Tiếp cận một phương pháp giáo dục mới đòi hỏi nhà giáo dục, các bậc phụ huynh phải nghiên cứu và tìm hiểu rất nhiều trước khi lựa chọn áp dụng phương pháp nào đó vào thực tế. Những hoài nghi sẽ được xoá mờ khi ta hiểu rõ bản chất, mục tiêu và tầm quan trọng mà phương pháp giáo dục đó hướng tới.
Tầm quan trọng của của phương pháp trong giáo dục
Hệ sinh thái giáo dục không thể vận hành nếu thiếu đi một hệ thống chặt chẽ về phương pháp, phương tiện và nguồn lực giáo dục. Trong bất kỳ mô hình nào, phương pháp giáo dục đều đóng vai trò tiên quyết, chi phối toàn bộ cách thức hoạt động và kết quả của nền giáo dục ấy. Vậy thực chất phương pháp giáo dục là gì? Theo lối hiểu đơn giản, phương pháp giáo dục là cách thức hoạt động hợp tác của nhà giáo dục và người được giáo dục nhằm hoàn thành những mục tiêu đã định, mà trọng tâm là đem lại giá trị cho người được giáo dục.
Mỗi môi trường khác nhau sẽ có những yêu cầu, đòi hỏi cụ thể đến từng đối tượng học sinh dựa trên mong muốn về kết quả mà môi trường đó kỳ vọng. Đó có thể là kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm, đạo đức,… hay sự phức hợp của các yếu tố trên. Trải qua hơn hai thiên niên kỷ, con người đã cho ra đời vô vàn những phương pháp giáo dục để tiếp cận với mọi đối tượng học sinh, nhưng đâu là phương pháp giáo dục đúng đắn?
Thực ra, không có phương pháp giáo dục nào hoàn toàn đúng đắn chỉ có phương pháp giáo dục tối ưu và phù hợp nhất. Với nhãn quan thời đại, giáo dục nhân bản đang ngày càng được lựa chọn trở thành phương pháp giảng dạy chính thống ở các môi trường hội nhập Quốc tế, nhờ vào những giá trị khác biệt mà chính nó mang lại. Để giúp phụ huynh hiểu rõ về phương pháp này, iSchool sẽ đặt ra 3 câu hỏi và lời giải đáp cung cấp giá trị về bản chất, mục tiêu và tầm quan trọng mà nền giáo dục nhân bản hướng tới!
Bản chất: Giáo dục nhân bản là gì?
Lời giải thích cho cụm từ “Nhân bản” sẽ là sự mở đầu của phương pháp giáo dục này. Với “nhân” là người, “bản” là cái cái cơ sở, nền tảng, “Nhân bản” chính là sự tập trung vào cái gốc của con người, bản chất của chúng ta khác biệt với mọi loài sinh vật trên thế giới. Hay rộng hơn, “Nhân bản” là giá trị phần người tiến bộ vượt qua giới hạn của phần con chậm tiến, vươn đến sự hoàn thiện về cái cốt lõi tinh hoa mà chỉ con người có được.
Giáo dục nhân bản chính là nền giáo dục hoàn thiện nhân cách con người, với trọng tâm là thay đổi tích cực thái độ sống, thái độ tư duy và thái độ ứng xử xã hội. Tập trung về đạo đức, phương pháp giáo dục này hứa hẹn những kết quả triển vọng trong sự phát triển toàn diện và bền vững của trẻ mà vẫn đảm bảo kiến thức, kĩ năng cần thiết trong xã hội ngày nay.
Mục tiêu: Hướng đi của giáo dục nhân bản?
“Vì nhân bản là cái gốc con người, giáo dục nhân bản chính là thấu hiểu bản tính của con người. Vì nhân bản là thái độ sống, thái độ tư duy, thái độ ứng xử xã hội, giáo dục nhân bản chính là sự hoàn thiện về chuẩn mực của con người khi làm chủ được chính mình.”
Mục tiêu của giáo dục nhân bản là giúp con người đạt được “Trưởng thành nhân bản”. Sự trưởng thành nhân bản ở đây có thể nhìn nhận từ bên ngoài: tác phong chỉn chu, suy nghĩ chín chắn, khôn ngoan, ý chí tự chủ, kiên cường, ứng xử hoà nhã, tấm lòng vị tha… Và cả từ góc độ bên trong từng cá thể, bản lĩnh độc lập, tự tin, đạo đức trong sáng, tư tưởng cởi mở và góc nhìn tích cực cũng là một thành công của sự trưởng thành nhân bản.
Tầm quan trọng: Vì sao lựa chọn giáo dục nhân bản?
Không một ai sinh ra có thể hoàn thiện được về sự trưởng thành nhân bản. Tính cách và tư duy của một con người còn bị tác động rất nhiều bởi các yếu tố bên ngoài như gia đình, bạn bè, nhà trường, xã hội… Sự thẩm thấu ảnh hưởng tốt hay xấu đến nhân bản đều xảy ra một cách tự nhiên, vô thức mà không phải ai cũng có thể ý thức được.
Điều cần thực hiện chính là hạn chế tối đa sự thâm nhập của các ảnh hưởng tiêu cực và khuếch đại tính tích cực của thế giới xung quanh trẻ. Một đứa trẻ muốn phát triển toàn diện đạo đức và đạt được các giá trị nguyên bản của người cần môi trường phù hợp. Chính giáo dục nhân bản có thể đem lại môi trường phù hợp ấy.
Giáo dục nhân bản là sự tổng hoà của các mối quan hệ giáo dục tốt đẹp có tác động rất lớn đến sự hình thành nhân cách hoàn chỉnh ở trẻ. Giáo dục nhân bản đạt được mục tiêu cao nhất của giáo dục mà hiếm có một phương pháp nào có thể đạt được chính là bồi dưỡng và tạo ra con người hoàn thiện về đạo đức. Xét trên bối cảnh thực tiễn, đây là xu hướng thời đại được đa số các quốc gia lựa chọn áp dụng và là nền giáo dục cần thiết cho sự hội nhập Quốc tế khách quan, toàn diện.
“Không có phương pháp giáo dục nào hoàn toàn đúng đắn, chỉ có phương pháp giáo dục tối ưu và phù hợp nhất”. Khi giáo dục nhân bản trở thành làn sóng giáo dục hiện đại đầy khai phóng, sự lựa chọn một môi trường sở hữu yếu tố này chính là một lợi thế phát triển cho con em bạn.
Tại trường hội nhập Quốc tế iSchool, chương trình học được xây dựng hoàn toàn trên triết lý giáo dục nhân bản, giúp học sinh định hướng nhân cách chuẩn mực và hơn nữa là định vị trở thành công dân toàn cầu với đầy đủ chất riêng, bản lĩnh độc lập. Giáo dục hội nhập Quốc tế trên triết lý nhân bản là một lợi thế. Lựa chọn iSchool để đồng hành cùng thành công!