe.
1.6. Triệu chứng của ngộ độc thực phẩm: Tiêu chảy
Tiêu chảy là biểu hiện phổ biến của ngộ độc thực phẩm. Đây là triệu chứng trúng thực điển hình, xảy ra khi tình trạng viêm nhiễm khiến ruột làm việc kém hiệu quả. Quá trình tái hấp thu nước và các chất lỏng khác tiết ra trong quá trình tiêu hóa không ổn định khiến người bệnh đi phân lỏng trên 3 lần trong ngày.
Tiêu chảy kéo dài sẽ dẫn tới tình trạng cơ thể trẻ bị mất nước trầm trọng, nặng hơn có thể bị tụt huyết áp và mất nhiều chất khoáng. Do đó, phụ huynh cần cho trẻ uống bột bù nước và chất điện giải để điều hòa hệ tuần hoàn và cung cấp đủ nước cho cơ thể.
1.7. Ớn lạnh là dấu hiệu của ngộ độc thực phẩm
Khi bị ngộ độc thực phẩm, các cơ bắp trong cơ thể co bóp và giãn ra nhanh chóng nhằm tạo ra nhiệt để tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch. Những cơn rùng mình ớn lạnh là kết quả của cơ chế trên. Chính vì thế, ớn lạnh cũng được xem là dấu hiệu nhận biết của ngộ độc thực phẩm ở trẻ.
1.8. Bị đau nhức cơ bắp
Đau nhức cơ bắp là hiện tượng xảy ra sau khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm. Lúc này, các hệ thống miễn dịch, chống viêm hoạt động mạnh nhằm tạo không gian cho tế bào bạch cầu qua lại trong cơ thể; các cơ bắp phải hoạt động liên tục để mở rộng mạch máu, dẫn đến tình trạng đau nhức cơ. Điều này khiến cho một số bộ phận trên cơ thể trẻ nhạy cảm hơn, dễ đau nhức âm ỉ. Nếu trẻ xuất hiện dấu hiệu này kèm theo một số hiện tượng trên, phụ huynh cần có biện pháp để kịp thời sơ cứu cũng như chăm sóc trẻ đúng cách.
2. Cách sơ cứu khi trẻ xuất hiện dấu hiệu ngộ độc thực phẩm
Khi thấy trẻ có các triệu chứng như trên, phụ huynh phải thật bình tĩnh thực hiện đúng các bước sơ cứu như sau:
- Gây nôn (nếu trẻ không có biểu hiện nôn mửa): Điều đầu tiên phụ huynh cần làm là giúp trẻ nôn ra những thức ăn đang ở trong dạ dày ra ngoài qua đường miệng. Gây nôn là cách giúp trẻ hạn chế tối đa chất độc ngấm vào thành dạ dày và ruột. Do đó, trẻ nôn được càng nhiều thức ăn trong dạ dày ra sẽ càng an toàn. Trong lúc tiến hành gây nôn, phụ huynh nên đặt trẻ nằm nghiêng, phần đầu kê hơi cao để chất thải khi nôn không bị trào ngược vào phổi. Tiếp đó, phụ huynh đặt ngón tay sạch vào lưỡi của trẻ để gây nôn, song không nên kích thích quá mức khiến trẻ bị sặc. Với trường hợp trẻ bị ngộ độc thực phẩm đã hôn mê, bố mẹ không nên thực hiện kích thích gây nôn vì sẽ dễ gây ngạt thở.
- Bố sung thật nhiều nước cho trẻ: Sau khi trẻ nôn và đi ngoài liên tục, cơ thể sẽ bị mất rất nhiều nước. Đây là lúc trẻ cần được bù nước. Với câu hỏi “ngộ độc thực phẩm nên uống gì?” thì câu trả lời xác đáng nhất là cho trẻ uống oresol, nước lọc, nước gạo rang. Bố mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước bằng cách chia ra các ngụm nhỏ và uống nhiều lần.
- Sau khi phụ huynh thực hiện các biện pháp sơ cứu xong, bố mẹ nên gọi cấp cứu theo số máy 115 hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được sự chăm sóc, theo dõi của nhân viên y tế. Tránh tình trạng trẻ gặp phải các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến tính mạng.
3. Nên làm gì để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm ở trẻ
Hệ tiêu hóa ở trẻ rất nhạy cảm, vì thế phụ huynh cần phải tuân thủ các nguyên tắc vệ sinh an toàn thực phẩm dưới đây để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm ở trẻ:
- Thực hiện ăn chín uống sôi: Không ăn thịt, cá chưa nấu chín hoặc thức ăn để trong tủ lạnh quá 36 giờ.
- Không sử dụng thực phẩm quá hạn sử dụng.
- Luôn rửa tay trước khi chế biến thực phẩm.
- Không sử dụng chung thớt, dao chế biến thức ăn sống với thức ăn chín.
- Hâm nóng thức ăn khi để qua đêm hoặc trong tủ lạnh trước khi ăn.
- Lựa chọn các món ăn dễ tiêu hóa như cháo, khoai tây nghiền nấu chín, bột yến mạch, trái cây mềm… khi trẻ có dấu hiệu ngộ độc thực phẩm.
- Bổ sung các vi khuẩn có lợi để giúp cân bằng lại hệ vi sinh trong ruột của trẻ.
Ngoài ra, phụ huynh cần bổ sung các dưỡng chất, các thực phẩm hỗ trợ chứa vitamin thiết yếu như vitamin A, E, nhóm B, kẽm, sắt,… nhằm tăng sức đề kháng và hỗ trợ hệ miễn dịch cho trẻ hiệu quả nhất.
Trên đây, iSchool đã chia sẻ cho quý phụ huynh các dấu hiệu ngộ độc thực phẩm cũng như cách phòng chống ngộ độc ở trẻ. Ngộ độc thực phẩm là điều không ai mong muốn, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Dù vậy bố mẹ vẫn luôn cần có kiến thức xử lý tình huống này để kịp thời sơ cứu cho trẻ, giúp trẻ sớm hồi phục sức khỏe và không gặp phải trường hợp tương tự.
* Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, nếu có bất kỳ thắc mắc nào về sức khỏe của mình, bạn đọc cần trao đổi trực tiếp với bác sĩ thăm khám để được giải đáp chính xác.
>> Tài liệu tham khảo nước ngoài: