– Phát triển các năng lực đặc thù của các môn học thuộc về STEM cho HS
Đó là những kiến thức, kỹ năng liên quan đến các môn học Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học. Trong đó HS biết liên kết các kiến thức Khoa học, Toán học để giải quyết các vấn đề thực tiễn. Biết sử dụng, quản lý và truy cập Công nghệ. HS biết về quy trình thiết kế và chế tạo ra các sản phẩm.
– Phát triển các năng lực cốt lõi cho HS
Giáo dục STEM nhằm chuẩn bị cho HS những cơ hội cũng như thách thức trong nền kinh tế cạnh tranh toàn cầu của thế kỉ 21. Bên cạnh những hiểu biết về các lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Toán học, HS sẽ được phát triển tư duy phê phán, khả năng hợp tác để thành công.
– Định hướng nghề nghiệp cho HS
Giáo dục STEM sẽ tạo cho HS có những kiến thức, kỹ năng mang tính nền tảng cho việc học tập ở các bậc học cao hơn cũng như cho nghề nghiệp trong tương lai của HS. Từ đó, góp phần xây dựng lực lượng lao động có NL, phẩm chất tốt đặc biệt là lao động trong lĩnh vực STEM nhằm đáp ứng mục tiêu xây dựng và phát triển đất nước.
Đẩy mạnh hoạt động giáo dục STEM có ý nghĩa rất lớn
– Tạo điều kiện để các nhóm học sinh giới thiệu với thầy/cô và bạn bè các kết quả của quá trình vận dụng kiến thức một số môn học vào thực tiễn;
– Tạo cơ hội giao lưu, trao đổi thông tin, học tập giữa các nhóm học sinh;
– Tạo cơ sở ban đầu để lan toả phương pháp dạy học STEM trong đội ngũ giáo viên dạy các môn Toán, Khoa học, Công nghệ và Kĩ thuật;
– Hoạt động ngoại khóa STEM trở thành một sân chơi khoa học bổ ích, lí thú với nhiều nội dung liên hệ mật thiết với thực tiễn; khơi dậy đam mê nghiên cứu khoa học và vận dụng kiến thức các môn học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.
Các hình thức tổ chức dạy học STEAM:
1.Dạy học các môn khoa học theo bài học STEM
– Giáo viên thiết kế các bài học STEM để triển khai trong quá trình dạy học các môn học thuộc chương trình giáo dục phổ thông theo hướng tiếp cận tích hợp nội môn hoặc tích hợp liên môn.
– Học sinh thực hiện bài học STEM được chủ động nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu học tập để tiếp nhận và vận dung kiến thức thông qua các hoạt động: lựa chọn giải pháp giải quyết vấn đề; thực hành thiết kế, chế tạo, thử nghiệm mẫu thiết kế; chia sẻ, thảo luận, hoàn thiện hoặc điều chỉnh mẫu thiết kế dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
2. Tổ chức hoạt động trải nghiệm STEM
Hoạt động trải nghiệm STEM được tổ chức thông qua hình thức câu lạc bộ hoặc các hoạt động trải nghiệm thực tế; được tổ chức thực hiện theo sở thích, năng khiếu và lựa chọn của học sinh một cách tự nguyện. thầy cô có thể tổ chức các không gian trải nghiệm STEM trong nhà trường; giới thiệu thư viện học liệu số, thí nghiệm ảo, mô phỏng, phân mềm học tập đề học sinh tìm hiểu, khám phá các thí nghiệm STEM cho trẻ mầm non đến THPT, ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong thực tiễn đời sống.
3.Tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học, kĩ thuật
– Hoạt động này dành cho những học sinh có năng lực, sở thích và hứng thú với các hoạt động tìm tòi, khám phá khoa học, kỹ thuật giải quyết các vấn đề thực tiễn; thông qua quá trình tổ chức dạy học các bài học STEM và hoạt động trải nghiệm STEM phát hiện các học sinh có năng khiếu để bồi dưỡng, tạo điều kiện thuận lợi học sinh tham gia nghiên cứu khoa học, kĩ thuật.
– Hoạt động nghiên cứu khoa học, kĩ thuật được thực hiện dưới dạng một đề tài/dự án nghiên cứu bởi một cá nhân hoặc nhóm hai thành viên, dưới sự hướng dẫn của giáo viên hoặc nhà khoa học có chuyên môn phù hợp.
Chỉ trong một thời gian ngắn, với sự chỉ bảo tận tình và sự hướng dẫn chu đáo, các em học sinh Trung học đã tạo ra nhiều sản phẩm có tính sáng tạo cao như: Tên Lửa nước, Thuyền mô tơ, Rô bốt lập trình Arduino và nhiều sản phẩm chưng bày khác (mô hình thang máy, kính vạn hoa, tinh thể đường, Xe năng lượng mặt trời, hệ thông tưới cây tự động, mô hình Toán học….) đã mang đến sự hấp dẫn, hứng thú cho tất cả HS. Thay mặt lãnh đạo trường xin biểu dương các thầy cô giáo đến từ tổ Tự nhiên và các em học sinh Trung học của trường đã tiên phong trong tổ chức hoạt động dạy học sáng tạo, mới mẽ này. Nhà trường hi vọng hoạt động giáo dục STEM sẻ thu hút đông đảo học sinh yêu thích khám phá trải nghiệm thực tế và nghiên cứu khoa học kỹ thuật. Hoạt động giáo dục STEM nó trở thành một hình thức tổ chức dạy học phát triển tư duy sáng tạo, góp phần phát triển năng lực và hướng nghiệp cho HS trong tương lai. Trong thời gian tới tôi rất mong tất cả các thầy cô giáo nghiên cứu kỹ công văn 1721/GDTrH- GDTX, ngày 09/9 của Sở GD&ĐTvà Ban K12 để triển khai rộng rải hoạt động dạy học STEM ở các bộ môn có lợi thế trong năm học này và những năm tiếp theo.